Trẻ 2 tuổi bị khản tiếng nhưng không ho: Mẹo dân gian khỏi ngay tức thì mẹ nên áp dụng!

Khản tiếng nhưng không ho ở trẻ là một vấn đề phổ biến khiến nhiều phụ huynh bất an, lo lắng. Do lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tây, ngày càng có nhiều phụ huynh ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẹo dân gian giúp bé 2 tuổi hết bị khàn tiếng nhanh chóng.

Nguyên nhân vì sao trẻ bị khàn tiếng nhưng không ho?

Thông thường tình trạng khản tiếng ở trẻ em thường đi kèm với triệu chứng ho và cảm giác đau, rát họng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị khản tiếng mà không có triệu chứng ho cũng xảy ra rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị khàn tiếng nhưng không ho:

  • Trẻ khóc và la hét quá mức: Do trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe, nên dễ khóc và hét lớn quá mức trong lúc vui chơi, điều này có thể làm tổn thương dây thanh quản và gây khản tiếng.

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên: Trong khói thuốc lá có chứa chất nicotine, có thể làm khô và kích ứng niêm mạc thanh quản. Do đó, trẻ có thể bị khản tiếng và khó thở khi tiếp xúc nhiều với khói thuốc.

  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Cơ quan của trẻ còn non nớt và nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi, thay đổi thời tiết,... Do đó, triệu chứng khản tiếng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị dị ứng.

  • Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như hội chứng trào ngược axit dạ dày-thực quản hoặc chứng mềm sụn thanh quản (một dị tật bẩm sinh ở thanh quản)...

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị khàn tiếng kéo dài

Bé bị khản tiếng không ho tuy không đe dọa trực tiếp lên tính mạng nhưng đây lại là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, học tập và sinh hoạt của bé .

Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Khản tiếng kéo dài khiến dây thanh quản bị tổn thương lâu ngày sẽ chuyển thành vĩnh viễn, không phục hồi được vì vậy mà có thể gây ra những vấn đề lâu dài cho giọng nói của trẻ. Đồng thời, nếu không xử lý kịp thời, nguy cơ bị tổn thương về dây thanh quản có thể làm tăng khả năng phát triển các vấn đề hơn như xơ hóa dây thanh, polyp, hoặc thậm chí ung thư thanh quản.

Ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trẻ em thông thường sử dụng giọng nói để giao tiếp, học hỏi và thể hiện ý kiến của mình. Khi gặp khó khăn trong việc phát âm và giao tiếp do khản tiếng, trẻ có thể gặp những khó khăn trong việc giao tiếp với người khác, thể hiện nhu cầu và ý muốn của mình. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Điều này còn có thể gây tự ti vì khác biệt với các bạn, khiến bé stress và ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của trẻ.


Bất kỳ vấn đề nào bất thường, muốn giải quyết nhanh chóng thì tuyệt đối không được để kéo dài. Vì vậy, nếu bé bị khản tiếng không ho dù lâu ngày hay mới bị cũng đừng chủ quan mà hãy tìm ngay biện pháp giải quyết càng sớm càng tốt.

Các mẹo dân gian khi trẻ em bị khàn tiếng siêu hiệu quả

1. Lê hấp đường phèn

Quả lê được cho là có tính mát, vị ngọt thanh và có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm và tiêu độc theo quan điểm Đông y. Ngoài ra, trong lê cũng có chứa các dưỡng chất cần thiết như canxi, phospho, acid amin và các hoạt chất chống oxy hóa khác, có thể có tác dụng tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cho chức năng đường hô hấp, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Đường phèn là một loại dược liệu truyền thống được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ làm mềm đờm, làm dịu cổ họng và giảm ho.

Lê kết hợp cùng được phèn làm tăng tính vị của Lê, giúp giảm ho, giảm khàn tiếng nhanh chóng. Ngoài ra vị của món ăn này cũng dễ dùng nên bé 2 tuổi hoàn toàn có thể sử dụng.

 

2. Quất hấp đường phèn

Theo quan niệm dân gian, quả quất có tác dụng trừ đờm, trị ho, thông phế. Quả quất cũng được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, bao gồm cảm, ho, khàn tiếng, mất giọng, viêm amidan và viêm họng.

Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng đã xác định rằng quả quất chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, trong đó có hoạt chất proanthocyanidins, có tác dụng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra, quả quất còn chứa nhiều khoáng chất như kali, kẽm, phốt pho, canxi, cùng với các vitamin A, B1, B11 và đặc biệt là vitamin C. Những dưỡng chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hoạt động ức chế nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới.

Bạn có thể ngâm quất cùng với đường phèn để giúp làm loãng đờm, giảm khản tiếng và cải thiện tình trạng mất giọng của bé.


Xem thêm: 5 mẹo trị khản tiếng cho bé an toàn tại nhà - Mẹ lưu lại ngay!


3. Mật ong

Mật ong có vị ngọt và tính bình, và nó có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, tiêu đờm và chỉ thống. Mật ong được sử dụng nhiều trong việc điều trị khàn tiếng và mất giọng, nó có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm, và làm giảm khàn tiếng. Mật ong cũng có khả năng làm giảm các triệu chứng khác như ho, sổ mũi và viêm nhiễm. Ngoài ra, mật ong cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh lý và nhiễm trùng.

Mật ong còn là một vị thuốc “đa nhiệm” khi có thể kết hợp với rất nhiều vị thuốc khác làm tăng tác dụng chữa khàn tiếng như: mật ong ngâm tắc, mật ong ngâm lá hẹ, mật ong ngâm kha tử, mật ong ngâm chanh đào,...


Có thể nhận thấy đặc điểm chung của các phương pháp trên đều rất lành tính, an toàn và dễ sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là phương pháp tối ưu nhất. Gợi ý cho bạn một biện pháp vừa an toàn vừa dễ dùng nhưng lại cho hiệu quả nhanh và bền vững hơn rất nhiều lần so với các phương pháp trên. Đó chính là bộ đôi CHILIDOL- trong uống ngoài xịt.

Phương pháp tối ưu nhất- bộ đôi viên uống CHILIDOL dùng được cho trẻ từ 2 tuổi

CHILIDOL là một nhãn hàng chuyên dùng cho người khàn tiếng. Là một sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên nên trẻ 2 tuổi cũng có thể sử dụng.

Viên CHILIDOL với 5 loại dược liệu quý hiếm giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ho, khàn tiếng, viêm họng, viêm thanh quản. Đặc biệt là khàn tiếng, CHILIDOL hoàn toàn có thể nuôi dưỡng phục hồi giọng nói. Bởi CHILIDOL tác động sâu đến thanh quản hầu họng, nuôi dưỡng và phục hồi lại dây thanh, giúp thanh quản khỏe mạnh hơn, giọng trong hơn.

Điều đặc biệt là sau 5 năm, nhãn hàng tiếp tục cho ra một sản phẩm xịt họng CHILIDOL Plus- an toàn ngay với trẻ từ 1 tuổi. Xịt CHILIDOL làm dịu nhanh chóng cảm giác đau rát, vướng víu cổ họng từ đó làm giảm tình trạng họ, khàn tiếng.

Có thể nói hiện tại bộ đôi CHILIDOL chính là giải pháp hiệu quả nhất, tối ưu nhất và an toàn nhất cho những ai đang bị khàn tiếng.

Chia sẻ từ 1 chuyên gia y tế: TS. Nguyễn Hoàng- nguyên trưởng bộ môn Dược liệu, giảng viên trường đại học Dược Hà Nội: 

Các cách phòng ngừa khản tiếng cho trẻ!

1. Đảm bảo bé uống đủ nước: Cha mẹ nên động viên con uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để làm loãng đờm trong cổ họng. Việc uống nước đủ giúp giảm khô họng và làm mềm đờm, từ đó giúp giảm triệu chứng khản tiếng.


2. Hạn chế kêu gào, la hét quá nhiều: Cha mẹ nên dạy con cách bày tỏ cảm xúc qua hành động, lời nói thay vì việc kêu gào, la hét. Việc tránh tiếng ồn quá lớn và căng thẳng trong cổ họng giúp giữ cho dây thanh quản không bị tổn thương và giảm nguy cơ khản tiếng.


3. Tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng: Cha mẹ nên tránh để bé ngửi khói thuốc lá và tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa hoặc lông chó/mèo quá lâu. Những yếu tố này có thể gây kích ứng niêm mạc thanh quản và dẫn đến triệu chứng khản tiếng. Đảm bảo bé sống trong môi trường sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể giúp giảm khản tiếng.


4. Sử dụng các sản phẩm bổ trợ: Có thể sử dụng các sản phẩm bổ trợ nhằm giảm các ổ viêm trên đường hô hấp, cải thiện triệu chứng khản tiếng, ho, đau rát họng ở trẻ. Để thuận tiện, ba mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA như CHILIDOL cho con. CHILIDOL sẽ đồng hành cùng con, bảo vệ cổ họng cho con, tránh khàn tiếng tái phát trong suốt quá trình con khôn lớn.

Để đặt mua sản phẩm:

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất