Viêm họng hạt có mủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị!

Viêm họng hạt có mủ là một tình trạng nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu. Nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh viêm họng hạt có mủ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc và phòng tránh bệnh. Để tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng này, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Viêm họng hạt có mủ là gì?

Bệnh viêm họng hạt có mủ là một thể của viêm họng mãn tính quá phát ở mức độ nặng. Tình trạng này thường xuất hiện khi cổ họng bị tổn thương, bị viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần. Lúc này, các tế bào nang lympho trong cổ họng bị phù nề, khả năng chống lại và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh giảm đi rất nhiều. Kết hợp với những cặn bã tồn tại trong cổ họng, chúng sẽ làm hình thành ổ dịch với các hạt màu trắng đục nhỏ, mùi hôi gọi là mủ.

Bệnh lý này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt ở người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em,... Bệnh tiến triển âm thầm nên có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây viêm họng hạt có mủ

Nguyên nhân chính gây viêm họng hạt có mủ thường là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây viêm nhiễm, mưng mủ khiến người bệnh luôn cảm thấy đau rát, khó chịu vùng hầu họng. Ngoài ra, một số nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác gây viêm họng hạt có mủ là:

  • Do mắc viêm họng cấp, viêm xoang mãn tính kéo dài, không chữa trị dứt điểm nên tiến triển thành viêm họng hạt có mủ

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn thuận lợi sinh sôi, gây hại dẫn đến viêm họng hạt mủ.

  • Bị các bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản,… Khi đó acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên và gây viêm họng.

  • Uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích liên tục trong một thời gian dài.

  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí độc,... gây kích ứng niêm mạc hầu họng.

  • Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột cũng dễ dẫn đến viêm họng hạt có mủ.

  • Tiếp xúc với phấn hoa, hơi hóa chất, lông động vật,… đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng.

Triệu chứng viêm họng hạt có mủ thường gặp

Tình trạng viêm họng kéo dài, không được điều trị khiến lớp niêm mạc họng tổn thương dẫn đến các hạt nhỏ mưng mủ. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của viêm họng hạt có mủ mà người bệnh không nên bỏ qua:

  • Cổ họng thường có dấu hiệu sưng tấy, bầm đỏ.

  • Trong vòm họng và thành họng xuất hiện các hạt trắng có nhiều kích thước gây cảm giác vướng víu, nổi cộm trong họng.

  • Đau họng âm ỉ và kéo dài, cảm giác đau tăng hơn khi nuốt hoặc nói chuyện.

  • Ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho kéo dài vào sáng sớm sau khi ngủ dậy, tình trạng ho lâu ngày sẽ dẫn đến khàn tiếng.

  • Trong hạt chứa mủ khiến hơi thở có mùi hôi, khó chịu ngay cả sau khi mới vệ sinh răng miệng.  

  • Sốt vừa hoặc cao, sốt chủ yếu vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Viêm họng hạt có mủ nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, viêm họng hạt có mủ là tình trạng mãn tính ở mức độ nặng. Triệu chứng của viêm họng hạt có mủ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần sẽ kéo theo nhiều biến chứng về tai mũi họng khác như:

  • Áp xe họng: Người bệnh có cảm giác đau rát ở họng dữ dội, khó nuốt, đôi khi thấy đau nhói ở tai, khó thở,…

  • Viêm tấy amidan: Các triệu chứng tương tự áp xe họng, khi kiểm tra họng bệnh nhân sẽ thấy amidan 2 bên bị sưng tấy, nóng đỏ.

  • Viêm phổi: Dịch mủ có trong các ổ nhiễm khuẩn có khả năng bị tràn xuống cuống phổi và nhu mô phổi gây nên bệnh viêm phổi.

Ngoài những biến chứng thường gặp nêu trên, bệnh còn có thể dẫn tới viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm cầu thận, thấp tim, nhiễm trùng huyết, thấp khớp và nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng đe dọa trực tiếp tính mạng của bệnh nhân.

Khi nào viêm họng hạt có mủ cần đi gặp bác sĩ?

Viêm họng hạt có mủ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay khi có dấu hiệu, triệu chứng bệnh thì cần đến khám bác sĩ để có biện pháp xử lý. Đặc biệt là khi có các biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Sưng tấy cổ hoặc lưỡi: Tình trạng sưng tấy phù nề nặng gây khiến bạn không thể ăn uống, đau nhức khó chịu.

  • Đau họng kèm phát ban: Dấu hiệu phát ban có thể là cảnh báo của tình trạng nhiễm trùng thứ cấp, thậm chí là tử vong.

  • Sốt cao: Đặc biệt ở trẻ nhỏ, viêm họng thường đi kèm với sốt, các mẹ cần theo dõi con sát sao và đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu bé sốt cao không hạ.

  • Mùi hôi dữ dội: Mủ trong ổ viêm gây mùi hôi cực kì khó chịu, đây là dấu hiệu cho thấy ổ nhiễm trùng đã ở mức độ nặng cần được can thiệp xử lý.

Phương pháp điều trị viêm họng hạt có mủ

Quá trình điều trị viêm họng hạt có mủ bắt đầu bằng việc xác định nguyên nhân nhằm mục đích tác động tận gốc, ngăn ngừa sự viêm nhiễm nặng. Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng viêm họng hạt có mủ nhanh chóng, một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh gồm có:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp viêm họng hạt có mủ do vi khuẩn gây ra. Các thuốc thường dùng là Amoxicillin, Azithromycin,...

  • Thuốc chống viêm: Thường bác sĩ sử dụng thuốc chống viêm corticoid như Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon… hay thuốc chống viêm NSAID (Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin)… để giảm các triệu chứng sưng viêm và đau rát cổ họng.

  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Trường hợp đau họng kèm theo sốt cao người bệnh có thể sử dụng thuốc Paracetamol, Ibuprofen…

  • Thuốc chống dị ứng: Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Alimemazin, Promethazine… giúp làm giảm phù nề, làm dịu cổ họng, giảm ho khi bị viêm họng hạt mủ.

  • Thuốc giảm ho: Các loại được dùng phổ biến như Terpin codein, Neo Codion, Pholcodin, Dextromethorphan,…

  • Thuốc long đờm: Các thuốc thường dùng như N- Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin, Carbocistein,…

  • Thuốc điều trị dạ dày: Nếu viêm họng hạt xuất hiện do trào ngược thực quản hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân thường được khuyến cáo sử dụng các thuốc có khả năng trung hòa axit dạ dày như Pantoprazole, Cimetidin, Famotidin, Omeprazole, Ranitidine….

Khi dùng thuốc Tây chữa viêm họng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,... Do đó, người bệnh cần đến khám, tuân thủ theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là khi trong đơn thuốc có kháng sinh.

Mẹo dân gian trị viêm họng hạt có mủ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm họng hạt có mủ. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng khác. Ngoài ra, mẹo dân gian thường đem đến tác dụng khá chậm và hiệu quả của các bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số bài thuốc được có thể tham khảo như:

Lá tía tô và rượu gạo: 

Tía tô có vị cay tính ấm, không chỉ là loại gia vị phổ biến mà còn được xem là 1 vị thuốc với nhiều công dụng hữu ích, chữa được nhiều bệnh như ho, đau họng, viêm họng hạt, cảm lạnh,… Khi kết hợp cùng với rượu gạo, tía tô sẽ phát huy công dụng tốt nhất trong điều trị viêm họng hạt có mủ. 

Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước, sau đó sao khô tán thành bột mịn. Lấy bột lá tía tô ngâm cùng với 1 lít rượu gạo, để 1 tuần là sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối để giảm triệu chứng của bệnh

Quất và mật ong:

Trong mật ong chứa nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi và có tính kháng viêm tốt. Trong khi đó, chanh quất chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, khi kết hợp sẽ làm tăng hiệu quả chữa viêm họng hạt có mủ tốt hơn.

Cách thực hiện: Pha nước mật ong ấm rồi sau đó vắt nửa quả chanh vào rồi khuấy đều. Hoặc dùng quất sau khi rửa sạch trộn với mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10-15 phút, hấp xong thì chắt lấy nước cốt, pha loãng cùng một ít nước ấm là có thể sử dụng. Uống 2 lần sáng và tối mỗi ngày, sau khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Tỏi:

Tỏi có khả năng kháng viêm rất tốt, được sử dụng trong nhiều bài thuốc đặc biệt là trong điều trị viêm họng hạt mủ.

Cách làm: Nhánh tỏi thái thành các lát mỏng sau đó ngậm khoảng 5 phút rồi từ từ nuốt, kiên trì thực hiện sẽ giảm tình trạng đau rát họng. Hoặc có thể nướng chín rồi nhai kỹ từ từ hay ngâm tỏi với mật ong cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Phương pháp y học cổ truyền cải thiện triệu chứng viêm họng hạt có mủ!

Trong khi phương pháp Tây y mặc dù đem lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe, các mẹo dân gian hiệu quả chậm, đôi khi đem lại nhiều bất tiện. Ngày nay, phương pháp “giải quyết” viêm họng hạt có mủ từ y học cổ truyền đang ngày càng được ưa chuộng.

Chilidol là sự kết hợp của các dược liệu quý như Kha tử, Liên kiều, Cam thảo bắc, Cát cánh, Xuyên khung mang đến tác dụng 4 trong 1:

  • Giảm đau rát, sưng viêm niêm mạc hầu họng.

  •  Làm loãng đờm, giúp loại bỏ đờm ra khỏi hầu họng dễ dàng hơn.

  • Giảm ho gió, ho khan, ho có đờm.

  • Giảm khản tiếng, mất tiếng, tự tin giao tiếp.

Cụ thể, trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên kênh truyền hình VTV2, Tiến sĩ Lương y Nguyễn Hoàng đã có những phân tích cụ thể về tác dụng của Chilidol:

Đặc biệt, Chilidol được bào chế dưới dạng viên nén vừa có thể uống, vừa có thể ngậm sử dụng dễ dàng, tiện dụng. Nhiều người sau khi sử dụng nhận thấy rằng, kết hợp ngậm và uống sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Khi ngậm, dược chất thấm trực tiếp qua hầu họng tổn thương, cho tác dụng tại chỗ nhanh chóng. Mặt khác, khi uống, dược chất được đưa đến các cơ quan bên trong cơ thể, cho tác dụng lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Chú Phan Viết Sửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản hồi về Chilidol:


>> Đặt mua Chilidol ngay TẠI ĐÂY!

Biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt có mủ tái phát

Viêm họng hạt là bệnh lý mãn tính, do đó người bệnh nên chú ý các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bị viêm họng hạt cần lưu ý:

  • Vệ sinh răng miệng, mũi và họng sạch sẽ hàng ngày.

  • Súc miệng thường xuyên bằng các loại nước có khả năng sát khuẩn, nước muối loãng để tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh.

  • Hạn chế đến những nơi môi trường ô nhiễm, chất độc hại và khói bụi, thuốc lá.

  • Đi ra đường luôn mang khẩu trang để bảo vệ mũi, miệng.

  • Hạn chế ăn đồ lạnh, đồ ăn cay nóng, chiên rán, nhiều gia vị.

  • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, khi tiếp xúc cần có các biện pháp bảo vệ chẳng hạn như đeo khẩu trang, không tiếp xúc với các vật dụng cá nhân.

  • Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, đặc biệt mặc ấm và dùng khăn bảo vệ vùng cổ họng.

Viêm họng hạt có mủ là một bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời càng sớm càng tốt. Hy vọng với những chia sẻ về bệnh cũng như cách chữa bệnh trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để nhận biết sớm và thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện CHILIDOL đã có gian hàng chính hãng trên Shopee là Chilidol Official, bạn có thể đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất