Viêm phế quản mãn tính là một trong số những bệnh lý đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí là đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về bệnh lý này.
Viêm phế quản mãn tính là gì?
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm dẫn đến nhiễm trùng vùng họng. Khi đó, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như ho dữ dội, khó thở nhiều đờm gây tắc nghẽn, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập như virus, vi khuẩn,...
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng tổn thương mãn tính tại ống phế quản
Viêm phế quản mãn tính có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả người lớn và trẻ em. Đáng lo ngại nhất là số trẻ dưới 6 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Về lâu dài, viêm phế quản mãn tính có thể tiến triển thành nhiều biến chứng phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mạn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất:
Hít phải khói thuốc lá
Hút thuốc lá là kẻ thù đối với sức khỏe con người kể cả chủ động và thụ động. Khói thuốc là khi vào cơ thể làm giảm vận động tế bào lông chuyển trên niêm mạc phế quản, gây tăng tiết chất nhầy, kích thích giải phóng enzyme phân hủy protein dẫn đến co thắt phế quản. Ngoài ra, thuốc lá phá vỡ cấu trúc các sợi lông mao trong phổi, tạo thành các mảnh vụn nhỏ trong phế quản, kích thích tạo ra các cơn ho dữ dội.
Nếu hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc trong thời gian dài, tổn thương lông mao phế quản sẽ trở nên nghiêm trọng, viêm phế quản trở thành mạn tính với tính chất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.
Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc đều có thể dẫn đến viêm phế quản mạn
Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Tiếp xúc lâu ngày với khói bụi, hóa chất độc hại từ môi trường ô nhiễm có thể gây viêm phế quản mãn tính. Các chất này kích thích niêm mạc phổi tăng tiết chất nhầy, viêm nhiễm và ho dữ dội. Do vậy, những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, công nhân mỏ than, xưởng dệt vải, nhân viên vệ sinh, công nhân xây dựng,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính cao hơn bình thường.
Sức đề kháng kém
Khi sức đề kháng suy giảm, hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả tạo cơ hội cho các tác nhân gây hại xâm nhập gây bệnh. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng có đề kháng yếu.
Sức đề kháng yếu, cơ thể không đủ chống chọi lại vi khuẩn, virus gây bệnh chính là nguyên nhân khiến viêm phế quản cấp tính tái phát nhiều lần, ngày càng nghiêm trọng hơn và dẫn đến viêm phế quản mãn tính.
Bệnh lý hô hấp và đường ruột
Viêm phế quản mãn tính có thể xảy ra sau khi mắc một số bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm họng mạn, xơ nang, giãn phế quản,... Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn đến viêm phế quản mạn, tuy nhiên tỷ lệ mắc phải thường không cao.
Triệu chứng viêm phế quản mãn tính
Tùy từng trường hợp và mức độ tổn thương phế quản mà triệu chứng bệnh có thể khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình nhất.
Ho
Ho là triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính
Ho là biểu hiện đặc trưng của viêm phế quản mãn tính. Cơn ho có tính chất dữ dội, dai dẳng, thường xuất hiện hầu hết các ngày trong tháng, kéo dài suốt 3 tháng và ít nhất 2 đợt xảy ra trong 2 năm liên tiếp.
Khạc đờm
Tình trạng ho có đờm xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân. Đờm thường có màu sắc đa dạng từ trắng, vàng, xanh, đôi khi nhuốm máu. Màu sắc đờm có thể cảnh báo sự xuất hiện của nhiễm khuẩn, hoặc có thể là do peroxidase giải phóng từ bạch cầu khiến màu đờm thay đổi liên tục. Đờm tích tụ trong ống phế quản khiến người bệnh khó chịu và thường có phản xạ ho, khạc đờm.
Khó thở
Theo thời gian, chất nhầy được tiết ra càng nhiều, chúng tích tụ lại trong ống phế quản gây tắc nghẽn đường thở. Đây là lý do khiến bệnh nhân viêm phế quản mãn tính thường có biểu hiện khó thở, thở khò khè.
Người viêm phế quản mạn tính có biểu hiện khó thở
Triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng điển hình ở trên, người bệnh viêm phế quản mãn tính còn biểu hiện một số triệu chứng khác như mệt mỏi, bức bối khó chịu, tức ngực, đau bụng,... do ho quá nhiều. Một số ít trường hợp có biểu hiện sốt, ớn lạnh, da môi xanh xao, nhợt nhạt, phù chân,...
Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính
Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng bên ngoài, viêm phế quản mãn tính thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), hen phế quản, viêm phổi,... Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này để có hướng điều trị đúng đắn, ngoài các dấu hiệu lâm sàng và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra, xét nghiệm sau:
Kiểm tra chức năng phổi: Đây là phương pháp có giá trị chẩn đoán rất cao, dựa vào kết quả đo chức năng thông khí phổi bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân như COPD.
Chụp X-quang phổi: Qua ảnh chụp X-quang, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng mạch máu, ống dẫn khí, thành phế quản có ý nghĩa to lớn trong việc xác định viêm phế quản mãn tính cũng như loại trừ các bệnh lý khác.
Nội soi tai mũi họng, dạ dày: Kỹ thuật nội soi cho phép phát hiện các tổn thương tại niêm mạc hô hấp hay ống tiêu hóa, đồng thời có thể thực hiện các tiểu phẫu. Qua đó có thể phân biệt viêm phế quản với các bệnh lý khác.
Xét nghiệm khác: Công thức máu, siêu âm tim, cấy đờm, Realtime PCR, khí máu động mạch,...
Hình ảnh X-quang phổi
Viêm phế quản mãn tính được chẩn đoán xác định khi người bệnh có đầy đủ các yếu tố sau:
Bệnh nhân ho, khạc đờm kéo dài trong 3 tháng, liên tiếp 2 đợt xảy ra trong 2 năm.
Đo chức năng thông khí phổi bình thường, nhu mô phổi không tổn thương.
Hình ảnh X-quang phổi không phát hiện tổn thương do bệnh lý khác.
Nội soi tai mũi họng, dạ dày không phát hiện bất thường.
Điều trị viêm phế quản mãn tính như thế nào?
Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây mà một số biện pháp được áp dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính hiện nay:
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ
Cai thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hoặc khi tiếp xúc với khói bụi.
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất độc hại,...
Nếu làm việc trong môi trường nhiều bụi như mỏ than, công trường xây dựng, xưởng dệt may,... cần mặc đồ bảo hộ lao động và đeo khẩu trang để bảo vệ đường thở.
Giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết trở lạnh.
Điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm đường hô hấp trên.
Thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính
Thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính cần được bác sĩ chỉ định
Một số thuốc được dùng trong điều trị viêm phế quản mãn tính bao gồm:
Thuốc kháng sinh: Được bác sĩ chỉ định trong các đợt nhiễm khuẩn cấp tính có bằng chứng rõ ràng như sốt cao, đờm xanh vàng, cấy đờm phát hiện vi khuẩn gây bệnh,... hoặc kháng sinh cũng được chỉ định dự phòng cho bệnh nhân suy hô hấp nặng hoặc có nguy cơ bội nhiễm cao.
Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocystein,... có thể được chỉ định trong trường hợp nhiều đờm đặc, tích tụ nhiều gây tắc nghẽn đường thở mà bệnh nhân không thể khạc hết ra ngoài.
Thuốc giãn phế quản: Salbutamol, Terbutalin, Theophylin,... có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, được chỉ định cho các trường hợp co thắt phế quản gây khó thở.
Thuốc chống viêm: Corticoid đường uống hoặc phun, xịt, hít,... có thể được chỉ định trong trong đợt cấp của viêm phế quản giúp làm giảm viêm, giảm tiết chất nhầy tuy nhiên cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thuốc ức chế PDE4: Có tác dụng giảm viêm và thúc đẩy giãn cơ trơn đường thở. Thuốc thường được chỉ định trong nhóm này là Roflumilast.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ nếu lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc sai cách. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tính an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng nếu chưa được cho phép.
Mẹo chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà
Bên cạnh điều trị y tế, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà. Dưới đây là 5 mẹo bạn có thể tham khảo:
Mật ong
Mật ong giúp làm dịu cổ họng, làm loãng đờm
Mật ong được biết đến với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Mật ong chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, đồng thời mật ong cũng giúp làm dịu cổ họng, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc phế quản. Cách thực hiện như sau:
Đun sôi khoảng 250ml nước, cho 2 thìa mật ong nguyên chất vào hòa tan hoàn toàn.
Uống nước mật ong ấm mỗi buổi sáng sẽ giúp tình trạng viêm phế quản cải thiện.
Gừng tươi
Từ lâu gừng đã được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh hô hấp hiệu quả, an toàn với sức khỏe. Bạn có thể dùng gừng tươi chữa viêm phế quản tại nhà bằng cách sau:
Cách 1: Gừng tươi rửa sạch ép lấy nước cốt, hòa tan nước cốt gừng trong 200ml nước sôi, uống hàng ngày sẽ giúp giảm ho, đường thở thông thoáng.
Cách 2: Thái gừng thành các lát mỏng, ngâm với mật ong nguyên chất vừa đủ, ngậm trong miệng và nuốt từ từ lấy nước cốt, kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày đến khi thấy cải thiện.
Củ cải trắng
Củ cải trắng cải thiện ho, đau rát họng hiệu quả
Củ cải trắng có tác dụng tốt trong cải thiện các vấn đề đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản mãn tính. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
Củ cải trắng gọt vỏ, cắt nhỏ, đem nấu với nước sôi.
Cho thêm ít mật ong hoặc đường phèn khuấy đều.
Ăn cả nước cả cái, một ngày 2 lần, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.
Tỏi
Tỏi là mẹo chữa ho do viêm phế quản hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Trong tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trước tác nhân gây hại. Cách thực hiện như sau:
Lấy 2-3 nhánh tỏi bóc vỏ, nghiền nhỏ, đem ngâm với mật ong nguyên chất.
Chia làm 3 phần ăn trong ngày, sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
Nước muối
Súc miệng nước muối giúp làm giảm triệu chứng viêm phế quản mạn
Nước muối không chỉ giúp làm dịu cổ họng mà còn có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp. Súc miệng nước muối hàng ngày là cách đơn giản giúp bạn đẩy lùi chứng viêm phế quản mạn tính. Cách thực hiện:
Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
Trả lời: Viêm phế quản mãn tính được các bác sĩ đánh giá là bệnh lý đường hô hấp rất nguy hiểm. Bệnh có thể kéo dài từ 3-20 năm tùy theo thể trạng bệnh nhân cũng như mức độ tổn thương phế quản.
Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, viêm phế quản mãn tính có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong số đó, biến chứng phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và suy hô hấp rất khó điều trị dứt điểm, gây tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng do đờm tích tụ quá nhiều trong họng.
Nguy hiểm hơn, viêm phổi mãn tính có thể tiến triển thành ung thư phổi, ung thư phế quản, lao phổi,... đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.
Viêm phế quản mãn tính có lây không?
Viêm phế quản mạn tính có lây không?
Trả lời: Khác với viêm phế quản cấp tính, bệnh viêm phế quản mãn tính thường ít lây truyền. Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính không phải là do vi khuẩn hoặc virus mà là do quá trình tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá, bụi mịn, hóa chất,...
Tuy nhiên, trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, nếu có bội nhiễm vi khuẩn virus thì hoàn toàn có thể lây nhiễm sang người khác. Con đường lây bệnh thường thông qua các giọt bắn trong không khí khi nói chuyện và tiếp xúc gần với người bệnh, hoặc có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh.
Viêm phế quản mãn tính có chữa được không?
Trả lời: Khi viêm phế quản chuyển thành mãn tính thì việc chữa bệnh khỏi dứt điểm gần như là điều không thể. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm bằng các tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị y tế, tránh xa các tác nhân gây hại và áp dụng các biện pháp khác giúp phục hồi chức năng hô hấp.
Viêm phế quản mãn tính nên ăn gì?
Người bị viêm phế quản mạn nên bổ sung rau củ quả tươi
Trả lời: Người bệnh viêm phế quản nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường một số nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe đường hô hấp như:
Trái cây, rau xanh, củ quả tươi để cung cấp lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là nhóm vitamin C, E, A,... giúp giảm viêm phế quản, cải thiện chức năng hô hấp.
Protein từ các loại đậu, thịt gia cầm, các loại cá,... và nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa như gạo, bột mì, ngũ cốc,...
Sữa thực vật, sữa ít béo cung cấp hàm lượng vitamin D và canxi cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung thực phẩm có tính kháng sinh tự nhiên như tỏi, hành tây, gừng,... giúp hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại.
Cung cấp cho cơ thể đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để giúp hỗ trợ làm loãng dịch đờm, làm thông thoáng đường thở.
Viêm phế quản mãn tính nên kiêng gì?
Người bệnh không nên ăn đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Trả lời: Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ cho cơ thể, người bệnh viêm phế quản mãn tính cần tránh một số nhóm thực phẩm sau:
Nước ngọt và thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm gia tăng phản ứng viêm, gây khó thở hơn trước.
Các loại thịt màu đỏ chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn thịt đỏ sẽ khiến tình trạng viêm phế quản trở nặng.
Chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia và đồ uống có cồn vì chúng gây mất nước tế bào, khiến dịch nhầy ở cổ họng trở nên đặc hơn, dễ gây tắc nghẽn đường thở.
Một số thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng như thức uống có gas, món chiên xào,... hoặc ăn quá no vì sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở hơn.
Phòng bệnh viêm phế quản mãn tính bằng cách nào?
Trả lời: Để phòng ngừa viêm phế quản mãn tính, điều đầu tiên cần làm là tránh xa tác nhân gây bệnh như thuốc lá, khói bụi, hóa chất độc hại,... Đồng thời, chú ý bảo vệ bản thân khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh sạch sẽ cá nhân và môi trường sống, tiêm vacxin phòng bệnh viêm phổi, cúm,... hàng năm.
Chilidol - giảm ho đờm, hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính!
Viêm phế quản mạn kéo theo các cơn ho dai dẳng gây không ít phiền toái cho người bệnh. Đôi khi ho nhiều gây đau rát họng, tức ngực, mệt mỏi,... thậm chí có người còn khản tiếng, mất tiếng. Bên cạnh việc điều trị y tế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Chilidol - giải pháp đẩy lùi triệu chứng ho đờm, đau rát họng hiệu quả, an toàn từ thảo dược tự nhiên!
Chilidol - hỗ trợ giảm ho đờm hiệu quả từ Kha tử!
Chilidol với thành phần chính là quả kha tử, thảo dược hàng đầu có tác dụng chữa ho, khản tiếng, viêm họng. Kha tử kết hợp với Liên kiều và các thảo dược khác như Cát cánh, Xuyên Khung và Cam thảo bắc mang đến 4 tác dụng vượt trội:
Chilidol có thể vừa ngậm vừa uống. Khi ngậm, dược chất thấm từ từ qua hầu họng, cho tác dụng tại chỗ nhanh chóng. Mặt khác, khi dùng đường uống, dược chất được dẫn đến các mao mạch nhỏ, giải quyết vấn đề từ sâu bên trong cho tác dụng lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát. Kết hợp vừa uống vừa ngậm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, Chilidol không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng lâu dài. Kiên trì sử dụng hết liệu trình từ 2-4 tháng, tình trạng viêm phế quản mạn tính sẽ sớm được cải thiện!
Mua Chilidol chính hãng ở đâu?
- Mua trực tiếp tại các hiệu thuốc (để lại SĐT để biết nhà thuốc nào ở gần bạn đang có sẵn Chilidol)
- Đặt hàng trực tiếp trên website này bằng cách để lại tên và SĐT, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn đảm bảo hàng chuẩn 100%
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Tài liệu tham khảo: