Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Viêm thanh quản mãn tính có chữa được không?

Ngày đăng: 24/07/2023

Giọng nói là phương tiện giao tiếp chính trong xã hội, một giọng nói trong trẻo, dễ nghe là mơ ước của nhiều người đặc biệt là bệnh nhân viêm thanh quản mạn tính. Không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm thanh quản mạn tính gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống điển hình là giảm thu nhập ở giáo viên, nhân viên bán hàng hay đánh mất đi niềm vui ca hát mỗi ngày. Trong bài viết này, hãy cùng Chi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Viêm thanh quản mãn tính có chữa được không?

 


Tổng quan về bệnh viêm thanh quản mãn tính 

Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp trên, có chức năng rung động giúp phát ra âm thanh và đóng lại khi nuốt, ngăn thức ăn đi vào khí quản. Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng viêm tại vùng thanh quản kéo dài quá 3 tuần. 

Khi thanh quản bị viêm đồng nghĩa với việc dây thanh âm phù nề giảm khả năng rung động. Lúc đó tiếng nói phát ra trầm khàn, các quãng giọng cao rất khó đạt được, càng gắng sức nói càng khiến thanh quản tổn thương nặng hơn. Việc chủ quan không điều trị viêm thanh quản sớm chính là nguyên nhân khiến bệnh trở thành mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản, một số nguyên nhân có thể kể đến như: 

  • Mắc các bệnh viêm đường hô hấp như xoang, viêm họng,... 

  • Viêm xoang mãn tính khiến dịch xoang chảy xuống phế quản 

  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi, thuốc lá hoặc chất gây dị ứng

  • Bia rượu

  • Mắc hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)

  • Nhiễm trùng

  • Nói chuyện nhiều gây tổn thương thanh quản

  • Ung thư

Các nguyên nhân trên có thể coi là yếu tố bên ngoài dẫn đến viêm thanh quản, để bệnh trở thành mạn tính thì nguyên nhân gốc rễ là dây thanh âm yếu, không có khả năng đẩy lùi các tác nhân gây bệnh nên chỉ cần tiếp xúc với dịch xoang, bia rượu hay nước đá,... là bệnh viêm thanh quản lập tức tái phát.


Triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính 

Người mắc viêm thanh quản thường có các triệu chứng sau:

  • Khản tiếng, hụt hơi

  • Cảm giác vướng ở cổ họng, muốn đằng hắng để đẩy ra ngoài

  • Sốt, khó chịu, khó nuốt và đau cổ họng

  • Có thể bị phù thanh quản dẫn đến khó thở 


Các triệu chứng trên kéo dài 2-3 tuần không khỏi hoặc tái đi tái lại thì có thể phân loại chứng viêm thanh quản là mãn tính. Người viêm thanh quản mãn tính gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống và công việc do hụt hơi, khản tiếng nặng thậm chí có thể mất tiếng. 

Triệu chứng trên có thể nhầm lẫn với viêm họng, cách phân biệt rõ ràng nhất là viêm thanh quản thường kèm tình trạng hụt hơi, muốn nói mà nói không ra tiếng trong khi viêm họng thì thường kèm đau rát họng, khó nuốt.

Biến chứng của viêm thanh quản mãn tính 

Bệnh viêm thanh quản cấp nếu kéo dài quá 3 tuần sẽ thành viêm thanh quản mãn tính. Nếu vẫn không tìm cách chữa trị, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng lan sâu vào phổi tạo thành viêm phế quản, viêm phổi, hoặc nhiễm trùng lan rộng ra các cơ quan khác. 


Ngoài ra, viêm thanh quản mãn tính không được chữa trị kịp thời còn có thể dẫn đến ung thư thanh quản, ung thư vòm họng. Sau khi chữa trị vẫn có thể để lại tổn thương gây khản tiếng mãn tính trong nhiều năm sau. Vậy nên chữa trị kịp thời chứng viêm thanh quản là cực kỳ quan trọng. 


Biến chứng thường gặp nhất của viêm thanh quản là phù nề dây thanh, u nang hoặc hạt xơ dây thanh, các trường hợp này để lâu có thể phải phẫu thuật bóc tách, nếu không muốn đụng dao kéo thì nên chữa viêm thanh quản mạn tính càng sớm càng tốt.


Điều trị viêm thanh quản mạn tính

Để trả lời cho câu hỏi viêm thanh quản mãn tính có chữa đựợc không, hiện nay người ta đang kết hợp nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh dai dẳng khó chữa này.

  • Điều trị tại chỗ: Đưa thuốc vào đích là vùng thanh quản bị viêm, có thể sử dụng biện pháp xông hoặc dùng khí dung. Các thuốc được dùng chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề

  • Điều trị toàn thân: Sử dụng thuốc chống viêm theo đường uống để cho tác dụng toàn thân. Những thuốc này thường là NSAIDs (prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone...) hoặc alpha chymotrypsins,... 

  • Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp viêm thanh quản mãn tính đã có biến chứng thành hạt xơ dây thanh, u thanh quản, phù nề thanh quản,...

  • Kết hợp luyện giọng: Nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói và luyện giọng để bảo vệ thanh quản cho người bệnh.

  • Điều trị trào ngược dạ dày-thực quản, viêm họng, viêm mũi xoang (nếu có) 

Ngoài biện pháp dùng thuốc tây, dân gian và y học cổ truyền còn lưu truyền nhiều bài thuốc rất hay và phù hợp với các chứng bệnh mãn tính. Ví dụ như dùng kha tử ngâm mật ong hay dùng lá hẹ ngâm đường phèn. 


Tham khảo thêm về các loại thuốc chữa khản tiếng.

Dùng CHILIDOL thay thế thuốc kháng sinh cho bệnh nhân viêm thanh quản mãn tính

CHILIDOL là gì? 

Những ai bị viêm thanh quản, khản tiếng chắc cũng khá quen thuộc với quả kha tử. Kha tử được coi như một chất kháng sinh tự nhiên có hiệu quả vượt trội do có chứa tới 51,3% tanin - một chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Nó có mặt trong nhiều bài thuốc đông dược lẫn nam dược trị khản tiếng. 


CHILIDOL có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên 


Viên uống - ngậm 2 trong 1 CHILIDOL được tạo thành từ sự kết hợp của kha tử với các dược liệu cùng có tác dụng trị khản tiếng như Liên kiều, Cát cánh, Cam thảo bắc và Xuyên khung. Mỗi loại lại tác động theo một cơ chế khác nhau giúp tiêu diệt nguyên nhân gây viêm thanh quản, phục hồi vùng thanh quản bị tổn thương một cách toàn diện. Cụ thể:

  • Kha tử, Liên kiều hiệp đồng tác dụng giúp chống viêm, giảm khản tiếng

  • Cát cánh giúp giảm đờm, ho, khai thông đường khí phế quản giúp hơi thở và giọng nói trong sáng hơn

  • Xuyên khung giúp tăng lưu thông tuần hoàn màu đến tổ chức viêm, vừa đưa các tế bào máu có chức năng miễn dịch (tiểu cầu, bạch cầu) đến để giảm viêm, vừa giúp phục hồi các tổn thương tại thanh quản. 

  • Cam thảo có tác dụng trung hòa các vị thuốc, tạo vị ngọt, thanh nhiệt giải độc. 

Ưu điểm khi dùng CHILIDOL cho bệnh nhân viêm thanh quản mãn tính 

Viêm thanh quản mãn tính có chữa được không? Hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên không ít bệnh nhân sau khi khỏi bệnh vẫn giữ lại giọng nói khàn khàn, không thể quay trở lại chất giọng trong trẻo như xưa. Đó là do trong quá trình viêm đã dẫn đến tổn thương thanh quản, nếu chỉ chữa viêm mà không nuôi dưỡng phục hồi thanh quản thì không thể khỏi khản tiếng.


Quả kha tử, thần dược chữa viêm thanh quản 


Ưu điểm của CHILIDOL giúp sản phẩm đứng vững trong lòng người tiêu dùng là ngoài hỗ trợ giảm viêm dây thanh quản, CHILIDOL còn giảm khản tiếng cực kỳ hiệu quả. Thành phần kết hợp giữa kha tử và liên kiều khiến sản phẩm đánh bay mọi loại khản tiếng chỉ một thời gian ngắn sau khi sử dụng. Rất nhiều bệnh nhân viêm thanh quản dẫn đến khản tiếng lâu ngày, đã dùng rất nhiều phương pháp, tốn tiền triệu không đỡ đều nhận được kết quả đáng ngạc nhiên sau khi dùng CHILIDOL. Giọng nói trong hơn, hát 1-2 tiếng đồng hồ không khản tiếng, hụt hơi, hoặc dạy 2-3 ca ở trường không thấy đau họng là một vài trong số rất nhiều phản hồi của khách hàng về sản phẩm. 


Xem thêm: CHILIDOL - Phản hồi từ khách hàng đã sử dụng 


Ưu điểm thứ hai là dạng dùng thuận tiện. Ai cũng biết kha tử hiệu quả nhưng cực kỳ khó nuốt, vậy mà CHILIDOL chiết xuất từ kha tử lại có thể ngậm hoặc uống rất dễ dàng. Đặc biệt là ngậm CHILIDOL trong miệng, để sản phẩm thấm từ từ vào cổ họng sẽ giảm khô rát, làm dịu giọng nói tức thì. 


Ưu điểm thứ ba là giá cả hợp lý. CHILIDOL đang được niêm yết giá công khai là 160.000 vnd/1 hộp 30 viên. 


Bài viết trên đã cung cấp thông tin về cách điều trị viêm thanh quản mãn tính. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại số điện thoại để được CHILIDOL giải đáp nhé!


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất