Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều mắc phải tình trạng mất tiếng gây nhiều phiền phức. Muốn cải thiện nhanh được tình trạng này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây có 5 cách chữa khàn tiếng mà bạn có thể lưu lại và áp dụng ngay tại nhà khi cần.
Bị mất tiếng không nói được là bị bệnh gì?
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mất giọng. Đây là bệnh do nhiều loại virus gây ra, thường xảy ra khi cơ thể bị lạnh. Khi bị cảm lạnh, vùng họng của bạn sẽ bị sưng đau, đồng thời dây thanh cũng bị sưng, cản trở sự rung động và khiến bạn bị mất giọng. Ngoài mất giọng, các triệu chứng khác của cảm lạnh có thể bao gồm sốt nhẹ, đau đầu, đau người, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho khan hoặc ho có đờm trắng loãng. Thường thì bạn chỉ cần điều trị triệu chứng, kèm theo nghỉ ngơi và uống nhiều nước ấm. Sau khoảng từ vài ngày đến một tuần, bệnh sẽ tự khỏi và giọng nói của bạn sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu sau 7-10 ngày không thấy cải thiện, các triệu chứng còn nặng hơn như mũi nghẹt nhiều, ho đờm đặc, bạn cần được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cảm cúm
Cảm cúm là do virus cúm gây ra, thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường, như đau họng, khàn tiếng, nhức đầu, sốt cao, đau nhức cơ, mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi và ho. Có thể còn có triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hầu hết các triệu chứng của cảm cúm có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng phổ biến là viêm phổi, đặc biệt ở những người trẻ, người già hoặc những người có vấn đề về hệ hô hấp và tuần hoàn.
Sử dụng giọng nói nhiều
Khi chúng ta nói hay hát, các cơ ở miệng và cổ họng phải hoạt động rất nhiều. Cũng giống như các nhóm cơ khác trên cơ thể, việc sử dụng quá mức các cơ này sẽ khiến chúng bị mỏi, căng thẳng và có thể bị chấn thương. Điều này dẫn đến tình trạng khàn tiếng, thậm chí mất giọng hoàn toàn. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật không đúng cách cũng có thể gây ra mất giọng, chẳng hạn như hát hoặc nói quá to, ho quá nhiều, hoặc sử dụng âm cao/thấp hơn mức bình thường trong thời gian dài. Những hành vi này đều có thể tạo áp lực quá mức lên các cơ quan phát âm, gây ra các vấn đề về giọng nói.
Dị ứng
Khi nghĩ về dị ứng, phần lớn mọi người sẽ liên tưởng đến các triệu chứng như sổ mũi, ngứa mắt và hắt hơi. Tuy nhiên, dị ứng cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giọng nói theo nhiều cách khác. Cụ thể, dị ứng có thể khiến dây thanh quản bị sưng, gây chảy dịch mũi sau về họng và kích ứng dây thanh quản. Ngoài ra, ho nhiều do dị ứng cũng có thể làm tổn thương dây thanh âm. Thêm vào đó, một số loại thuốc điều trị dị ứng lại có thể gây khô vùng họng, ảnh hưởng đến hoạt động của dây thanh âm.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến giọng nói, với nhiều nguyên nhân gây ra. Triệu chứng chính thường là giọng nói bị khàn, bị mất tiếng. Viêm thanh quản cấp tính có thể do cảm lạnh hoặc lạm dụng giọng nói quá mức. Trong khi đó, viêm thanh quản mạn tính thường liên quan đến việc quá phát của viêm thanh quản cấp tính hoặc do hít phải các chất gây kích ứng, như khói thuốc lá, khí hóa chất. Khi bị viêm thanh quản mãn tính, cần có những biện pháp phù hợp và chuyên sâu bởi căn bệnh này thường khó chữa hơn so với các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Bị mất tiếng không nói được là bị bệnh gì?
Hạt xơ dây thanh
Hạt xơ dây thanh, còn được gọi là u xơ thanh quản, là tình trạng xuất hiện các hạt nhỏ ở cả hai bên của dây thanh. Các hạt này thường có chân rộng, phát triển đối xứng và có kích thước tương đồng. Hạt xơ dây thanh thường là di chứng của viêm thanh quản mạn tính kéo dài, nếu không được điều trị đúng cách. Khi vùng cổ họng sưng đau và dây thanh bị tổn thương, mà không được nghỉ ngơi đủ, các hạt xơ sẽ có xu hướng hình thành. Sự xuất hiện của các hạt xơ khiến dây thanh không thể khép kín và hoạt động bình thường. Do đó, những người bị hạt xơ dây thanh thường gặp tình trạng khàn giọng kéo dài, thậm chí là mất tiếng. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, đặc biệt là những người có công việc thường xuyên sử dụng giọng nói, như ca sĩ, MC, giáo viên, nhân viên bán hàng.
Biến chứng khi bị mất tiếng kéo dài mà không nói được
1. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Trước hết, tình trạng mất khả năng nói chuyện bình thường sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng giọng nói do tính chất công việc như giáo viên, ca sĩ, nhân viên tư vấn; hoặc những người thích giao lưu nói chuyện hoặc thích đam mê ca hát cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Sức khỏe tâm lý bị ảnh hưởng
Bên cạnh đó, sức khỏe tâm lý của người bệnh cũng dễ bị ảnh hưởng. Họ có thể mất tự tin, lo lâu và trở nên trầm cảm do không thể nói chuyện bình thường như trước.
3. Nguy cơ biến chứng về sức khỏe
Ngoài các ảnh hưởng về tâm lý, người mất tiếng kéo dài cũng đối mặt với một số biến chứng về sức khỏe. Họ có thể gặp khó khăn trong việc nuốt và ăn uống do cơ quan phát âm không hoạt động tốt. Điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, viêm do cổ họng khô vì không thể nói. Trong một số trường hợp, hạt xơ, polyp, u nang cũng có thể được hình thành và phát triển chèn ép sang các mô xung quanh. Nặng hơn phải tiến hành phẫu thuật để cắt những u cục này, càng nguy hiểm.
Biến chứng khi bị mất tiếng kéo dài
4 Cách chữa mất tiếng không nói được nhanh gọn- đơn giản dễ áp dụng
Chữa mất tiếng không nói được từ lá hẹ
Lấy 5-7 lá hẹ tươi, rửa sạch và giã nhuyễn.
Cho lá hẹ nghiền vào một ít nước ấm và uống 2-3 lần mỗi ngày.
Lá hẹ chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa và các chất chống viêm, giúp phục hồi dây thanh và cải thiện giọng nói.
Mất tiếng nói nên dùng trà gừng ấm
Cho khoảng 3-5 lát gừng tươi vào một cốc nước sôi.
Để ngâm khoảng 5-10 phút rồi uống nóng.
Gừng có tính ấm, giúp thông thoáng đường hô hấp và giảm viêm họng, từ đó cải thiện tình trạng mất giọng.
Cách chữa mất tiếng, nói không ra hơi từ quả lê
Lấy 1-2 quả lê chín, gọt vỏ và nghiền nhuyễn.
Cho lê nghiền vào nước ấm và uống 2-3 lần mỗi ngày.
Lê giàu vitamin C và chất xơ cùng nhiều khoáng chất giúp tăng cường phục hồi dây thanh. Lê cũng có tính mát giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc.
Chữa mất tiếng bằng quả lê
Uống trà quế chữa khàn tiếng khó nói
Cho khoảng 2-3 thanh quế vào một cốc nước sôi.
Để ngâm quế cùng với nước khoảng 10 phút rồi có thể sử dụng luôn. Nên uống khi còn ấm.
Quế có tính ấm, có tính sát trùng, kháng khuẩn đồng thời tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ chữa lành vết thương.
Ưu nhược điểm của 4 cách chữa mất tiếng trên
Ưu điểm:
An toàn: Tất cả các phương pháp đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá hẹ, gừng, lê, quế - không gây tác dụng phụ và an toàn cho sức khỏe.
Dễ dùng: Các phương pháp đều khá đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà không cần nhiều công cụ hay trang thiết bị.
Phù hợp với nhiều đối tượng, dùng được cho cả trẻ nhỏ
Nhược điểm:
Các phương pháp chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng khàn tiếng, nhưng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Do chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, phương pháp thô nên thời gian phục hồi giọng nói có thể kéo dài.
Các phương pháp tự nhiên này thường chỉ phù hợp để điều trị các trường hợp mất giọng nhẹ, khàn tiếng. Đối với các trường hợp mất tiếng nặng hơn, cần có những biện pháp chuyên dụng hơn.
Cách số 5: Trong uống ngoài xịt CHILIDOL: cách chữa mất tiếng không nói được tốt nhất
Khi gặp phải tình trạng mất tiếng, nhiều người đã thử nghiệm các mẹo dân gian như đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, để điều trị triệt để, cần phải có giải pháp hiệu quả hơn, tác dụng mạnh mẽ hơn, như sử dụng bộ sản phẩm CHILIDOL.
Bộ sản phẩm CHILIDOL không chỉ khắc phục được những hạn chế của các phương pháp dân gian, mà còn mang lại hiệu quả gấp nhiều lần nhờ công nghệ sản xuất hiện đại. Nguyên liệu được đưa vào sản xuất cũng phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, khắt khe. Các thành phần chính như chiết xuất quả Kha tử, Liên Kiều, Xuyên Khung, Cát cánh, Cam thảo bắc không chỉ loại bỏ nguyên nhân gây khàn tiếng, mà còn nuôi dưỡng và bảo vệ thanh quản để mang lại tác dụng lâu dài.
Xịt họng CHILIDOL Plus còn có thêm Cúc áo hoa vàng, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau rát họng và khàn tiếng. Các thành phần khác như Xạ Can, Tang Diệp, Tri mẫu cũng hỗ trợ giảm ho và giảm viêm.
Với những ưu điểm vượt trội, bộ sản phẩm CHILIDOL chính là giải pháp tối ưu để vừa giảm nhanh triệu chứng, vừa mang lại tác dụng lâu dài.
Một chia sẻ của TS Nguyễn Thị Khánh Vân về cách trị khàn tiếng không nói được trong chương trình sức khỏe được phát sóng trên VTV2:
Mua CHILIDOL đảm bảo chính hãng tại: