Bệnh viêm họng hạt gây ra nhiều phiền toái và rắc rối trong cuộc sống. Không những thế, viêm họng hạt còn tái đi tái lại nhiều lần. Để chấm dứt tình trạng này, mời bạn đọc hết bài viết dưới đây để tìm cho mình một phương án điều trị viêm họng hạt hiệu quả.
Bệnh viêm họng hạt có chữa khỏi được không?
Bản chất của viêm họng hạt là bệnh mãn tính thường rất khó điều trị và thường xuyên tái phát. Do đó, người bệnh cần phải thực sự kiên trì trong suốt quá trình điều trị để có thể đạt được kết quả tốt.
Viêm họng hạt mãn tính không chỉ đòi hỏi cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh mà còn cần tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh để nó có thể thực hiện đúng chức năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh khác.
Với câu hỏi "Viêm họng hạt có chữa được không?” thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào cách điều trị, nguyên nhân gây bệnh và quá trình chăm sóc sau điều trị.
Các thuốc đặc trị viêm họng hạt hiện nay
Nhắc đến thuốc điều trị viêm họng hạt, hiện nay trên thị trường có cả thuốc Đông y và thuốc Tây y.
Với Thuốc Tây y, đây là loại thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Một số thuốc điều trị viêm họng hạt hiện nay:
Kháng sinh: sử dụng khi có nhiễm khuẩn và dự phòng bội nhiễm( một số kháng sinh nhóm beta lactam như Amoxicillin, Cephalosporin các thế hệ như Cefuroxim, Cefixim,...)
Giảm đau, hạ sốt: sử dụng khi có sốt kèm trên 38,5 độ hoặc có đau nhức cơ thể ( Paracetamol, Ibuprofen,...)
Thuốc chống viêm, chống phù nề: giảm các triệu chứng viêm, tiêu mủ, giảm sưng nề vòm họng và đau họng.( Alphachymotrypsin)
Thuốc long đờm: làm lỏng dịch tiết đường hô hấp, giảm tình trạng ngạt mũi và khó thở do dịch tiết quá đặc.( Acetylcystein)
Mặc dù thuốc Tây y có những ưu điểm trong việc điều trị viêm họng hạt như điều trị nhanh, giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm.
Nhược điểm chính của thuốc Tây y là gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây kháng thuốc và ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột. Thuốc chống viêm dạng men có thể gây ra phản ứng dị ứng và tác động không mong muốn khác. Thuốc giảm đau và hạ sốt trong thời gian dài cũng có thể gây tác dụng phụ đối với gan và thận.
Và quan trọng hơn là thuốc Tây y chỉ điều trị triệu chứng không hề có tác dụng tới nguyên nhân gây bệnh.
Vì những nhược điểm này, nhiều người ưa tiên sử dụng phương án đông y trong điều trị viêm họng hạt mãn tính. Sau đây xin chia sẻ tới bạn 5 cách điều trị viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc nam ngay tại nhà.
Xem thêm bài viết: 3 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt
Mách bạn 5 cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng thuốc nam
Lá hẹ
Lá hẹ có khả năng chữa một số bệnh đường hô hấp, bao gồm viêm họng, cảm cúm và ho. Theo các nghiên cứu, lá hẹ được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Đặc biệt, lá hẹ cũng chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế các hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Điều này giải thích tại sao nhiều người khi bị ho, viêm họng thường sử dụng những bài thuốc dân gian từ lá hẹ và cảm thấy có hiệu quả làm tiêu đờm và làm giảm khó chịu trong cổ họng.
Một số cách dùng lá hẹ trị viêm họng hạt: Lá hẹ có thể hấp đường phèn, mật ong hoặc gừng,..
Lá trầu không
Theo quan niệm Đông Y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nhẹ và mùi thơm nồng, vì vậy lá trầu không được sử dụng không chỉ làm gia vị mà còn được ứng dụng làm thuốc. Lá trầu không có tác dụng làm ấm cổ họng và cơ thể, đồng thời có tính sát khuẩn cao, giúp làm giảm viêm và tiêu đờm.
Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất như Tanin, Eugenol, Cineol, đây là các kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm và kháng vi khuẩn, giúp giảm sưng viêm và có tác dụng chống oxy hóa.
Nghiên cứu cũng cho thấy lá trầu không chứa lượng lớn tinh dầu như chavicol, cadinen và betel-phenol. Khi kết hợp với các hoạt chất khác, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và làm giảm ngứa ngáy và đau rát ở cổ họng hoặc vùng da bị viêm nhiễm. Do đó, lá trầu không có hiệu quả cao trong việc điều trị viêm họng.
Vì vậy mà Lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho, viêm đường hô hấp và một số bệnh khác.
Mật ong và chanh đào
Ở Việt Nam, có khoảng 20 loại chanh khác nhau, trong đó chanh đào được coi là một loại "thần dược" được ứng dụng rất nhiều đặc biệt là trị bệnh về đường hô hấp. Mật ong kết hợp với chanh đào đã được coi là một bài thuốc quý, được truyền từ đời này sang đời khác nhờ vào hiệu quả của nó trong việc điều trị ho, cảm cúm, hạ sốt.
Vỏ chanh đào nhiều tinh dầu, ruột của quả chanh chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng làm dịu nhiệt, tăng tiết nước tiểu, kháng viêm và giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, ruột quả chanh cũng chứa một nồng độ đáng kể acid citric (khoảng 8% trong khối lượng khô), vì vậy nó có tác dụng phòng và điều trị ho, khàn tiếng, viêm họng.
Liên kiều
Liên kiều còn được gọi là Hạn liên tử, có tên khoa học là Suspensa Vahl. Trong Y Học Cổ Truyền Liên kiều có tính vị đắng, tính hàn, hơi chua có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm viêm, làm thông đờm hạch, giảm cảm mạo phong nhiệt.
Trong nghiên cứu hiện nay, Liên kiều chứa các thành phần dược lý như Forsythia hay Phillyrin, Matiresinoside, Saponin, Alcaloid, Rutin… Chính vì vậy mà Liên kiều được chứng minh có một số tác dụng như: Kháng khuẩn, ức chế một số loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Ngoài ra, Liên kiều còn có khả năng làm giảm viêm, khu trú khu vực viêm và tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
Sử dụng Liên kiều như một kháng sinh thực vật giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng hạt. Tuy nhiên, đây vẫn không phải là dược liệu cho tác dụng mạnh nhất.
Nếu nhắc đến kháng sinh thực vật thì chắc chắn không thể bỏ qua một loại dược liệu vô cùng quen thuộc. Chính là quả Kha tử.
Kha tử
Kha tử (tên khoa học: Terminalia chebula) theo y học cổ truyền, Kha tử có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh phế có tác dụng giảm ho, thông phế. Được mệnh danh là “siêu kháng sinh” bởi thành phần chính trong kha tử là Tanin, với hàm lượng có thể lên đến 51,3%. Tannin trong kha tử có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ và có thể tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại như liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng,...
Ngoài ra, Kha tử còn chứa các hoạt chất khác như Polysaccharide và chất Alloyl. Polysaccharide trong Kha tử đã được chứng minh có tác dụng giảm ho hiệu quả, vượt trội hơn cả tác dụng giảm ho của Codein. Chất Alloyl có hoạt tính ức chế một số loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người như cúm A, cúm B và HPV.
Vì vậy sử dụng Kha tử là một phương pháp từ xa xưa đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa viêm họng hạt. Tuy nhiên những năm gần đây, Kha tử dần mất đi vị thế do nhiều người ngại vị đắng chát và bất tiện trong sử dụng do phải sắc thuốc mất nhiều thời gian.
Để lưu giữ lại tinh hoa cổ truyền dân tộc, Dược Minh Phúc đã đi vào nghiên cứu và cho ra đời viên CHILIDOL - chiết xuất từ quả Kha tử!
BỘ ĐÔI CHILIDOL- liệu pháp an toàn- hiệu quả cho người viêm họng hạt không thế bỏ qua!
CHILIDOL - một sản phẩm vừa có thể được uống và vừa có thể ngậm đồng thời là một ưu điểm khó tìm thấy trong các sản phẩm khác. Điều quan trọng nhất là CHILIDOL chứa “bộ đôi kháng sinh” Liên kiều và Kha tử tạo ra tác dụng hiệp đồng và tác động đặc biệt đến vùng hầu họng thanh quản làm giảm các triệu chứng ho, đờm, khàn tiếng đau rát họng hỗ trợ điều trị nhanh các bệnh như viêm thanh quản, viêm họng hạt mãn tính kéo dài.
Hơn thế nữa, CHILIDOL còn giúp nuôi dưỡng phục hồi thanh quản sau một thời gian bị viêm họng kéo dài, từ đó sản phẩm cũng giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
CHILIDOL còn nhận được sự công nhận của nhiều chuyên gia hàng đầu. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, một chuyên gia hàng đầu, đã đánh giá cao CHILIDOL trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt". CHILIDOL chứa 5 loại thuốc quý, giúp điều trị khản tiếng và các vấn đề về họng hiệu quả:
CHILIDOL được phân phối chính hãng tại:
- Website: https://chilidol.vn/#dathang
- ShopeeMall: mua TẠI ĐÂY