TOP 7 mẹo chữa đau họng tại nhà cực dễ thực hiện!

 Đau họng là tình trạng thường xuyên gặp phải mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc sử dụng giọng nói nhiều. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, không phải ai cũng có thời gian đi khám bác sĩ mỗi lần bị, nếu vậy hãy thử 7 mẹo chữa đau họng tại nhà dễ dàng thực hiện sau đây.


Nguyên nhân gây đau họng

Đau họng là một trong những triệu chứng bệnh lý phổ biến nhất. Hằng năm, có đến 13 triệu trường hợp bệnh nhân đi khám có triệu chứng đau họng. Hiểu được nguyên nhân gây đau họng mới có biện pháp xử lý phù hợp. Các nguyên nhân gây đau họng có thể kể đến như:

  • Do cảm lạnh hoặc cảm cúm: Đa số các trường hợp cảm cúm đều do virus với triệu chứng điển hình là đau họng, ho, chảy nước mũi và sốt. 

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Chỉ một lượng nhỏ acid dạ dày trào ngược lên thực quản cũng có thể gây đau họng. Trong nhiều trường hợp trào ngược không đi kèm đau dạ dày, nguyên nhân này rất dễ bị bỏ qua.

  • Nói to hoặc nói nhiều: Nói nhiều, ca hát, la hét dễ dẫn đến những chấn thương ở cổ họng gây ra đau họng. 

  • Khối u: Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu đau họng lâu ngày không khỏi kèm theo sút cân, mệt mỏi, bạn nên lưu ý đến vấn đề này. 

  • Ngoài ra, dị ứng, không khí ô nhiễm, khói thuốc và hóa chất cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. 

 

7 mẹo chữa đau họng tại nhà không cần thuốc 

80% các trường hợp đau họng là do cảm lạnh hoặc cảm cúm, lúc này sử dụng kháng sinh là không có hiệu quả. Bạn hãy tham khảo 7 mẹo chữa đau họng dễ thực hiện như sau: 

Mẹo chữa đau họng bằng quất chưng mật ong

Đây là mẹo cực kỳ phổ biến trong dân gian, được các bà, các mẹ thường xuyên sử dụng do có hương vị chua chua ngọt ngọt dễ uống, ngay cả trẻ con cũng thích sử dụng. Cả quất và đường phèn (nhiều nơi còn cho thêm lá hẹ) đều có tính ấm, giúp sát khuẩn, nhuận phế, làm dịu hầu họng. 


Cách làm rất đơn giản:

  • Nguyên liệu: 5-7 quả quất tươi, rửa sạch cắt đôi; 1 nắm lá hẹ, rửa sạch cắt khúc dài bằng đốt ngón tay.

  • Cách làm: Cho quất, lá hẹ và 3-4 thìa mật ong vào bát, đậy nắp đun cách thủy 15-20 phút. Để nguội và chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. 

Mẹo chữa đau họng bằng lê hấp đường phèn

Lê hấp đường phèn là phương pháp chữa đau họng đã có từ ngàn năm ở Trung Quốc. 

  • Nguyên liệu: 1 quả lê to, 20g đường phèn, 1 thìa kỷ tử 

  • Cách làm: Rửa sạch quả lê, cắt đầu quả lê dày khoảng 1cm, dùng thìa nạo bớt ruột bên trong. Cho kỷ tử, đường phèn vào quả lê, đậy phần đầu lại, dùng tăm cố định và hấp cách thủy khoảng 1 giờ cho đường phèn tan hết, lê tự tiết ra nước là được. 

Lê hấp đường phèn có vị ngọt thanh của đường phèn, vị thơm của lê, thích hợp để chữa đau họng cho trẻ em và người lớn nhất là vào mùa đông. 


Mẹo chữa đau họng bằng cam, quýt, chanh

Các loại quả thuộc họ cam, chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường đề kháng, giảm đau họng trong trường hợp đau do viêm phế quản. Đặc biệt trong quả chanh chứa nhiều acid citric giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm khản tiếng, hôi miệng.


Cách dễ nhất để sử dụng cam, chanh cho người đau họng là pha một cốc nước cam, chanh ấm, thêm vài giọt mật ong để tăng hương vị và thêm tác dụng sát khuẩn.

Cách hiệu quả hơn là thái lát chanh đào ngâm với mật ong trong khoảng 1 tháng. Sau đó bạn có thể lấy một muỗng dịch ngâm pha với một cốc nước ấm và uống, áp dụng 2-3 lần/ngày.

Nhưng cách nhanh chóng nhất là ngậm trực tiếp một lát chanh với một chút muối ăn. Đây cũng là cách hiệu quả nhất, tuy nhiên cách làm này có thể gây khó chịu bởi vị chua của chánh.

Mẹo chữa đau họng bằng viên uống tại nhà 

Đối với những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói, người thường bị viêm họng, polyp, đau họng, khàn tiếng,..., không có gì tiện lợi và hiệu quả hơn là thủ sẵn một hộp viên uống giảm đau họng tại nhà. Viên uống - ngậm 2 trong 1 Chilidol của công ty cổ phần dược mỹ phẩm Minh Phúc là sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên: Kha tử, liên kiều, cát cánh, xuyên khung, cam thảo bắc, đều đã được chứng minh bằng cả y học cổ truyền và y học hiện đại là có tác dụng giảm ho, đau họng, giảm khản tiếng. 


Sản phẩm có tác dụng cải thiện các triệu chứng khản tiếng, hụt hơi, mất tiếng, viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, đã được nhiều chuyên gia và người nổi tiếng khuyên dùng. Đặc biệt, Chilidol có mùi thảo dược dễ uống, có thể kết hợp cả uống trực tiếp để dược chất hấp thu vào toàn cơ thể cho tác dụng lâu dài hoặc ngậm để giảm đau họng ngay sau khi ngậm. 


Mẹo chữa đau họng bằng rễ cam thảo

Nguyên nhân chính dẫn đến đau họng là do vi khuẩn gây nên. Rễ cây cam thảo có chứa glycyrrhizin, có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của liên cầu khuẩn gây viêm họng. 


Hiện nay trên thị trường có bán bột cam thảo nghiền sẵn, bạn chỉ cần mua về, pha với nước ấm và một chút chanh là đã có thể sử dụng được. Cam thảo còn có thể ngâm với nước sôi để uống hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để uống như trà. 

Mẹo chữa đau họng bằng tỏi

Tỏi từ lâu đã được ông cha ta sử dụng để sát khuẩn, chống viêm, tăng cường đề kháng. Đặc biệt món tỏi ngâm rượu là một mẹo dân gian chữa đau họng rất hiệu quả, chỉ cần ngâm 1 lần là có thể dùng được cả tháng. Cách làm như sau:

  • Tỏi chọn củ to, đẹp, không hư hại. Bóc vỏ, rửa sạch cho vào bình thủy tinh.

  • Đổ rượu vào ngập tỏi, đậy kín và ủ ở nơi ít ánh sáng cho đến khi tỏi chuyển sang màu vàng nghệ hoàn toàn. 

  • Mỗi lần dùng, pha 1 thìa dung dịch tỏi với một ít nước ấm, uống ngày 3 lần.

Mẹo chữa đau họng bằng lá tía tô

Theo đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, giúp bổ phế, kháng viêm. Nước sắc lá tía tô thường được các bà các mẹ dùng để trị cảm, đau bụng do lạnh. Nó cũng thường được dùng để trị viêm họng, đặc biệt là viêm họng hạt rất hiệu quả. 


Để chữa đau họng bằng tía tô, chỉ cần một nắm lá đun sôi lấy nước uống là được. Tuy nhiên để tăng tác dụng giải cảm người ta thường kết hợp tía tô với kinh giới và gừng theo phương pháp sau:

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, 1 nắm kinh giới rửa sạch để ráo nước; 1 củ gừng tươi giã nhuyễn 

  • Cách làm: Tía tô, kinh giới, gừng và 100ml nước vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi còn ½ nước thì tắt bếp, lọc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Thực hiện cho đến khi triệu chứng đau họng thuyên giảm.


Những điều cần lưu ý khi bị đau họng

Để tránh tình trạng đau họng nặng hơn, nên lưu ý tránh ăn đồ cay nóng hoặc uống nước đá, nước ngọt có ga. Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích. 


Thời tiết giao mùa dễ dẫn đến đau họng, khản tiếng. Hy vọng những mẹo được chia sẻ trên đây sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp của bạn và gia đình. 


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất