Triệu chứng bị đau họng nhưng không ho là dấu hiệu cảnh báo điều gì?

Thường thì khi bị đau họng, nhiều người mặc định rằng đó là dấu hiệu của một cơn ho đang đến. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể bị đau họng mà không có triệu chứng ho đi kèm. Vậy, điều này có ý nghĩa gì? Liệu có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh nào khác đang lẩn khuất trong cơ thể? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy xem hết bài viết sau đây nhé. 

Bị đau họng nhưng không ho là bị bệnh gì? Nguyên nhân bị đau họng mà không ho

Bị đau họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên. Một trong những nguyên nhân phổ biến là nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn. Trong trường hợp này, tình trạng đau họng thường không quá nghiêm trọng và có thể được giảm đi sau khi chú ý chăm sóc và điều trị. Việc duy trì vệ sinh cá nhân, uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp cải thiện triệu chứng.


Một trong các bệnh lý khác có thể kể đến là viêm họng hạt. Đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp mạn tính, thường do quá phát của bệnh viêm họng mãn tính và diễn ra lặng lẽ. Người bị viêm họng hạt thường ít khi bị ho, mệt mỏi hoặc sốt, thay vào đó, họ có thể bị đau họng kéo dài. Trong trường hợp này, khi quan sát bên trong họng, người ta thường thấy một số hạt màu đỏ có kích thước khác nhau.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra triệu chứng đau họng nhưng không ho. Khi dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng, axit có trong dịch vị có thể gây sưng, viêm và tổn thương niêm mạc hầu họng, dẫn đến đau rát họng. Dị ứng đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân gây sưng họng, dẫn đến đau họng nhưng không ho. 


Tuy nhiên, không nên loại trừ khả năng rằng đau họng nhưng không ho cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác, bao gồm cả khối u thực quản và ung thư vòm họng. Đau họng kéo dài trong một thời gian dài hoặc không đỡ sau khi đã điều trị bằng các phương pháp thông thường là dấu hiệu cần chú ý và cần đi khám bệnh để xác định rõ nguyên nhân.

 

Xem thêm : Đau họng nhưng không ho là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cách trị đau họng không ho nhanh gọn-hiệu quả

Nếu tình trạng đau họng không nặng và chưa kéo dài, những biện pháp sau đây có thể đem đến sự cải thiện đáng kể:

  • Tránh la hét, nói nhiều làm tổn thương cổ họng

  • Uống nước ấm hoặc nước ép trái cây, sữa mỗi ngày để duy trì độ ẩm niêm mạc họng, tránh khô và sưng viêm vùng họng

  • Dùng các thảo dược tự nhiên có thành phần giúp kháng khuẩn, giảm viêm như bạc hà, gừng, tỏi, mật ong,...để giảm hôi miệng và phòng ngừa viêm nhiễm trong khoang miệng

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý

  • Hạn chế uống bia, rượu, nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ do chúng có thể khiến tình trạng viêm họng nặng hơn. 

  • Hạn chế ăn đồ khô, rắn, ưu tiên thức ăn dạng lỏng, sệt dễ nuốt

  • Tránh xa các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo


Trên đây là những biện pháp giúp phòng tránh và điều trị triệu chứng đau họng nhưng không ho khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi áp dụng những phương pháp trên mà bệnh không cải thiện hoặc nặng hơn, bạn cần tìm đến các thảo dược đông y có tác dụng tốt hơn.


Cách trị đau họng nhưng không ho bằng đông y hiệu quả cao

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng là viêm họng do virus, vi khuẩn. Trong Y Học Cổ Truyền có rất nhiều bài thuốc giúp cải thiện tình trạng này, trong đó bộ đôi cam thảo - cát cánh hoặc cam thảo - liên kiều được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất. 


Ví dụ một bài thuốc giúp giảm đau ngứa họng, họng sưng đỏ, khó nuốt:

Bài thuốc: 

  • Thành phần : 8g Hoàng liên, 10g cam thảo, 10g nhân sâm, 12g hoàng cầm, 12g ngưu bàng tử, 12g bạch thược, 12g cát cánh.

  • Cách dùng: Các vị trên sắc cùng 7 nhát gừng và 1200ml nước, lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Hoặc một bài thuốc khác giúp trị họng sưng đỏ, cảm giác đau, nóng như đốt trong cổ họng, người mệt mỏi, háo khát, bồn chồn: 

Bài thuốc:

  • Thành phần : 10g Hoàng cầm, 10g chi tử, 10g bạc hà diệp, 10g liên kiều, 20g đại hoàng, 20g mang tiêu, 20g cam thảo.

  • Cách dùng: Các vị thuốc trên (trừ mang tiêu, bạc hà diệp) đem sao giòn, nghiền nát, trộn cùng mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g uống cùng với nước trúc diệp, bạc hà diệp hoặc mật ong.


Sở dĩ các vị thuốc trên được ưa chuộng đến vậy là do Liên kiều có tác dụng chống viêm đồng thời giúp nhanh lành vết thương tại họng, cải thiện tình trạng viêm họng nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng. Cát cánh lại chứa saponin giúp giảm đau, kháng viêm, giải nhiệt và chống viêm loét dạ dày nên hiệu quả với cả tình trạng viêm họng do vi khuẩn và viêm họng do viêm loét dạ dày. Cam thảo ngoài là vị thuốc trung gian giúp tăng cường tác dụng của hai thuốc trên còn giúp nhuận giọng, chống viêm và chữa trào ngược dạ dày. 

Phòng ngừa đau họng với bộ đôi CHILIDOL trong uống-ngoài xịt!

Nếu bạn từng bị đau họng nhưng không ho, hoặc các bệnh về thanh quản như viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, khả năng cao là bạn đã nghe đến CHILIDOL. Bởi viên uống CHILIDOL chứa thành phần Kha tử, cát cánh, liên kiều, cam thảo và xuyên khung giúp giảm đau họng, giảm ho, giảm đờm và khàn tiếng. Sản phẩm thích hợp với những người bị bệnh lâu ngày không khỏi, tái đi tái lại hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Với ba tiêu chí: hiệu quả nhanh, công nghệ sản xuất hiện đại và uy tín đã được chứng minh bởi hàng triệu người sử dụng, viên uống CHILIDOL hiện đang là sản phẩm bán chạy nhất giúp cải thiện các vấn đề trên.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu điều trị đau họng tức thì của người bệnh, gần đây nhãn hàng CHILIDOL đã cho ra một sản phẩm mới là xịt họng CHILIDOL Plus. Đúng như tên gọi, xịt họng CHILIDOL Plus giúp đưa dược chất trực tiếp đến vùng họng đang bị viêm, làm dịu họng lập tức ngay sau khi sử dụng. Bộ đôi trong uống - ngoài xịt CHILIDOL và CHILIDOL Plus sẽ giải quyết hoàn toàn tình trạng đau họng khó chữa nhất, đem lại giọng nói trong, cổ họng thông thoáng ngay từ lần sử dụng đầu tiên.


Hiện cả hai sản phẩm đều được phân phối tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu bạn muốn mua tại nhà thuốc, bạn có thể để lại SĐT tại website của CHILIDOL https://chilidol.vn/ , chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất: 


Ngoài ra để tiện lợi cho người sử dụng, CHILIDOL có gian hàng chính hãng trên cả shopee và lazada:

Dược sĩ Đại học Hồ Thị Hoàng Yến
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất