Theo thống kê, trong số 80% người Việt Nam bị viêm họng thì có đến 45% mắc viêm họng hạt. Đây là một căn bệnh mãn tính, nếu không được điều trị và xử lý sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng trên đường hô hấp. Vậy viêm họng hạt là gì, nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào?
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là một tình trạng viêm họng mãn tính quá phát. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị sung huyết và xuất tiết kéo dài, virus hoặc vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để tấn công, từ đó hình thành các hạt màu hồng hoặc đỏ ở thành sau họng. Các hạt này chính là các lympho bị viêm rồi phình to khi tổ chức bạch huyết suy giảm.
Bệnh thường phát triển ở người bị viêm họng tái phát dai dẳng vì vậy rất dễ tái phát và khó trị dứt điểm. Viêm họng hạt có thể khởi phát đơn độc hoặc kèm theo các bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm khí phế quản mãn tính, viêm xoang mãn tính,…
Nguyên nhân gây viêm họng hạt
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng hạt là do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Virus phá hủy niêm mạc họng tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm xâm nhập gây viêm nhiễm. Tình trạng này tái phát nhiều lần dẫn đến các tế bào lympho (có vai trò bảo vệ cơ thể và các cơ quan hô hấp) phải làm việc quá sức từ đó dẫn đến tình trạng tăng sản, hình thành các hạt nổi cộm phía trong niêm mạc họng.
Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra viêm họng hạt là:
Biến chứng từ các bệnh lý viêm họng khác như viêm xoang, viêm họng cấp, viêm mũi, viêm amidan, hội chứng trào ngược dạ dày, rối loạn dạ dày ruột, suy gan,…
Thường xuyên hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, uống rượu bia,...
Có bất thường trong cấu trúc mũi - xoang như vẹo vách ngăn, polyp mũi,... khiến dịch mũi chảy ngược xuống họng.
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá hay sử dụng bia rượu, chất kích thích… cũng là nguyên nhân gây viêm họng hạt.
Hệ miễn dịch kém, thể trạng cơ thể yếu, cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử mắc các bệnh miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ và đúng cách.
Triệu chứng viêm họng hạt thường gặp
Triệu chứng viêm họng hạt không biểu hiện quá rõ ràng nên rất dễ nhầm với các thể viêm họng khác. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phân biệt bệnh qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:
Cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu ở cổ họng, luôn muốn khạc nhổ để đẩy dị vật ra ngoài.
Đau họng khi nuốt thức ăn, uống nước hoặc ngay cả khi nuốt nước bọt.
Vòm họng xuất hiện các hạt nối với nhau bởi những dây máu đỏ, xuất hiện đờm đặc trắng đục trong cổ họng.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bị ho khan, ho gió. Sau 1-2 ngày xuất hiện ho có đờm, các cơn ho sẽ kéo dài hơn.
Vùng cổ nổi hạch, sờ vào thấy cứng và đau. Tình trạng này khiến bệnh nhân sốt cao trên 38 độ và đau đầu.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sổ mũi, khàn tiếng, hắt hơi, mệt mỏi hay chán ăn,… Để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám.
Phương pháp chữa viêm họng hạt hiệu quả
Viêm họng hạt rất dễ tái phát đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt. Trước hết, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó tác động tận gốc vào các tác nhân này và áp dụng các phương pháp điều trị để cho hiệu quả tốt nhất. Nếu bệnh hình thành từ biến chứng hoặc có liên quan các bệnh lý đường hô hấp khác thì đầu tiên cần điều trị dứt điểm các tình trạng này.
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị viêm họng hạt như dùng thuốc Tây y, đốt viêm họng hạt hay áp dụng phương pháp y học cổ truyền. Tùy vào từng tình trạng, mức độ bệnh, cơ địa cụ thể sẽ có phương pháp chữa bệnh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thuốc tây giảm triệu chứng viêm họng hạt
Các loại thuốc điều trị viêm họng hạt nhằm đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng. Người bệnh khi dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc hay sử dụng sai liệu trình để tránh tác dụng phụ như Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn phù hợp, trong đó có một số nhóm thuốc thường gặp như:
Thuốc giảm ho, làm loãng đờm: Dextromethorphan, Bromhexin,…
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol (Tylenol), Ibuprofen (Advil, Motrin)…
Kháng sinh ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng: Penicillin, amoxicillin, azithromycin…
Thuốc trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt tại nhà
Các mẹo dân gian chữa viêm họng hạt bằng nguyên liệu tự nhiên như tỏi, lá tía tô hay mật ong cũng được nhiều người áp dụng. Đặc biệt là đối tượng có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, trẻ em, mẹ đang cho con bú,… do cách này khá an toàn và lành tính.
Chữa viêm họng hạt bằng tỏi:
Trong tỏi chứa allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt virus, vi khuẩn, từ đó loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Người bệnh có thể ngâm rượu tỏi uống hàng ngày hay ăn sống trực tiếp.
Mật ong chữa viêm họng hạt:
Mật ong rất tốt trong việc diệt khuẩn, kháng viêm và làm dịu cơn đau rát cổ họng. Bạn có thể ngậm trực tiếp hoặc uống một cốc nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng để đẩy lùi triệu chứng khó chịu.
Chữa viêm họng hạt bằng tía tô:
Lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm có tác dụng giải độc và điều trị bệnh hô hấp rất tốt. Khi bị viêm họng hạt, bạn có thể ăn thêm các món ăn có tía tô hoặc phơi khô lá tía tô, tán thành bột mịn sau đó pha với nước ấm và uống hàng ngày.
Tuy nhiên, những cách chữa này cũng chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu tạm thời của bệnh, phù hợp trong trường hợp nhẹ. Ở giai đoạn nặng hoặc mãn tính sẽ không đem lại hiệu quả tốt và có thể có nguy cơ dẫn đến biến chứng, viêm nhiễm nghiêm trọng.
Đốt viêm họng hạt
Trong trường hợp viêm họng hạt không thể điều trị dứt điểm, dai dẳng dẫn đến mãn tính, các nang lympho có kích thước lớn và tập trung thành từng đám, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp đốt viêm họng hạt bằng đốt lạnh hoặc đốt bằng laser. Phương pháp này tác động trực tiếp tới các nang lympho tăng sản ở thành họng giúp loại bỏ chúng và giảm cảm giác vướng víu, khó nuốt.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ tại vị trí các hạt to. Các nang li ti có thể không loại bỏ được hết khiến chúng tiếp tục phát triển và tăng kích thước. Hơn nữa, trong quá trình đốt cũng có thể tiềm ẩn biến chứng rủi ro như chảy máu trong cực kỳ nguy hiểm. Do đó sau khi thực hiện phương pháp này, người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp dự phòng tái phát viêm họng hạt
Các biện pháp hỗ trợ
Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà để giúp làm giảm các triệu chứng của viêm họng hạt như sau:
Uống nước ấm nhiều để làm dịu niêm mạc họng và loãng đờm. Súc miệng với nước muối ấm loãng để giảm cảm giác đau rát ở cổ họng.
Hạn chế ăn và uống đồ lạnh, giữ ấm cơ thể và vùng cổ khi thời tiết trở lạnh.
Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch.
Tránh sử dụng bia rượu, ăn đồ ăn cay nóng hoặc dầu mỡ, các chất kích thích,…
Sử dụng máy tạo độ ẩm nhằm làm giảm tình trạng không khí khô trong phòng và làm dịu niêm mạc cổ họng.
Vệ sinh miệng và đánh răng hằng ngày, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với nguồn có nguy cơ lây bệnh.
Đeo khẩu trang khi ra đường và ở những nơi đông người.
Giữ gìn môi trường sống và làm việc luôn được sạch sẽ, thoáng mát
Duy trì tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cũng như giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý sớm và có phương pháp điều trị thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm họng hạt
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, bệnh viêm họng hạt không quá nguy hiểm nếu được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn được chủ quan để bệnh tự khỏi mà không chữa trị. Bởi tình trạng này có thể trở nên nguy hiểm và dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như:
Viêm tấy, áp-xe thành họng hay quanh amidan.
Dẫn tới một số bệnh lý hô hấp khác: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, lan dần xuống gây viêm thanh quản, phế quản, khí quản,…
Một số trường hợp ít gặp, viêm họng hạt có thể dẫn tới viêm khớp, viêm cầu thận, viêm phổi hay viêm màng tim,…
Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ung thư vòm họng nếu để lâu không điều trị dứt điểm.
Viêm họng hạt có gây ung thư không?
Như đã đề cập ở trên, khi viêm họng hạt kéo dài mà không điều trị kịp thời sẽ có thể biến chứng nên ung thư vòm họng. Lúc này bệnh rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao. .
Viêm họng hạt kiêng ăn gì? nên ăn gì?
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người viêm họng hạt là rất cần thiết. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp cung cấp lượng dưỡng chất khoáng chất và vitamin cần thiết giúp tăng sức đề kháng cơ thể, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.
Những loại thực phẩm mà người bị viêm họng hạt nên ăn:
Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm mát, giảm triệu chứng nóng rát ở niêm mạc họng. Các vitamin A, vitamin E giúp tái tạo và làm lành niêm mạc họng bị tổn thương. Các loại vitamin này có nhiều trong hoa quả và rau xanh, cần lưu ý lựa chọn những loại rau có đăng tính mềm trơn nhẵn, mát để giảm ma sát và khó chịu trong quá trình ăn nuốt như canh mồng tơi mướp, canh bí, canh rau đay mùng tơi,...
Thực phẩm giàu Protein: Protein hữu ích trong việc hình thành kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn, virus. Bổ sung các thực phẩm giàu protein mềm, dễ nuốt như thịt băm, sữa, trứng, thịt gà xé, cá hồi, ….
Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm có tác dụng tăng cao sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm sò, ngao, củ cải trắng, hạt bí đỏ, thịt cừu, nước cốt dừa, gan động vật,…
Thực phẩm có tính kháng viêm: Như gừng, tỏi, bạc hà, kinh giới, hành, hẹ, tía tô,…rất hữu ích cho người bị viêm họng hạt. Bởi chúng có tính sát trùng và ức chế vi khuẩn mạnh, không gây nóng rát, giảm ho, tăng miễn dịch.
Bổ sung nước cho cơ thể: Người bị viêm họng hạt hay có các triệu chứng sốt, mệt mỏi, khô rát cổ họng do mất nước. Việc bổ sung nước tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày là rất cần thiết.
Mặt khác, một số loại thực phẩm có thể khiến cổ họng tổn thương trầm trọng hơn, vì vậy người bệnh viêm họng hạt nên kiêng một số thực phẩm sau:
Thức ăn khô cứng: Bạn cần tránh xa các loại thực phẩm như lương khô, kẹo lạc, bánh mì,…vì chúng khá khô cứng và có góc cạnh. Khi đi qua cổ họng có thể gây tổn thương vùng niêm mạc, làm tình trạng bệnh nặng và gây khó chịu khi nuốt.
Thức ăn cay nóng, nhiều gia vị: Các gia vị cay nóng như tiêu, mù tạt, ớt,… sẽ gây kích thích niêm mạc cổ họng làm bạn thấy nóng rát, xót cổ họng. Hơn nữa, các thực phẩm này gây khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa.
Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, dạ dày phải hoạt động nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày,…làm tình trạng viêm họng nặng hơn.
Đồ ngọt, đồ chứa nhiều đường: Khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ gây cản trở hệ miễn dịch hoạt động, giảm khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh của tế bào bạch cầu. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đồ ngọt, cổ họng cũng tiết ra dịch nhầy và đờm gây khó chịu và vướng víu cổ họng.
Đồ ăn, đồ uống lạnh: Niêm mạc cổ họng khi bị viêm rất dễ tổn thương. Khi tiêu thụ các loại đồ ăn, đồ uống lạnh như nước đá, kem,… khiến cổ họng tăng cảm giác khó chịu, sưng đau.
Thực phẩm tái sống: Các thực phẩm tái hoặc tươi sống như gỏi, sashimi, hàu sống, nộm, nem chua,…chứa nhiều vi khuẩn. Hệ miễn dịch của người bị viêm họng hạt bị suy yếu, không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nên dễ tích tụ vi khuẩn trong cơ thể.
Rượu, bia, cafe, chất kích thích: Các chất kích thích này khiến niêm mạc cổ họng dễ tổn thương và làm cơ thể trở nên mệt mỏi, suy yếu. Từ đó làm nặng thêm các triệu chứng ho, đờm, nuốt khó và khan tiếng…
Viêm họng hạt uống kháng sinh được không?
Trong trường hợp viêm họng hạt do vi khuẩn, ví dụ như phế cầu khuẩn, khuẩn haemophilus, liên cầu khuẩn,… thuốc kháng sinh là một lựa chọn hàng đầu trong điều trị và cải thiện triệu chứng viêm họng hạt. Các nhóm kháng sinh thường sử dụng như penicillin, azithromycin,...
Tuy nhiên, 80% người bị viêm họng thông thường là do virus nên dùng kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Do đó, người bệnh chỉ được phép sử dụng kháng sinh sau đi khám xác định nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ chỉ định cụ thể về liều dùng, cách dùng và thời gian dùng. Vì vậy đối với những trường hợp này bạn có thể sử dụng viên uống thảo dược giúp cải thiện chức năng hầu họng một cách an toàn- hiệu quả. Đó là viên uống CHILIDOL.
Trên đây là những thông tin tổng quát liên quan đến bệnh viêm họng hạt. Trường hợp mắc bệnh cần tiến hành khám và điều trị sớm tránh bệnh diễn tiến nặng chuyển mãn tính sẽ khó chữa và dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Tài liệu tham khảo:
https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/viem-hong-hat-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-ieu-tri
http://nhidongcantho.org.vn/Default.aspx?tabid=556&ch=4851
https://suckhoedoisong.vn/viem-hong-hat-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua-169211025172721947.htm
https://suckhoedoisong.vn/bi-viem-hong-hat-nen-an-gi-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh-169211015144007119.htm