Bị khàn tiếng nên uống gì để nhanh khỏi bệnh nhất?

Khàn tiếng là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống và không nhất thiết phải sử dụng đến thuốc để nhanh khỏi. Hãy cùng tìm hiểu 10 thức uống giải đáp cho câu hỏi “bị khàn tiếng uống gì” dưới đây để xem những loại thảo dược trong gia đình bạn hữu ích như thế nào nhé! 

Nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng

3 nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng khản tiếng là viêm họng, hạt xơ dây thanh và polyp dây thanh. 

Viêm thanh quản

Ở người, thanh quản cấu tạo từ 2 dây thanh nối với nhau tạo thành hình chữ V. Khi nói chuyện, 2 dây thanh quản đóng mở nhịp nhàng, kết hợp với luồng khí từ phổi đi lên khiến 2 dây thanh rung và tạo ra giọng nói. Khi bị viêm, 2 dây thanh sưng lên và biến dạng, khiến âm thanh đi qua bị biến đổi, sai lệch so với âm thanh bình thường. Tùy tình trạng viêm nặng hay nhẹ mà âm thanh có thể lệch ít, lệch nhiều hoặc thậm chí mất tiếng hoàn toàn. 


Viêm thanh quản thường được chia thành cấp tính và mạn tính, tùy theo thời gian bị bệnh ít hơn hay nhiều hơn 3 tuần. Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản cấp tính phổ biến nhất là virus, vi khuẩn hoặc sử dụng giọng nói quá mức. Đây là bệnh nghề nghiệp của nhiều giáo viên, người bán hàng do phải nói nhiều, nói liên tục và la hét. 


Nhiều trường hợp viêm thanh quản mạn tính lặp đi lặp lại là do trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá hay viêm mũi xoang.

Hạt xơ dây thanh

Hạt xơ dây thanh là tình trạng thường gặp ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói quá mức hoặc bị viêm thanh quản mãn tính tái đi tái lại nhiều lần, dây thanh quản phải hoạt động liên tục dẫn đến tổn thương và hình thành hạt xơ. Các hạt xơ này thường có kích thước nhỏ, màu trắng, mọc đối xứng ở hai bên bờ dây thanh khiến dây thanh không thể khép kín được và giọng nói bị biến đổi nghiêm trọng. 

Polyp dây thanh

Polyp dây thanh là các khối u lành tính mọc tại thanh quản, thường gây biến đổi giọng nói đặc biệt là ở người trưởng thành. Bệnh thường do tổn thương dây thanh kéo dài, dẫn đến phù nề và có thể có xuất huyết. Các khối u thường khá nhỏ, thường nhỏ hơn hạt gạo, nhưng cũng rất khó tự lành và thường dẫn đến khàn tiếng mãn tính. 

Bị khàn tiếng uống gì? 10 thức uống giúp khàn tiếng nhanh khỏi

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng khản tiếng mà chỉ có thuốc chống viêm. Vì vậy thay vì tìm kiếm bị khàn tiếng uống thuốc gì, bạn nên thử các công thức chữa khàn tiếng bằng dân gian dưới đây. 

1- Giá đỗ

Nước giá đỗ luôn xếp đầu tiên trong danh sách những món ăn cho người khàn tiếng, viêm thanh quản. Đây là do giá đỗ có tính mát và chứa nhiều vitamin C, giúp tiêu viêm trong đó có viêm tại thanh quản. Ngoài ra giá đỗ được làm từ đậu xanh hay đậu đen, do đó chứa nhiều protein tốt cho cơ thể. 


Để làm nước giá đỗ chữa khàn tiếng, cần 500g giá đỗ, muối hạt và máy xay sinh tố

  • Bước 1: Rửa sạch giá đỗ, cho vào nồi với ít nước và đun cho đến khi giá chín mềm

  • Bước 2: Đợi khi giá đỗ bớt nóng, cho cả giá và nước luộc vào máy xay sinh tố, thêm một ít muối ăn 

  • Bước 3: Lọc lấy nước giá đỗ, uống khi còn ấm 

2- Nước chanh đào mật ong

Nếu hỏi khàn tiếng nên uống gì, rất nhiều người khản tiếng lâu ngày sẽ nghĩ ngay đến nước chanh đào mật ong. Lượng tinh dầu trong vỏ chanh đào có tác dụng chống viêm, trị cảm lạnh, trị ho và khàn tiếng rất tốt. Trong khi đó mật ong lại giúp giảm viêm sưng đau tại họng. Ngoài ra 2 nguyên liệu này còn chứa các chất chống oxi hóa giúp nâng cao đề kháng. 


Để ngâm nước chanh đào mật ong đạt tác dụng cao nhất cần có thời gian chờ đợi, do đó phương pháp này chỉ phù hợp với những người khàn tiếng lâu ngày. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Chanh đào rửa sạch, thái lát dày khoảng 3mm. Xếp từng lát chanh vào lọ thủy tinh sạch

  • Bước 2: Đổ mật ong ngập chanh đào, đậy chặt nắp và để nơi kín gió. 

  • Bước 3: Sau khoảng 5-10 ngày, lấy chanh ngâm mật ong ra, pha với nước ấm theo tỷ lệ 1,5 muỗng chanh đào : 1 cốc nước ấm. Sử dụng 2-3 lần trong ngày. 

3- Trà gừng giảm khàn tiếng

Gừng không chỉ đóng vai trò là gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, mà còn được xem như một loại thuốc có khả năng chữa trị nhiều bệnh như đau đầu, buồn nôn, say xe và cả khàn tiếng. Thành phần của gừng bao gồm các chất kháng khuẩn như zingiberol và zingiberene, giúp giảm viêm, giảm đau và làm dịu mát cổ họng.


Cách sử dụng gừng là bạn thái vài lát gừng mỏng và cho vào một cốc trà mới pha. Để cho gừng tiết ra hết tinh chất trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút trước khi sử dụng. Để cải thiện tình trạng khàn tiếng, bạn nên uống khoảng 3-4 cốc trà gừng thay cho nước lọc mỗi ngày, có thể thêm mật ong cho ngon miệng. 

4- Quất chưng mật ong 

Đây là câu trả lời cho câu hỏi “bị khàn tiếng nên uống gì” được các bà, các mẹ lựa chọn. Một bát nhỏ quất chưng mật ong có chứa vitamin C và chất chống viêm đủ cho bạn bạn dùng 1 ngày. 


Cách làm như sau:

  • Bước 1: Chọn quất chín, rửa sạch, cắt thành 2 nửa, bỏ hạt để tránh bị đắng

  • Bước 2: Cho quất đã cắt vào một chiếc bát sạch, thêm mật ong và cho vào nồi hấp trong 15-20 phút 

  • Bước 3: Tắt bếp, để nguội, gạn lấy nước và uống trực tiếp, không cần pha. Bạn nên uống nước quất mật ong 4-5 lần một ngày

5- Nước lê

Nước ta có khí hậu nóng ẩm, khó trồng được lê do đó tác dụng của quả lê chưa được sử dụng phổ biến, ngược lại tại các nước có khí hậu lạnh hơn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,..., nước ép lê hay nước lê hấp đường là những thực phẩm thường xuyên được sử dụng khi bị khàn tiếng, đau họng. 


Bạn có thể gọt vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn trái lê sau đó lọc lấy nước uống. Còn nếu muốn có hiệu quả cao hơn thì nên dùng nước lê hấp đường phèn: 

  • Bước 1: Gọt vỏ, bỏ hạt, thái lê thành từng miếng nhỏ

  • Bước 2: Cho thịt lê, đường phèn, táo đỏ vào bát và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút

  • Bước 3: Để nguội và ăn cả thịt lẫn nước lê. Với các bé nhỏ có thể xay nhuyễn thịt và nước lê để các bé ăn. 

6- Nước muối hoặc nước giấm pha loãng

Khác với các loại nước trên, nước muối hay nước giấm pha loãng không dùng để uống, mà dùng để súc miệng khi bạn bắt đầu thấy có dấu hiệu khàn tiếng. Cả 2 loại nước này đều có khả năng kháng khuẩn và làm sạch vùng họng, tạo điều kiện thuận lợi để vết thương tại thanh quản mau lành và tình trạng khản tiếng được cải thiện.


Nếu bé nhà bạn đang bị khản tiếng, hãy dùng một miếng gạc rơ lưỡi cho bé bằng nước muối 2-3 lần một ngày để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng bé. 


Xem thêm: Top 10 mẹo chữa khản tiếng cấp tốc, không thể bỏ lỡ!

7- Tỏi ngâm mật ong 

Trong tỏi có chứa nhiều allicin giúp chống lại vi khuẩn và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương niêm mạc trong cổ họng, từ đó cải thiện tình trạng khan tiếng. nếu thường xuyên bị khản tiếng, nhất là vào mùa lạnh, bạn nên ngâm sẵn một hũ tỏi tại nhà. Để làm tỏi ngâm mật ong, bạn cần:

  • Bước 1: Chuẩn bị tỏi tươi, số lượng tùy ý, lột vỏ và cho vào hũ thủy tinh sạch

  • Bước 2: Cho mật ong ngập tỏi, đậy kín, để ở nơi kín nắng, khô thoáng. 

  • Bước 3: Sau 30 ngày, mật ong sẽ ngấm vào tỏi và làm tỏi mềm, thơm. Hãy lấy tỏi ra sử dụng từ 2-3 tép mỗi ngày. 

Lưu ý: Bạn có thể thái tỏi thành từng lát mỏng trước khi ngâm, khi này thời gian ngâm sẽ rút ngắn còn 1-2 tuần 

8- Nước lá tía tô

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm và vị cay, chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm, giúp loại bỏ độc tố. Nó thường được thêm vào cháo ăn vào mùa lạnh để tránh bị cảm lạnh, cảm cúm. Khi phát hiện mình bị viêm thanh quản hay viêm họng, bạn có thể nấu một cốc nước lá tía tô và nhanh chóng uống hết khi còn ấm. Bạn sẽ thấy cơ thể mình ấm lên và bệnh khàn tiếng sẽ giảm. 

9- Quả kha tử ngâm mật ong

Các bác sĩ cả Đông y lẫn Tây y đều nhận định quả kha tử có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm thanh quản và viêm họng, giúp cải thiện các triệu chứng khàn tiếng, hụt hơi, đau rát cổ họng. Muốn dùng quả kha tử tươi hay khô đều rất khó do vị đắng chát khó ngậm, do đó mà nhiều người đã nghĩ ra cách ngâm kha tử với mật ong như sau:

  • Bước 1: Lựa quả kha tử to, đẹp, gọt vỏ, bỏ hạt, cho vào hũ thủy tinh

  • Bước 2: Thêm mật ong ngập quả. 

 

Xem thêm: Quả kha tử - “thần dược” chữa ho khản tiếng ít người biết đến!

10- Trà bạc hà 

Trong bạc hà có menthol là một loại tinh dầu có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc họng và giảm đau rát họng, khàn tiếng. Cách làm trà bạc hà rất đơn giản, bạn chỉ cần cho vài ngọn bạc hà vào nước nóng, ngâm trong 5-10 phút để tiết ra hết hoạt chất rồi sử dụng như các loại trà thông thường khác. 

Bí quyết giảm khàn tiếng lâu ngày được chuyên gia khuyên dùng

Bị khàn tiếng uống thuốc gì? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các biện pháp dân gian thường có tác dụng không cao, chỉ phù hợp cho người mới chớm cảm thấy giọng nói của mình thay đổi chứ khó phù hợp cho người bị khàn tiếng lâu ngày hay khàn tiếng nặng, đau rát cổ họng dai dẳng. Trong trường hợp đó, có một sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia Tai - Mũi - Họng khuyên dùng, đó là viên uống CHILIDOL chiết xuất từ bộ đôi Kha tử - Liên kiều. 


Có thể nói kha tử là dược liệu có tác dụng tốt nhất trong điều trị khản tiếng, viêm thanh quản. Nhưng do hạn chế về công nghệ sản xuất cũng như nhận thức của nhiều người tiêu dùng cho rằng chỉ có thuốc tây mới có hiệu quả, nên trước CHILIDOL, chưa có viên uống trị khản tiếng nào sử dung quả kha tử làm thành phần chính dù rất muốn. Vì quả kha tử có vị đắng chát khó uống nên đa số các sản phẩm từ thảo dược khác đều chỉ có thể cho một lượng nhỏ kha tử để giảm vị đắng, tuy nhiên đi kèm với đó là tác dụng cũng bị giảm.


Viên uống CHILIDOL với thành phần chính là kha tử được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của WHO - tương đương với các loại thuốc tân dược. Sản phẩm có vị thảo dược rất dễ uống/ngậm, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. 

Hiện nay để tránh hàng giả, hàng nhái, CHILIDOL đã có gian hàng chính hãng Shopeemall: https://shopee.vn/chilidol_official . Người tiêu dùng mua hàng tại đây sẽ được hưởng chính sách giá, chính sách tư vấn và quyền lợi sau khi sử dụng tốt nhất. 


Dược sĩ Đại học Hồ Thị Hoàng Yến
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất