Viêm họng gây nhiều không ít phiền toái cho người bệnh, nhất là khi ăn uống hay nói chuyện. Để làm giảm triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc điều trị. Vậy viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi nhất và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
TOP 6 thuốc trị viêm họng được bác sĩ kê đơn
Viêm họng là tình trạng cổ họng sưng đau, nóng rát, nuốt nước bọt thấy đau, khiến việc giao tiếp, ăn uống gặp nhiều khó khăn. Tùy vào từng triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là 5 nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn khi bị viêm họng.
Thuốc kháng sinh
Hiện nay, có đến khoảng 70-80% nguyên nhân gây viêm họng hay các bệnh lý đường hô hấp là do virus, chỉ có 20-30% là do vi khuẩn. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Viêm họng nên uống kháng sinh gì?” Nhưng thực tế là kháng sinh chỉ có tác dụng khi nguyên nhân gây viêm họng là do vi khuẩn, nếu nguyên nhân là virus thì kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng.
Cơ chế tác dụng của thuốc là ngăn chặn sự tăng trưởng hoặc tiêu diệt một số nhóm vi khuẩn gây bệnh. Một số kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn bao gồm:
Nhóm Beta-lactam gồm có: Amoxicillin, Cephalexin,...
Nhóm Macrolid: Erythromycin, Spiramycin,…
Khi dùng kháng sinh, bạn cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng và thời gian điều trị. Không tự ý ngưng dùng thuốc khi các triệu chứng đã giảm bớt vì có thể xảy ra nguy cơ kháng kháng sinh. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng sinh để chữa viêm họng, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như vàng da ứ mật, viêm gan, giảm bạch cầu, viêm kết mạc, tiêu chảy, nôn, hoại tử da, nổi mề đay,...
Thuốc giảm đau
Nhóm thuốc giảm đau thường được sử dụng để cải thiện tình trạng đau rát, khó nuốt, đau họng khi nuốt nước bọt. Thuốc dùng phổ biến nhất là Paracetamol bởi đây là thuốc được xem là tương đối an toàn. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như vàng da, khó thở, nước tiểu đậm màu, phát ban, nặng hơn là gây ngộ độc khi dùng quá liều.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm NSAID để giảm nhanh triệu chứng sưng, phù nề ở họng như Ibuprofen, Diclofenac,…Khi dùng cần lưu ý bởi có thể gặp phải tình trạng ngứa da, nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, đầy hơi, tiêu chảy, loét dạ dày - tá tràng, ợ nóng,... Do vậy, nên bắt đầu từ liều thấp nhất, thời gian dùng ngắn nhất để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Thuốc chống viêm
Nhóm thuốc chống viêm thường được sử dụng trong trường hợp viêm tấy kéo dài, ưu tiên tiên số một là nhóm NSAID như ibuprofene, diclophenac… giúp cải thiện các triệu chứng sưng, nóng, đau do viêm họng gây ra. Không lạm dụng nhóm thuốc này do nguy cơ loét dạ dày tá tràng gây ra.
Trường hợp viêm họng nặng các bác sĩ có thể kê nhóm thuốc chống viêm Corticoid như Dexamethason, Prednisolon và Betamethasone,... nhằm làm dịu tình trạng sưng tấy, phản ứng dị ứng gây ra. Corticoid mang lại tác dụng rất nhanh do khả năng kháng viêm mạnh, tuy nhiên đi kèm với đó là vô vàn tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ợ nóng, khó ngủ, tăng tiết mồ hôi, tăng đường huyết, suy thượng thận,...
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm dạng men như Alpha-chymotrypsin.
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm được chỉ định trong trường hợp viêm họng kèm theo tình trạng xuất hiện đờm trong cổ họng, tiếng ho có đờm, khạc ra đờm, khó thở do đờm đặc quánh gây bít tắc đường thở.
Cơ chế tác dụng của thuốc nhóm này là làm thay đổi cấu trúc của đờm, làm đứt gãy các cầu nối liên kết khiến cho đờm giảm độ đặc, độ nhớt qua đó tống đờm ra ngoài dễ hơn. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn có thể kể đến như N- Acetylcystein, Bromhexin, Carbocistein, Ambroxol,…
Tuy nhiên, các thuốc này cũng có thể làm phá vỡ hàng rào chất nhầy bảo vệ ở dạ dày nên thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, bệnh hen, suy thận, suy gan nặng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, tăng nhẹ enzym gan, phát ban ở da.
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho được dùng trong trường hợp viêm họng kèm theo triệu chứng ho khan, ho nhiều khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Thuốc nhóm này được chia làm 2 loại:
Thuốc giảm ho ngoại biên
Có tác dụng làm ức chế sự nhạy cảm của thụ thể gây phản xạ ho. Ví dụ như glycerol, mật ong. Mặt khác, Benzonatate, lidocain, bupivacain,... lại có tác dụng gây tê thần kinh, dẫn đến ức chế phản xạ ho.
Thuốc giảm ho trung ương
Có tác dụng ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành tủy giúp cắt đứt cơn ho nhanh chóng và hiệu quả. Các thuốc thuộc nhóm này:
Thuốc giảm ho gây nghiện: Codein dạng đơn độc hoặc phối hợp với Paracetamol dùng cho trường hợp đau rát họng kèm ho khan dai dẳng. Lưu ý, Codein làm khô và tăng độ quánh dịch phế quản, vì vậy không dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, người bệnh mắc bệnh gan, suy hô hấp và phụ nữ có thai.
Thuốc giảm ho không gây nghiện: Hay dùng nhất là Dextromethorphan, nhưng không gây nghiện và không có tác dụng giảm đau. Mặc dù ít tác dụng phụ hơn Codein nhưng cần thận trọng khi sử dụng cho người có nguy cơ suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng.
Thuốc kháng Histamin
Ngoài vi khuẩn và virus, việc tiếp xúc đột ngột với các dị nguyên bên ngoài môi trường như không khí lạnh, độ ẩm thấp, phấn hoa, khói thuốc lá, hơi hóa chất, bụi ô nhiễm,... cũng là nguyên nhân gây viêm họng.
Khi đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin sẽ giúp hạn chế các phản ứng dị ứng quá mức của cơ thể, nhờ đó làm giảm ho, đau rát, sưng viêm cổ họng. Nhóm thuốc này gồm có:
Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: Diphenhydramin, Clorpheniramin, Alimemazin,... vừa có tác dụng chống dị ứng vừa có tác dụng an thần, nên dùng buổi tối để tránh tác dụng phụ gây buồn ngủ vào ban ngày.
Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: Loratadin không có tác dụng phụ gây buồn ngủ như các thuốc thế hệ 1.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm họng
Khi dùng thuốc điều trị viêm họng, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
Tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều lượng để đem lại hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn có thể gặp.
Không tự ý mua thuốc để điều trị đặc biệt là kháng sinh bởi việc này có thể phát sinh nhiều rủi ro và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Không dùng kéo dài, đặc biệt là các trường hợp viêm họng mạn tính.
Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc và liều lượng dùng.
Để điều trị viêm họng hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C tăng sức đề kháng, giúp bệnh nhân chống lại bệnh tốt hơn và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Tránh ăn đồ cay nóng, thực phẩm cứng, có tính axit, hoặc một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng, đồ uống gây kích thích,…
Chú ý vệ sinh răng miệng, súc họng và giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc trời trở lạnh…
Uống nhiều nước ấm để giữ ẩm niêm mạc hầu họng, tránh khô họng gây ho.
Bị viêm họng uống ngay Chilidol giảm triệu chứng “tức thì”!
Mặc dù dùng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng không tránh khỏi nguy cơ gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận, dạ dày,... về lâu dài. Bởi vậy, rất nhiều người tìm đến các giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp đẩy lùi chứng viêm họng, đau rát họng hiệu quả lâu dài mà an toàn với sức khỏe. Trong số đó, Chilidol đang là một sản phẩm được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Chilidol là sự kết hợp của 5 thành phần thảo dược quý trong tự nhiên, đó là quả Kha tử, Liên kiều, Cát cánh, Xuyên khung và Cam thảo bắc:
Quả kha tử có tác dụng làm giảm ho, khản tiếng, đau rát họng cao hơn bất kỳ thảo dược nào khác. Tác dụng của nó đã được ghi chép từ lâu đời trong nhiều tài liệu y học cổ truyền.
Liên kiều có tác dụng như một kháng sinh thực vật, kết hợp với Kha tử hướng đích hầu họng tổn thương, nhờ đó giúp giảm sưng viêm, đau rát họng, khản tiếng,.. nhanh chóng.
Cát cánh giúp giảm ho gió, ho khan, ho có đờm, làm loãng dịch tiết phế quản giúp cơ thể dễ dàng đưa chúng ra ngoài.
Xuyên khung hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, đưa dược chất đến từng mao mạch nhỏ, phục hồi tổn thương từ bên trong.
Cam thảo bắc: Giúp làm dịu niêm mạc họng, tăng dẫn thuốc.
Sự kết hợp của các thảo dược tạo nên Chilidol với tác dụng 4 trong 1 “GIẢM HO - GIẢM ĐỜM - GIẢM ĐAU RÁT HỌNG - GIẢM KHẢN TIẾNG”. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Tiến sĩ BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh về Chilidol:
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên lành tính, Chilidol không gây tác dụng phụ kể cả khi sử dụng kéo dài nên bạn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng.
Còn chần chờ gì nữa mà không đặt mua ngay Chilidol bằng cách gọi ngay đến HOTLINE 0868.093.693, dược sĩ của chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn sớm nhất!
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/7-loai-thuoc-chua-viem-hong-thuong-dung-169211002181229587.htm
- http://nhidongcantho.org.vn/Default.aspx?tabid=556&ch=4794&viem-hong-cap-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi-nhat.html
- https://soyte.binhduong.gov.vn/Lists/giaoducsuckhoe/DispForm.aspx?ID=90&viem-hong-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi.html