Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Trẻ bị viêm thanh quản ba mẹ đừng chủ quan bởi 3 biến chứng nguy hiểm!

Ngày đăng: 18/03/2024

Trẻ bị viêm thanh quản là một vấn đề phổ biến và đáng quan ngại bởi căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu ba mẹ không nhận biết và có biện pháp điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi mắc phải viêm thanh quản và cùng tìm ra phương án tốt nhất ngăn ngừa tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản cho trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm thanh quản cho trẻ. Với viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản mãn tính, mỗi căn bệnh lại có những nguyên nhân khác nhau.

Với viêm thanh quản cấp tính

Đa phần, viêm thanh quản cấp tính sẽ do vi khuẩn hoặc virus gây ra. 

  • Virus: Các tác nhân chính gây bệnh viêm thanh quản ở trẻ bao gồm các loại virus như Parainfluenza (virus gây cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi), virus cúm...

  • Vi khuẩn: Ngoài Virus thì cũng có một số loại vi khuẩn cũng có thể gây viêm thanh quản, bao gồm Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và khuẩn bạch hầu.

Ngoài những tác nhân trên, còn có một số điều kiện thuận lợi khác có thể khiến trẻ em mắc viêm thanh quản:

  • Viêm thanh quản cấp có thể khởi phát sau khi trẻ bị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm amidan, viêm VA.

  • Trẻ sử dụng giọng nói hoặc hát quá to, quá nhiều, hét, ho nhiều, khóc cũng có thể tạo ra áp lực lên thanh quản và góp phần gây viêm.

Viêm thanh quản mãn tính

Với các trường hợp viêm thanh quản mãn tính thường sẽ xuất hiện trên 3 tuần do một số nguyên nhân sau:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: sự trào ngược của axit từ dạ dày trở lên thực quản, cũng có thể gây kích thích và viêm thanh quản.

  • Trẻ bị dị ứng cũng có nguy cơ cao hơn mắc viêm thanh quản mãn tính.

  • Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp mãn tính cũng là một yếu tố làm tăng khả năng mắc viêm thanh quản mãn tính.

  • Ngoài ra, khí hậu lạnh và tiếp xúc với khói thuốc cũng là những yếu tố có thể góp phần gây viêm thanh quản ở trẻ em.

Triệu chứng của trẻ khi bị viêm thanh quản

Với viêm thanh quản, triệu chứng điển hình nhất của bệnh là các phản ứng viêm như sốt, ho, đau rát họng, ngứa rát cổ, nghẹt mũi và sưng hạch bạch huyết ở cổ họng. Vì vậy khi trẻ biểu hiện ra bên ngoài các triệu chứng dưới đây ba mẹ cần đi con trẻ đi khám : 

  • Khó nuốt, bỏ ăn: Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc cảm thấy đau khi nuốt, trẻ có thể bỏ ăn, không chịu ăn uống-đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về họng.

  • Khi thở phát ra âm thanh khò khè hay tiếng rít hoặc chảy nhiều nước dãi hơn bình thường: Đây là một dấu hiệu của khó thở. Do viêm nên niêm mạc thanh quản bị sưng, phù nề chèn ép tới đường thở khiến trẻ thở khó khăn hơn.

  • Trẻ khóc không ra tiếng hoặc khàn giọng nhiều: Đây là triệu chứng điển hình nhất của viêm đường hô hấp. Vì vậy khi giọng nói của trẻ thay đổi bạn cần chú ý đặc biệt là có kèm theo các triệu chứng khác.

  • Sốt: Trẻ bị viêm thanh quản có thể sốt cao lên đến 39 độ hoặc hơn tùy tình trạng bệnh. Đặc biệt tình trạng sốt lại đi kèm với các triệu chứng như ho, đau rát họng, bỏ ăn, ủ rũ, quấy khóc thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám tránh biến chứng nguy hiểm.

3 biến chứng nguy hiểm của viêm thanh quản ở trẻ không thể bỏ qua

1. Hẹp đường thở

Viêm thanh quản có thể gây viêm và sưng phần niêm mạc bên trong thanh quản, làm hạn chế lưu lượng không khí đi qua, trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc thở. Điều này có thể khiến trẻ bị mệt mỏi, phải thở khò khè, nguy hiểm hơn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, cần điều trị ngay khi trẻ có những dấu hiệu như thở hổn hển, thở rít, khó thở.


2. Hạt xơ thanh quản

Bệnh viêm thanh quản mãn tính kéo dài rất dễ xảy ra quá trình tái tạo mô sẹo và hình thành hạt xơ trong thanh quản. Kể cả ở trẻ em thì hạt xơ dây thanh cũng có thể hình thành nếu như không điều trị đúng cách. Hạt xơ dây thanh là một căn bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát

3. Viêm phế quản phổi và các bộ phận xung quanh.

Một biến chứng khác mà ba mẹ cũng cần lưu ý nếu tình trạng viêm thanh quản của bé kéo dài. Lúc này khu vực viêm sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến các mô và bộ phận xung quanh ảnh hưởng cả đến hệ thống hô hấp của trẻ. Lúc này thì điều trị bệnh lại càng khó khăn hơn rất nhiều.


Vậy có giải pháp gì trị viêm thanh quản dứt điểm càng sớm càng tốt không? Bạn có thể tham khảo 3 cách dưới đây để trị viêm thanh quản cho trẻ ngay tại nhà.

Xem thêm bài viết : Đẩy lùi viêm thanh quản cấp ở trẻ nhờ thực đơn hàng ngày!


Cách điều trị viêm thanh quản cho bé ngay tại nhà

Sử dụng mật ong

  • Tác dụng: Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường fructose, glucose, vitamin, khoáng chất, và các chất chống viêm, kháng khuẩn. Nhờ vào các thành phần này, mật ong có khả năng làm dịu cơn ho, giảm kích ứng trong đường thanh quản và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Cách sử dụng: Mật ong có thể được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như lá hẹ, chanh đào, hoặc quất để tạo thành các phương thuốc tự nhiên chữa viêm thanh quản.

Sử dụng gừng

  • Tác dụng: Gừng là một loại gia vị có tác dụng ức chế cơn ho, làm dịu cảm giác khó chịu trong cổ họng và giảm viêm. Các chất có trong gừng có khả năng làm giảm sự viêm nhiễm và kích thích tuần hoàn máu.

  • Cách sử dụng: Gừng thường được sử dụng bằng cách thái lát mỏng và đặt vào cốc nước nóng. Bạn cũng có thể sử dụng gừng để nấu nước uống hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày để tận dụng tác dụng chữa trị của nó.

Sử dụng giá đỗ

  • Tác dụng: Giá đỗ là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất và có tính mát, giúp giảm viêm và làm dịu cảm giác đau rát trong cổ họng. Các dưỡng chất trong giá đỗ cũng có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương.

  • Cách sử dụng: Bạn có thể ăn giá đỗ trực tiếp sau khi rửa sạch hoặc nấu nước giá đỗ để uống. Ngoài ra, giá đỗ cũng có thể được xay nhuyễn và uống dưới dạng nước ép để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe của nó.

Những phương pháp trên đều là những cách hiệu quả mà lại đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên một nhược điểm chung của những cách này là không điều trị triệt để nguyên nhân nên bệnh vẫn có thể tái phát. Chính vì vậy, ngoài điều trị cho trẻ, ba mẹ nên tìm cho con một phương án vừa trị bệnh tận gốc hiệu quả.

Biện pháp tốt nhất cho viêm thanh quản ở trẻ em

Biện pháp tốt nhất khi bị viêm thanh quản cần đảm bảo một số yếu tố như:

  • Điều trị tận gốc vấn đề gây bệnh.

  • Nuôi dưỡng phục hồi lại chức năng bộ phận thanh quản.

  • Phòng ngừa bệnh quay trở lại.

Nghe thì có vẻ là khó nhưng thực chất phương pháp này không hề xa lạ, đã quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên nếu ai chưa biết thì chúng tôi xin chia sẻ đến bạn, phương pháp đó chính là viên uống CHILIDOL.

Viên uống CHILIDOL được làm từ 100% dược liệu thiên nhiên, với chiết xuất chính từ quả Kha tử- vị thuốc kháng sinh tự nhiên cho tác dụng mạnh mẽ tới các vấn đề như viêm họng, viêm thanh quản, khàn tiếng. Đặc biệt Chilidol còn chứa nhiều thanh phần khác như Liên kiều, cát cánh, xạ căn giúp giảm ho, chống viêm và quan trọng hơn hết là nuôi dưỡng, cải thiện lại các tế bào tổn thương. Vì vậy mà CHILIDOL không chỉ giúp trị bệnh mà còn giúp các bé phòng bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Viên CHILIDOL là sản phẩm dành cho trẻ 2 tuổi trở nên và bạn có thể đặt mua tại:

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất