Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Khản tiếng lâu ngày mãi không khỏi - chớ coi thường!

Ngày đăng: 28/12/2022

Khản tiếng lâu ngày không chỉ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đôi khi, khản tiếng kéo dài còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây khản tiếng lâu ngày

Khản tiếng là tình trạng giọng nói thay đổi bất thường, có thể đi kèm theo tình trạng khô, đau rát họng,... Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những người thường xuyên phải nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, nhân viên bán hàng,... có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thông thường, khản tiếng sẽ xuất hiện đột ngột và tự khỏi sau vài ngày để giọng nói nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khản tiếng kéo dài trên 3 tuần khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Đừng chủ quan, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể là:

Viêm thanh quản mãn tính

Dây thanh quản tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng bị sưng, phù nề kéo dài. Khi bị viêm thanh quản mãn tính, bệnh thường tái phát nhiều lần khiến dây thanh âm không thể hoạt động một cách bình thường, gây ra tình trạng khản tiếng kéo dài. Trong các đợt cấp của viêm thanh quản mạn, thậm chí người bệnh có thể bị mất tiếng trong vài ba ngày.

Xem thêm: Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?

Hạt xơ dây thanh

Khản tiếng kéo dài do hạt xơ dây thanh là tình trạng thường gặp ở ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên,... Nguyên nhân là do người bệnh cần gắng sức nói trong khi chứng viêm thanh quản chưa hồi phục khiến các sợi cơ dây thanh tổn thương nghiêm trọng.

Quá trình sửa chữa tổn thương của cơ thể diễn ra, các dịch tiết có thể tích tụ thành hạt nhỏ ở mép dây thanh (thường là cả 2 bên), làm biến đổi giọng nói của người bệnh. Hơn nữa, các hạt xơ còn làm 2 dây thanh không khép lại được với nhau gây ra tình trạng hụt hơi, nói nhanh mệt.

Bệnh viêm đường hô hấp

Một trong số các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp là khản tiếng, thậm chí là mất tiếng. Nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp, thời tiết lạnh, hít phải hóa chất độc hại,... Ngoài khản tiếng, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm khác như ho, đau rát họng, sổ mũi, sốt,...

Nếu không điều trị đúng cách, theo thời gian, tổn thương tại thanh quản trở thành mạn tính gây ra tình trạng khản tiếng kéo dài. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập gây nhiễm trùng toàn bộ đường hô hấp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ung thư thanh quản

Khản tiếng lâu ngày ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị nghiện thuốc lá lâu năm là một dấu hiệu cảnh báo ung thư thanh quản. Bệnh thường tiến triển âm thầm, ban đầu chỉ có biểu hiện khản tiếng, nói nhanh mệt, sau một thời gian có thể xuất hiện các triệu chứng khác như khó thở, ho ra máu, khó nuốt, nuốt đau,... Đây là bệnh lý rất nguy hiểm lại khó phát hiện, vì vậy người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng khản tiếng kéo dài.

Nguyên nhân khác

Tình trạng khản tiếng kéo dài cũng có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hút thuốc lá,... đều có thể khiến dây thanh âm bị kích ứng dẫn đến khản tiếng.

Theo các chuyên gia, khản tiếng lâu ngày là do niêm mạc thanh quản vốn đã rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tổn thương dưới tác động của virus, vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khản tiếng thường xuyên tái phát, kéo dài, điều trị mãi không khỏi.

Khản tiếng lâu ngày có nguy hiểm không?

Nhiều người nghĩ rằng, khản tiếng lâu ngày không nguy hiểm, sau một thời gian sẽ tự khỏi. Điều này hoàn toàn sai lầm. Tùy theo mức độ tổn thương và các biểu hiện cụ thể mà khản tiếng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, cũng như tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe.

Ảnh hưởng hô hấp

Khản tiếng kéo dài khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, cảm thấy có thứ gì đó mắc ở cổ họng và muốn khạc chúng ra ngoài. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến cổ họng đau rát, thanh quản tổn thương trầm trọng hơn. Một số trường hợp có biểu hiện khó thở, nói nhiều bị hụt hơi,...

Tự ti khi giao tiếp

Giọng nói khàn đặc, kéo theo tình trạng đau rát cổ họng, nói nhanh mệt, hụt hơi khiến người bệnh trở nên ngại giao tiếp. Không những vậy, việc hạn chế giao tiếp lâu ngày làm tuyến nước bọt kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng. Chính vì thế, người bệnh càng ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Ảnh hưởng đến công việc

Với những người thường xuyên sử dụng giọng nói trong công việc như nhân viên tư vấn bán hàng, giáo viên, ca sĩ, MC,... khản tiếng như một mối đe dọa. Bởi trong công việc, giọng nói đối với họ rất quan trọng. Khản tiếng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy giảm năng suất lao động,... đôi khi mất tiếng hoàn toàn làm người bệnh phải đối mặt với nguy cơ phải nghỉ việc.

Suy nhược cơ thể

Thanh quản sưng viêm, phù nề gây tình trạng khó nuốt, ăn uống khó khăn, người bệnh nói chuyện thấy rất mệt mỏi,... lâu dần khiến cơ thể bị suy nhược, mất ăn mất ngủ. Nguy hiểm hơn, cơ thể suy nhược tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí là ung thư thanh quản đe dọa tính mạng người bệnh.

Khi nào khản tiếng kéo dài cần đi gặp bác sĩ?

Thông thường, khản tiếng chỉ kéo dài sau vài ngày rồi tự biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài hơn 10 ngày với người lớn và trên 7 ngày đối với trẻ em thì cần đi khám bác sĩ ngay. Đặc biệt, nếu khản tiếng ở trẻ em có đi kèm với tình trạng khó thở, khó nuốt, chảy nước dãi,... thì cha mẹ cần hết sức chú ý, đưa trẻ đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa khản tiếng lâu ngày

Để phòng ngừa khản tiếng lâu ngày, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế nói chuyện trong một vài ngày, tránh việc nói to, nói liên tục, la hét quá mức,… chỉ nên nói với âm lượng đủ nghe và cũng không nên nói thì thầm.

  • Súc miệng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối sẽ giúp cổ họng nhanh chóng dịu lại.

  • Bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.

  • Bảo vệ đường thở khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều hóa chất độc hại.

  • Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, nhất là vùng cổ họng.

  • Không để gió từ quạt hay điều hòa thổi trực tiếp vào cổ mũi, họng.

  • Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích như cà phê,...

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể chống chọi lại tác nhân gây bệnh.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, tránh để cổ họng bị khô rát kích ứng.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh đúng cách.

Phương pháp chữa khản tiếng kéo dài từ thảo dược tự nhiên

Khản tiếng lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh mà nó còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh kéo dài như một “con dao hai lưỡi”, có thể khiến bệnh vĩnh viễn không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, hiện nay, rất nhiều người bệnh đã tìm đến các giải pháp từ dược liệu tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng khản tiếng hiệu quả mà an toàn.

Trong đó, quả kha tử được biết đến là dược liệu hàng đầu trong chữa bệnh khản tiếng, mất tiếng, viêm họng,... Thành phần của Kha tử có chứa đến 51,3% tanin, bao gồm nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả như Chebulinic, Terchebulin, Teflavin A,...

Xem thêm: Quả kha tử và tác dụng chữa khản tiếng, mất tiếng

Khi dùng kết hợp Kha tử với Liên Kiều (thảo dược có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên) sẽ cho tác dụng chống viêm tại đích dây thanh quản tổn thương, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại, từ đó giải quyết nhanh chóng tình trạng khản tiếng, dự phòng bệnh tái phát trở lại.

Chilidol - giảm khản tiếng, ngăn ngừa bệnh tái phát!

Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, bộ đôi Kha tử và Liên kiều chữa khản tiếng đã được ứng dụng trong sản phẩm viên nén Chilidol - viên ngậm uống 2 trong 1, vừa hiệu quả, tiện dùng và an toàn với sức khỏe!

Trong mỗi viên Chilidol chứa đến 300 gram bột quả Kha tử và cao hỗn hợp dược liệu tương ứng với 1350mg Liên kiều. Ngoài ra, Chilidol còn bổ sung Xuyên khung, Cát cánh và Cam thảo bắc có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng ho khan, ho đờm, đau rát họng, hỗ trợ thúc đẩy tổn thương nhanh chóng hồi phục.

Chilidol có thể vừa ngậm vừa uống. Khi ngậm, dược chất thấm từ từ qua hầu họng cho tác dụng tại chỗ nhanh chóng. Mặt khác, khi uống, dược chất được dẫn đến từng mao mạch nhỏ, cho tác dụng lâu dài, dự phòng khản tiếng tái phát trở lại.

Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, Chilidol không gây ra tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Sau nhiều năm phát triển, Chilidol đã nhận được hàng ngàn phản hồi tích cực từ người dùng bao gồm giáo viên, ca sĩ, nhân viên tư vấn, những người yêu ca hát,...

Mua Chilidol chính hãng ở đâu?

- Mua trực tiếp tại các hiệu thuốc (để lại SĐT để biết nhà thuốc nào ở gần bạn đang có sẵn Chilidol)

- Đặt hàng trực tiếp trên website này bằng cách để lại tên và SĐT, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn đảm bảo hàng chuẩn 100%

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất