Nguyên nhân khản tiếng nhưng không đau họng và cách khắc phục!

Khản tiếng nhưng không đau họng là tình trạng thường gặp, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được kiểm soát kịp thời, nó có thể để lại di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân gây khản tiếng nhưng không đau họng

Khản tiếng là sự thay đổi bất thường của giọng nói khiến tiếng nói trở nên thều thào, khàn đặc, thô ráp, không còn trong trẻo, mượt mà. Khi bị khản giọng, cổ họng của bạn thường khô, ngứa rát, sưng đau. Nhưng nếu gặp tình trạng khản tiếng không đau họng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể là:

Viêm thanh quản

Dây thanh quản bị viêm do thời tiết thay đổi, lạm dụng giọng nói trong thời gian dài,... khiến tiếng nói biến đổi nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên biết cách điều tiết âm lượng, hạn chế nói nhiều và gắng sức kết hợp giữ ấm cơ thể để tránh gặp tình trạng này.

Viêm thanh quản là một nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng

» XEM THÊM: Tổng quan về bệnh viêm thanh quản - Nguyên nhân và cách điều trị mới nhất!

U nang hoặc Polyp dây thanh âm

Khi các khối u xuất hiện trên dây thanh âm, chúng sẽ khiến giọng nói của bạn khàn đi. Đặc biệt là với người thường xuyên phải nói nhiều, nói to như giáo viên, MC,... nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn do dây thanh quản dễ bị tổn thương.

Suy giáp, u tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, khối u tuyến giáp sưng to hoặc viêm nhiễm có thể dẫn đến tổn thương dây thanh quản.

Bệnh lý về thần kinh

Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như Parkinson, đa xơ cứng,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thanh quản, khiến người bệnh bị khản tiếng, mất giọng. 

Liệt dây thần kinh thanh quản

Tình trạng này thường xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp, mổ tim,... gây ảnh hưởng dây thanh quản khiến bệnh nhân không nói rõ được. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất giọng nói vĩnh viễn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản khiến dây thanh âm bị tổn thương

Hiện tượng acid từ dạ dày trào ngược lên dây thanh âm gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, khiến dây thanh âm tổn thương nghiêm trọng dẫn đến khản tiếng nhưng không đau họng. Tuy nhiên, người bệnh thường rất khó phát hiện nguyên nhân này vì thường không đi kèm với dấu hiệu ợ hơi, ợ chua.

Sử dụng Corticosteroid dạng hít

Đối với người mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bác sĩ thường chỉ định sử dụng Corticosteroid đường hít trong một thời gian dài. Điều này khiến người bệnh có nguy cơ bị khàn tiếng nhưng không đau họng cao hơn so với bình thường.

Hút thuốc lá

Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, thuốc lá còn gây tổn thương dây thanh quản nặng nề. Vì vậy, người hút thuốc lá quá nhiều rất dễ gặp tình trạng khản tiếng nhưng không đau họng. Ngoài ra, những người hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ bị khản tiếng cao hơn bình thường.

Khản tiếng nhưng không đau họng có nguy hiểm không?

Thông thường, khản tiếng không phải tình trạng nguy cấp, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.

Giọng nói khàn đặc, hụt hơi,... khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đặc biệt là đối với những người thường xuyên sử dụng giọng nói như giáo viên, MC, nhân viên tư vấn bán hàng, ca sĩ,...

Khàn tiếng ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày

Nếu không điều trị hoặc điều trị sai cách, khản tiếng có thể tiến triển thành mạn tính và các biến chứng nguy hiểm khác như u nang dây thanh, polyp dây thanh, nhược cơ dây thanh,... thậm chí là mất tiếng vĩnh viễn.

Khi nào cần đi khám Bác sĩ?

Tình trạng khản tiếng thường chỉ xuất hiện trong vài ngày sau đó tự biến mất. Tuy nhiên, nếu khản tiếng không đau họng kéo dài hơn 10 ngày đối với người lớn và 7 ngày đối với trẻ em thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp,...

Ngoài ra, khản tiếng ở trẻ nhỏ thường đi kèm với tình trạng khó thở, khó nuốt, chảy nước dãi,... nên cần đặc biệt lưu ý.

Cách chữa khản tiếng nhưng không đau họng tại nhà

Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng khản tiếng nhưng không đau họng mà bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà.

Chữa khản tiếng với chanh và mật ong

Chanh ngâm mật ong chữa khàn tiếng tại nhà

Chanh là loại quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào kết hợp với Vitamin E trong mật ong có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng, từ đó cải thiện tình trạng khản tiếng hiệu quả. Ngoài ra, thành phần tinh dầu trong vỏ chanh cũng có tác dụng làm loãng đờm rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Chanh rửa sạch, sau đó đem thái thành các lát mỏng.

  • Ngâm chanh với một lượng mật ong vừa đủ trong khoảng 1-2 giờ.

  • Ngậm chanh mật ong trong miệng và từ từ nuốt nước cốt xuống họng.

  • Kiên trì áp dụng 2 lần mỗi ngày, sau 2-3 ngày sẽ thấy tình trạng khản tiếng thuyên giảm.

Uống nước gừng chữa khản tiếng

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa khản tiếng. Nó có tác dụng chống viêm giảm đau, hỗ trợ chữa lành tổn thương dây thanh quản.

Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch, thái thành các lát mỏng, sau đó ngâm trong nước sôi và đậy kín miệng cốc.

  • Sau khoảng 15 phút, nước gừng chuyển sang màu vàng nhạt là có thể sử dụng, có thể cho thêm vào 2 thìa mật ong để làm tăng hương vị.

  • Nên uống 2 cốc nước gừng mỗi ngày để nhanh cải thiện tình trạng khản tiếng.

Chữa khản tiếng bằng nước muối

Súc họng nước muối làm dịu cổ họng

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ chữa lành tổn thương vùng cổ họng. Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày là cách chữa khản tiếng đơn giản được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Pha một muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm, hòa tan hoàn toàn.

  • Súc họng khoảng 2 lần mỗi ngày đến khi giọng nói khôi phục trở lại.

  • Nên thực hiện súc họng sau khi đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý: Không nên pha nước muối quá mặn vì có thể làm tổn thương tế bào cổ họng khiến tình trạng khản tiếng trở nên nghiêm trọng hơn.

Giá đỗ chữa khản tiếng

Giá đỗ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng vitamin C, glucid, calo,... dồi dào. Dân gian thường sử dụng giá đỗ giúp thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng và hỗ trợ cải thiện tình trạng khản tiếng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 150-200g giá đỗ, đem rửa sạch, để ráo nước.

  • Giã nát giá đỗ và lọc lấy nước cốt, ngậm nước cốt giá đỗ trong miệng sau đó nuốt từ từ xuống họng.

  • Kiên trì thực hiện 2-3 lần mỗi ngày đến khi tình trạng khản tiếng được cải thiện.

Chữa khản tiếng bằng hành tây

Chữa khản tiếng bằng hành tây là mẹo được nhiều người áp dụng

Hành tây không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình mà nó còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên được nhiều người áp dụng chữa khản tiếng.

Cách thực hiện:

  • Bóc bỏ lớp áo ngoài màu nâu của hành tây, rửa sạch.

  • Thái nhỏ hành và đun sôi với nước khoảng 15 phút.

  • Lọc bã thu lấy nước cốt hành tây.

  • Duy trì uống nước hành tây 2-3 lần mỗi ngày, tình trạng khản tiếng sẽ sớm cải thiện.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp tự nhiên chữa khản tiếng tại nhà

Nhìn chung, các phương pháp dân gian cải thiện khản tiếng khá hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp tự nhiên chữa khản tiếng tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Phương pháp dân gian chỉ áp dụng cho trường hợp khản tiếng nhẹ, trường hợp viêm nặng và khản tiếng kéo dài hầu như không có tác dụng.

  • Phương pháp này yêu cầu người bệnh kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

  • Trong thời gian điều trị, nên hạn chế nói chuyện trong vòng 1-2 ngày để dây thanh âm có thời gian hồi phục.

  • Duy trì uống nước ấm hàng ngày giúp làm dịu cổ họng và cải thiện giọng nói trong trẻo hơn.

  • Nên tập thở sâu bằng mũi thay vì bằng miệng để giảm tình trạng khô rát họng.

  • Trường hợp áp dụng các phương pháp dân gian nhưng không đỡ, hoặc tình trạng khản tiếng trở nên trầm trọng hơn thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Chilidol - Hỗ trợ giảm khản tiếng kéo dài!

Khắc phục nhược điểm của phương pháp dân gian chữa khản tiếng, Dược Minh Phúc mang đến cho bạn giải pháp cải thiện hiệu quả triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, viêm họng mạn,... đó là Chilidol - viên ngậm uống 2 in 1!

Chilidol cải thiện hiệu quả khàn tiếng, ngăn ngừa tái phát!

Chilidol có thành phần chính là Kha tử - dược liệu duy nhất có tác dụng trực tiếp chữa khản tiếng được ghi chép trong Dược điển Việt Nam, kết hợp với các thành phần dược liệu khác như Liên kiều, Cát cánh, Xuyên Khung, Cam thảo bắc mang đến công dụng:

  • Giảm khản tiếng, mất tiếng.

  • Giảm viêm, giảm đau rát họng.

  • Giảm ho.

  • Giảm đờm.

Chilidol được bào chế dưới dạng viên vừa ngậm được vừa uống được. Khi ngậm, dược chất qua hầu họng từ từ cho tác dụng giảm sưng viêm, làm dịu dây thanh quản từ đó giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói trong trẻo. Mặt khác, khi dùng đường uống, Chilidol cho tác dụng phòng bệnh lâu dài, thích hợp với người thường xuyên sử dụng giọng nói như giáo viên, MC, người yêu ca hát, nhân viên tư vấn bán hàng,...

Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên an toàn với sức khỏe, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm lâu dài mà không lo về tác dụng phụ. Để phòng ngừa khản tiếng kéo dài, tốt nhất bạn nên sử dụng đủ liệu trình từ 2-4 tháng.

Mua Chilidol chính hãng ở đâu?

 - Mua trực tiếp tại các hiệu thuốc (để lại SĐT để biết nhà thuốc nào ở gần bạn đang có sẵn Chilidol)

- Đặt hàng trực tiếp trên website này bằng cách để lại tên và SĐT, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn đảm bảo hàng chuẩn 100%

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/hoarseness
  • https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice
Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất