Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Tổng quan về khản tiếng: Nguyên nhân, cách điều trị nhanh nhất

Ngày đăng: 26/09/2022

Khản tiếng, mất tiếng kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới giao tiếp với người thân, bạn bè, trao đổi công việc và đam mê ca hát của bạn? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và có thể điều trị dứt điểm hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về khản tiếng, mất tiếng.

Khản tiếng là gì?

Khản tiếng (khản giọng) là biểu hiện giọng nói trở nên khó nghe, hơi yếu hơn và âm thanh phát ra cao hoặc thấp hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày thậm chí vài tuần,  nếu không được điều trị đúng cách sẽ tái đi tái lại nhiều lần gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Khản tiếng để càng lâu càng khó điều trị, nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm thanh quản mạn tính, hạt sơ, u nang thanh quản,...

Xem thêm : Khản tiếng quá 10 ngày đi khám phát hiện bệnh trở nặng

Âm thanh phát ra như thế nào?

Trước hết chúng ta có thể xem qua cấu tạo của thanh quản và các bộ phận xung quanh nó. Thanh quản nằm phía trên khí quản. Các dây âm là hai dải cơ nằm bên trong thanh quản, chúng có khả năng đóng mở. Âm thanh phát ra nhờ các nếp gấp thanh quản (dây thanh âm) và hộp thoại. 

Khi nói, không khí từ phổi làm cho dây thanh rung, tạo ra sóng âm thanh. Sau đó âm thanh được biến đổi bởi các cử động của lưỡi, hàm, môi tạo ra lời nói. Âm vực thấp các nếp gấp thanh quản được thả lỏng, giọng nói sẽ trầm hơn. Âm vực cao hơn khi nếp gấp căng hoặc kéo dài.

Nguyên nhân khàn tiếng

Nguyên nhân khàn tiếng có thể tự nhiên hoặc do bệnh lý:

Yếu tố tự nhiên bao gồm: công việc, sở thích đam mê hoặc tuổi tác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giọng nói

Do bệnh lý tại thanh quản: 

Thanh quản tổn thương là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Bệnh nhân đi thăm khám bác sĩ, nội soi để biết chính xác mình mắc bệnh lý gì. Các bệnh lý thường gặp gồm:

Do bệnh lý ngoài thanh quản: Những trường hợp viêm nhiễm, tổn thương bên ngoài thanh quản cũng gây ảnh hưởng đến giọng nói, có thể kể đến:

  • Sử dụng giọng nói quá nhiều: Nếu bạn phải nói nhiều trong thời gian dài, hát với tone giọng cao hoặc thấp hơn so với giọng bình thường hoặc cổ vũ quá to, bạn có thể bị khàn giọng. 

  • Viêm thanh quản: Khi bị viêm, các nếp gấp thanh quản bị sưng lên làm biến dạng âm thanh gây khàn hoặc mất tiếng.

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Acid hoặc các chất khác trong dạ dày trào ngược lên cổ họng gây tổn thương dây thanh quản, dẫn đến giọng bị khàn hơn. Tình trạng kéo dài khiến dây thanh quản bị tổn thương nghiêm trọng. Mặc dù tình trạng trào ngược được điều trị nhưng những tổn thương ở thanh quản vẫn còn và người bệnh vẫn bị khàn tiếng, mất tiếng. 

  • Hạt xơ thanh quản: Hai bên dây thanh xuất hiện hạt xơ, khiến dây thanh không thể khép kín và rung động đều khi phát âm, gây ra biến dạng âm thanh, khàn giọng, hụt hơi, mất tiếng.

  • Liệt dây thanh quản: Trường hợp này có thể gặp khi bị tổn thương dây thanh trong quá trình phẫu thuật, chấn thương cổ hoặc ngực, đột quỵ, nhiễm trùng hoặc bệnh đa xơ cứng. Thông thường sẽ chỉ có một dây thanh bị liệt, trường hợp liệt cả hai dây thanh hiếm gặp hơn. Vì bị liệt thanh quản nên lỗ thông khí không thể đóng, mở hoàn toàn, gây ra khản giọng, mất tiếng.

  • Polyp dây thanh quản: Khối u lành tính ở dây thanh, có thể bị xuất huyết bên trong và thường gây biến đổi giọng nói.

  • Chứng khó thở do căng cơ: Tình trạng căng cơ quá mức trong và xung quanh hộp âm thanh, có thể phát triển trong quá trình viêm thanh quản và vẫn còn tiếp tục dù hết bị sưng dây thanh quản.

  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang: Các tuyến ở mũi và họng tiết ra dịch nhầy để chống lại virus, vi khuẩn, bảo vệ cổ họng. Tuy nhiên, thói quen nuốt của chúng ta khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn và tích tụ ở phía sau cổ họng, gây kích thích vùng họng, dây thanh quản, dẫn tới một loạt các triệu chứng khác như khản giọng, ngứa họng, ho.  

  • Các bệnh về đường hô hấp khác: Một số bệnh khác có thể gây khản giọng như viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng hạt, viêm VA…

  • Ung thư thanh quản 

  • Tuổi tác: Dây thanh quản trở nên mỏng và mềm hơn theo tuổi tác. Do đó giọng của bạn có thể trở nên khàn hơn khi già đi.

Đối tượng có nguy cơ bị khản tiếng

 

Khàn tiếng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề. Mặc dù vậy, khản tiếng thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng giọng nói:

  • Giáo viên

  • Ca sĩ

  • MC

  • Tư vấn viên

  • Nhân viên bán hàng

  • Những người yêu ca hát

Bị khản tiếng lâu ngày có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị khản tiếng sớm và để nó kéo dài, bạn có thể bị hụt hơi, nói năng thều thào, sức khỏe suy yếu hoặc nguy hiểm hơn sẽ bị mất tiếng, nói không ra âm thanh. Không những vậy, trong bệnh lý, khản tiếng là triệu chứng của nhiều loại bệnh đã đề cập ở trên.

Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm liên quan đến cổ họng và lan sang toàn cơ thể như ung thư dây thanh quản, suy hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Đối với những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói trong giao tiếp, công việc như giáo viên, người dẫn chương trình, ca sĩ, nhân viên bán hàng, người yêu ca hát… nếu để khản tiếng kéo dài sẽ có nguy cơ mất tiếng và phải bỏ nghề, bỏ đam mê vì không còn giọng nói.

Để không gặp phải các biến chứng này, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để chấm dứt tình trạng khản tiếng, mất tiếng và các bệnh lý khác. 

Cách chẩn đoán nguyên nhân gây khản tiếng


Khi đến khám tại khoa Tai - Mũi - Họng, đầu tiên bác sĩ có thể hỏi bạn các câu hỏi sau:

  • Bạn bị khàn tiếng bao lâu rồi?

  • Bạn tự nhiên bị khàn tiếng hay đã có dấu hiệu từ từ trước đó?

  • Bạn có các triệu chứng khác như đau họng, ho, mệt mỏi hay không?

  • Bạn có hút thuốc, uống rượu không? Bạn hút thuốc bao lâu rồi?

Thông qua các câu trả lời và lắng nghe giọng nói của bạn, bác sĩ bắt đầu kiểm tra tai, mũi, họng của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có cục u nào trong cổ hay không bằng cách soi thanh quản. 

Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể tiến hành cấy dịch cổ họng, chỉ định chụp X-quang, CT hoặc lấy máu để đo công thức máu hoàn chỉnh. 

Bị khản tiếng có khỏi không? Khi nào đi gặp bác sĩ?


Thông thường tình trạng khản tiếng sẽ tự khỏi sau 3 đến 5 ngày. Nếu bạn vẫn bị khản tiếng kéo dài trên 10 ngày (đối với người lớn) hoặc kéo dài hơn một tuần đối với trẻ em, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sau bạn nên đến ngay bệnh viện và không tự điều trị ở nhà:

  • Khó thở

  • Đau khi nói

  • Đau khi nuốt

  • Ho ra máu

  • Khó nuốt

  • Cảm giác có cục ở cổ

  • Khản giọng kèm theo chảy nước dãi ở trẻ em

Lưu ý, tình trạng khản tiếng kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm là biểu hiện bệnh mạn tính, không thể chủ quan phải đi thăm khám và có biện pháp điều trị ngay lập tức.

Mới bị khản tiếng uống thuốc gì?


Bạn cần biết rõ nguyên nhân gây khàn tiếng và được bác sĩ chỉ định mới được dùng thuốc Tây y điều trị khản tiếng. Thông thường, khản tiếng do nguyên nhân bệnh lý sẽ dùng các thuốc điều trị bệnh đó. Trường hợp còn lại sẽ dùng các phương pháp khác như dùng mẹo dân gian hoặc thay đổi lối sống để chữa khàn giọng.

Một số loại thuốc Tây được sử dụng trong trường hợp mắc bệnh đường hô hấp như:

  • Thuốc kháng sinh nếu bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn.

  • Thuốc kháng viêm NSAID

  • Thuốc corticoid: Dùng điều trị khàn do dị ứng

Mặc dù phương pháp dùng thuốc Tây đem lại tác dụng giảm triệu chứng nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như đau đầu, rối loạn tiêu hóa hoặc kháng kháng sinh.

Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

Cách chữa khản tiếng lâu ngày

Đối với người bị khản tiếng lâu ngày không khỏi thường chỉ có thể kiểm soát mức độ khản tiếng nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh. Do đó khi chữa khản tiếng lâu ngày sẽ ưu tiên dùng các phương pháp tự nhiên, dược liệu hoặc các mẹo dân gian vì có thể sử dụng dài ngày mà không gây tác dụng không mong muốn lên sức khỏe người bệnh.

Mẹo dân gian chữa khản tiếng

Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo chữa khản tiếng được nhiều thế hệ sử dụng và đạt hiệu quả. Các mẹo này đều sử dụng các cây gia vị, cây thuốc quen thuộc dễ kiếm trong vườn nhà. Lưu ý là các biện pháp này cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, hiệu quả sẽ đến từ từ chứ không thể nhanh được.

Dưới đây là một số cách chữa khản tiếng bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Mật ong kết hợp chanh tươi: Mật ong nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, được sử dụng nhiều trong các bệnh đường hô hấp. Chanh tươi có chứa lượng lớn vitamin C có tác dụng làm dịu cổ họng, lấy lại giọng nói trong hơn. Cách thực hiện: Thái lát 1 - 2 quả chanh, ngâm với một ít mật ong trong 1-2 tiếng (mật ong chỉ cần lấy một lượng đủ để các lát chanh ngấm đều hai mặt). Sau đó bạn chỉ cần ngậm và nuốt vào cổ họng, sử dụng đến khi hết bị khản tiếng hoàn toàn.


  • Quất hấp cách thủy mật ong hoặc đường phèn: Tương tự như chanh, quất cũng chứa nhiều vitamin C có lợi cho cổ họng. Cách thực hiện: Thái lát 2 - 3 quả quất, thêm ít mật ong hoặc đường phèn. Sau đó đem hấp cách thủy trong 15 phút, ngậm mỗi ngày sẽ giúp cải thiện khản tiếng rõ rệt.

  • Chanh tươi kết hợp với muối: Muối có khả năng sát khuẩn tốt, thường được sử dụng để làm sạch cổ họng. Cách thực hiện: Chanh thái lát mỏng, rắc chút muối lên lát chanh và ngậm mỗi ngày.

  • Lá hẹ hấp mật ong: Hẹ có chứa chất Odorin có tác dụng kháng sinh, là một vị thuốc theo kinh nghiệm của nhân dân. Lá và củ thường được dùng để chữa bệnh ho, khàn giọng, đặc biệt cho đối tượng trả em. Cách thực hiện: Hẹ rửa sạch, thái từng khúc nhỏ khoảng 1cm, cho vào bát. Thêm khoảng 2 đến 3 thìa mật ong, trộn đều đem hấp cơm hoặc hấp cách thủy trong 15 phút. Khi hấp xong chắt lấy phần nước cốt để uống.

 

 

  • Trà gừng: Gừng có vị cay tính ôn, quy vào ba kinh phế, tỳ và vị, tác dụng phát biểu tán hàn, giúp chữa ho đờm, giảm khàn giọng. Cách thực hiện: Gừng tươi thái lát mỏng, đem hãm nước sôi như hãm trà. 

  • Sử dụng tỏi sống: Tỏi được xem là một vị thuốc kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng vi khuẩn, nâng cao miễn dịch và giảm tổn thương ở thanh quản. Cách thực hiện: Nhai tỏi sống hoặc giã nát lấy nước cốt rồi uống.

Các mẹo dân gian thường được áp dụng khi mới bị khản tiếng hoặc khản tiếng nhẹ. Phương pháp này thường có tác dụng chậm và cần kiên trì sử dụng dài ngày mới thấy kết quả rõ rệt. Nếu bạn bị khản tiếng lâu ngày hoặc mức độ khản tiếng nặng, các mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ và cần áp dụng các phương pháp điều trị khác. 

Các vị dược liệu chữa khản tiếng

Tri thức sử dụng dược liệu được ông cha ta đúc kết và truyền lại qua bao đời nay, có giá trị và đạt nhiều hiệu quả không chỉ ở phần chữa trị triệu chứng mà còn có khả năng dưỡng bệnh, nâng cao sức khỏe. Một số vị dược liệu chữa khản tiếng được sử dụng hiện nay:

  • Kha tử: Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, Kha tử hay còn gọi là Chiêu liêu, có vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, chuyên dùng chữa ho mất tiếng.  


  • Cát cánh: Có tác dụng khử đờm, chỉ ho, giúp bảo vệ họng, chống viêm loét.

  • Mạch môn đông: Có tác dụng chữa bệnh ho nhờ khả năng nhuận phế.

  • Liên kiều: Có tác dụng kháng sinh giúp chống viêm tại chỗ, từ đó giúp giảm các bệnh viêm đường hô hấp, một trong những nguyên nhân gây ra khản tiếng.

  • Cam thảo bắc: Giúp giảm ho, chống viêm, chống dị ứng.

  • Ô mai: Trị viêm họng, ho, cảm lạnh, giảm khản tiếng. 

  • Tỳ bà diệp: Tỳ bà diệp giúp làm  mát phổi, thanh phế, chữa ho đờm, từ đó gián tiếp giảm khản tiếng. 

Thông thường các vị dược liệu sẽ được kết hợp với nhau trong từng bài thuốc cụ thể. Tùy theo nguyên nhân gây khàn tiếng mà bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:

  • Nguyên nhân phong hàn: Bài thuốc Kim khí tán gồm các vị tiền hồ 90g, kinh giới 120g, khương bán hạ 30g, xích thược dược 60g, tế tân 30g, toàn phục hoa 90g, chích cam thảo 30g.

  • Nguyên nhân phế nhiệt: Bài thuốc Thanh phế thang gồm mạch đông 9g, tri mẫu 9g, cam thảo 6g, hoàng cầm 9g, thiên đông 9g, bối mẫu 9g, quất hồng 9g, tang bạch bì 9g.

  • Nguyên nhân ho đờm: Bài thuốc Ma hoàng tán gồm ma hoàng 300g, kha tử bì 150g, nhục quế 180g, khoản đông hoa 150g, cam thảo 150g, hạnh nhân 90g.

Nhiều người mua dược liệu về tự sắc thuốc uống mỗi ngày để chữa ho, khản tiếng. Tuy nhiên, chất lượng dược liệu trên thị trường thường không đảm bảo và cần người có kinh nghiệm để phân biệt dược liệu thật, giả. Không những vậy, do dùng dạng dược liệu nên mức độ tác dụng chậm và cần thời gian dài mới thấy được hiệu quả nên bạn cần kiên trì khi lựa chọn phương pháp điều trị này. 

Thay đổi lối sống

Áp dụng các phương pháp trên cùng với việc thay đổi lối sống sẽ giúp bạn giảm bớt chứng khản tiếng và lấy lại giọng nói của mình:

  • Hãy để giọng nói được nghỉ ngơi: Tránh nói chuyện, la hét trong vài ngày để những tổn thương vùng dây thanh quản sớm hồi phục. Bạn cũng không nên thì nói nhỏ, thì thầm vì khi đó phải hạ giọng xuống thấp, dây thanh sẽ căng nhiều hơn.

  • Uống nhiều nước ấm: Nước giúp làm ấm cổ họng và làm dịu các tổn thương.

  • Tránh caffeine và rượu: Các chất kích thích này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khàn giọng của bạn.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.

  • Tắm nước nóng.

  • Hạn chế hút thuốc lá: Khói thuốc làm khô, rát cổ họng của bạn.

  • Dọn dẹp môi trường sống: Điều này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như bụi, lông chó mèo.

  • Không sử dụng xịt mũi để chữa khản giọng: Chúng có thể gây kích ứng và làm khô cổ họng hơn.

Nếu áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả và vẫn bị khản tiếng trên 10 ngày, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám bệnh chuyên sâu.

Cách phòng ngừa bị khản tiếng, mất tiếng

Để giữ một giọng nói trong, khỏe mạnh và không bị khản tiếng làm phiền, bạn nên có một lối sống lành mạnh với các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay giúp loại bỏ virus, vi khuẩn, giảm tác nhân gây ra các bệnh đường hô hấp.

  • Không hắng giọng thường xuyên: Hắng giọng có thể làm tăng tình trạng viêm dây thanh quản và gây kích ứng cổ họng.

  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích.

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

  • Súc miệng với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, virus khỏi cổ họng.

  • Không ăn thức ăn cay.

  • Tránh nói hoặc hát quá nhiều, quá to, hát cao hoặc thấp hơn giọng bình thường.

Quan điểm sai lầm khiến khản tiếng dai dẳng mãi không khỏi


Nhiều người nghĩ rằng sử dụng thuốc Tây sẽ cho tác dụng nhanh và khỏi hoàn toàn bệnh. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm vì thuốc Tây y chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời trong thời gian ngắn và nếu để bệnh phát triển dài ngày thì không thể điều trị bằng thuốc Tây y. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như đau đầu, mệt mỏi, kháng kháng sinh…

Tâm lý coi thường bệnh khản tiếng

Hầu hết mọi người sẽ ít quan tâm đến việc tự nhiên bị khản tiếng và nghĩ rằng nó sẽ chóng hết sau 2, 3 ngày. Điều này làm cho bệnh ngày càng phát triển nặng hơn và chỉ khi bệnh kéo dài, bị khản tiếng nặng hoặc mất tiếng thì bệnh nhân mới bắt đầu tìm phương pháp chữa.

Sử dụng các biện pháp điều trị không đúng

Đối với bệnh nhân bị mới bị khản tiếng trong vài ngày nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm nguyên nhân bằng thuốc Tây y. Đối với bệnh nhân bị khản tiếng dài ngày nên điều trị bằng các phương pháp tự nhiên, sử dụng dược liệu, thay đổi lối sống để giảm khản tiếng. Việc áp dụng sai phương pháp trong từng giai đoạn bệnh và mức độ bệnh sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn, nguy cơ mắc các bệnh khác cao hơn. 

Khản tiếng nặng nhưng chỉ dùng biện pháp dân gian

Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng tạm thời giúp ổn định khản tiếng trong thời gian rất ngắn và cần áp dụng kiên trì hàng ngày. Nó không có tác dụng điều trị tận gốc và giảm khản tiếng hoàn toàn cho bạn. Do đó, bạn cần áp dụng thêm các phương pháp điều trị khác như sử dụng dược liệu chuyên chữa khản tiếng. 

Hỏi đáp về khản tiếng, mất tiếng

- Tự nhiên bị khản tiếng là bệnh gì?

Trả lời: Tự nhiên bị khản tiếng mà không phải do nói liên tục, la hét, cổ vũ thì có thể do các bệnh lý về đường hô hấp như viêm thanh quản, polyp dây thanh âm.

- Khản tiếng là dấu hiệu của ung thư dây thanh quản?

Trả lời: Ung thư dây thanh quản là một trong những nguyên nhân gây ra khản tiếng. Tuy nhiên, khả năng này thường ít gặp hơn các nguyên nhân khác và bạn không nên quá lo lắng. Để chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Chilidol - Giảm khản tiếng, mất tiếng, giúp giọng trong nói khỏe

Mặc dù có biện pháp giảm khản tiếng từ mẹo, sử dụng dược liệu thô hoặc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh lý, nhưng những cách này chứa nhiều nhược điểm như tác dụng chậm, không đem lại lại hiệu quả lâu dài.


Thấu hiểu điều đó cùng với mong muốn đem tới một sản phẩm chất lượng, Dược Minh Phúc đã nghiên cứu thành công Chilidol với thành phần chính Kha tử - thành phần duy nhất có công dụng trực tiếp chữa khản tiếng được ghi lại trong Dược điển Việt Nam. 

Chilidol là sự kết hợp giữa các thành phần:

  • Kha tử: Có tác dụng liễm phế giáng nghịch, hướng đích vào dây thanh quản, hầu họng giúp giảm viêm, đau rát, khản tiếng.

  • Liên kiều: Tác dụng như kháng sinh thực vật giúp chống viêm tại chỗ nhờ đó hiệp đồng tác dụng với Kha Tử.

  • Cát cánh: Giúp tiêu đờm, giảm ho, chống viêm, chống loét.

  • Xuyên khung: Tác dụng có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí chỉ thống.

  • Cam thảo bắc: Giảm ho, chống viêm, chống dị ứng.

Chilidol được bào chế dạng viên nén có tác dụng nhanh hơn nhiều lần so với sử dụng dược liệu thô. Sản phẩm có thể dùng dạng ngậm và uống. Khi ngậm, dược chất qua hầu họng từ từ sẽ cho tác dụng giảm khàn tại chỗ, làm chịu thanh quản giúp bạn dễ chịu hơn. Khi uống sẽ cho tác dụng phòng bệnh lâu dài, đặc biệt thích hợp với những người thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, nhân viên bán hàng, người yêu ca hát…

 

Mua Chilidol chính hãng ở đâu?

2 cách thức để sở hữu Chilidol chính hãng

 

- Mua trực tiếp tại các hiệu thuốc (để lại SĐT biết nhà thuốc nào ở gần bạn đang có sẵn Chilidol)

 

- Đặt hàng trực tiếp trên website này bằng cách để lại tên và SĐT, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn đảm bảo hàng chuẩn 100%

 

Trên đây là tổng quan về khản tiếng và các cách giúp bạn lấy lại giọng nói trong trẻo của mình. Giọng nói rất quan trong để giao tiếp, kết nối với tất cả mọi người xung quanh nên hãy bảo vệ nó ngay hôm nay nhé!


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất