Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ Bùi Thị Hường

Chuyên khoa: Dược

Dược sĩ Đại học

Trị viêm thanh quản ở trẻ em khác gì so với người lớn?

Ngày đăng: 02/04/2025

Viêm thanh quản ở trẻ em là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến, nhất là vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi. Dù có những điểm tương đồng với viêm thanh quản ở người lớn, nhưng do đặc điểm cơ thể của trẻ nhỏ, bệnh này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về viêm thanh quản ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất.

Dấu hiệu điển hình của viêm thanh quản ở trẻ

Viêm thanh quản ở trẻ em thường phát triển rất nhanh, nhất là sau khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, hoặc môi trường lạnh và khô. Những dấu hiệu điển hình thường thấy ở trẻ khi bị viêm thanh quản:

1. Khàn tiếng

Một trong những triệu chứng đầu tiên và rõ ràng nhất là khàn tiếng. Trẻ có thể mất giọng hoàn toàn, hoặc giọng nói trở nên không rõ ràng và khàn đục. Điều này xảy ra do viêm và sưng ở dây thanh quản làm ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ. 

Xem thêm: 5 mẹo trị khản tiếng cho bé an toàn tại nhà - Mẹ lưu lại ngay!

2. Trẻ thường bị ho khi bị viêm thanh quản

Triệu chứng ho là đặc trưng của viêm thanh quản, thường xuất hiện rõ hơn vào ban đêm, khi trẻ nằm ngủ, có thể làm trẻ thức giấc, gây lo lắng và khổ sở cho cả trẻ lẫn ba mẹ. 

Dấu hiệu điển hình của viêm thanh quản ở trẻ

Ho là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm thanh quản ở trẻ

3. Khó thở

Viêm thanh quản thường kéo theo phù nề thanh quản, làm hẹp đường thở. Điều này gây ra khó thở, một triệu chứng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, như thở khò khè hoặc thở gấp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng đã trở nên nghiêm trọng. Phụ huynh cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

4. Sốt

Trẻ bị viêm thanh quản có thể sốt nhẹ hoặc cao, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Việc theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ là rất quan trọng, vì với trẻ sốt trên 40 độ có thể dẫn đến tình trạng co giật.

5. Đau hoặc ngứa họng

Một dấu hiệu khác là trẻ có thể cảm thấy đau hoặc ngứa ở họng, kèm theo khó khăn khi nuốt. Trẻ thường khó chịu, quấy khóc hoặc không muốn ăn uống do cảm giác đau. 

Viêm thanh quản ở trẻ em có nguy hiểm hơn ở người lớn không?

So với người lớn, viêm thanh quản ở trẻ em thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn do các yếu tố sau:

  • Đường thở hẹp hơn: Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi, có đường thở hẹp và ngắn hơn so với người lớn. Điều này có nghĩa là khi có sự viêm nhiễm, phù nề thanh quản có thể nhanh chóng dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Chỉ cần một mức độ sưng nhẹ cũng có thể gây ra khó thở, thậm chí là suy hô hấp cấp. Nguy cơ này càng cao trong trường hợp trẻ có sẵn bệnh lý hô hấp hoặc dị ứng.

  • Khả năng miễn dịch yếu hơn: Hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thiện, do đó, sức đề kháng đối với các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn còn yếu. Khi gặp phải tình trạng viêm thanh quản, cơ thể trẻ không thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả như người lớn. Điều này khiến trẻ dễ bị tổn thương hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.

  • Phát triển nhanh và biến chứng sớm: Viêm thanh quản ở trẻ em thường khởi phát nhanh và có thể tiến triển chỉ trong vài giờ. Các triệu chứng như khó thở, ho khan, và sốt cao có thể xuất hiện đột ngột, gây hoang mang cho phụ huynh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc trẻ cần can thiệp y tế khẩn cấp.

  • Đặc biệt khó phát hiện ở trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, việc nhận biết viêm thanh quản có thể khó khăn hơn do trẻ chưa biết nói, thường chỉ thấy biểu hiện duy nhất là khóc. Các triệu chứng không rõ ràng, khó phát hiện, và cha mẹ cần chú ý đến sự thay đổi trong hành vi của trẻ. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú, hoặc thở khò khè liên tục, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề hô hấp nghiêm trọng. 

Viêm thanh quản ở trẻ em có nguy hiểm hơn ở người lớn không?

Viêm thanh quản ở trẻ em thường khó phát hiện hơn

Trong khi đó, viêm thanh quản ở người lớn thường phát triển chậm hơn và ít khi gây nguy hiểm ngay lập tức. Triệu chứng có thể kéo dài và không nghiêm trọng ngay từ đầu. Tuy nhiên, dù ở người lớn hay trẻ con, nếu bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, nó có thể chuyển thành mãn tính, gây ảnh hưởng lâu dài đến giọng nói và sức khỏe.

Điều trị viêm thanh quản ở trẻ em khác với người lớn như thế nào? 

1. Đặc tính bệnh ở trẻ nhỏ so với người lớn

  • Ở trẻ em: Viêm thanh quản thường xuất hiện và biến mất nhanh, nhưng dễ tái phát nếu tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài như không khí lạnh, ô nhiễm, hoặc virus. Điều này có thể tạo thành một vòng luẩn quẩn, nơi trẻ liên tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích, dẫn đến sự tái phát thường xuyên của bệnh.

  • Ngược lại, viêm thanh quản ở người lớn thường phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, lại có thể tái phát nhiều lần, do tổn thương dây thanh không hồi phục hoàn toàn. Nguyên nhân thường do thói quen nói quá mức hoặc tiếp xúc với các chất kích thích. Sự tổn thương này dẫn đến suy giảm chức năng giọng nói, làm cho bệnh trở nên khó điều trị hơn và dễ chuyển sang tình trạng mãn tính.

2. Các bước điều trị

  • Ở trẻ em: Điều trị viêm thanh quản ở trẻ em tập trung chủ yếu vào việc giảm nhanh các triệu chứng như khàn tiếng, ho và khó thở. Mục tiêu chính là tránh nguy cơ biến chứng, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ tự hồi phục. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, và biện pháp làm dịu họng như nước muối sinh lý. Việc đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và uống đủ nước cũng rất quan trọng để giúp cơ thể phục hồi.

  • Ở người lớn: Điều trị ở người lớn không chỉ chú trọng vào việc xử lý triệu chứng mà còn cần đặc biệt chú ý đến việc phục hồi chức năng của dây thanh. 

Xem thêm: Viêm thanh quản mãn tính có chữa được không?

Các nhóm thuốc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ em

Nhóm thuốc kháng sinh cho trẻ viêm thanh quản

Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm thanh quản ở trẻ em thường không được khuyến nghị, chủ yếu vì đa số các trường hợp viêm thanh quản là do virus. Kháng sinh không có tác dụng đối với virus, và việc dùng thuốc này không cần thiết có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt, bác sĩ có thể quyết định kê đơn kháng sinh. Những dấu hiệu này bao gồm:

  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể vượt quá 38°C, có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm khuẩn.

  • Đờm có màu xanh hoặc vàng: Điều này có thể chỉ ra rằng có sự nhiễm trùng và cần được điều trị bằng kháng sinh.

Trong trường hợp này, các loại kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn cho trẻ em có thể bao gồm: Amoxicillin, Cefixime, Cefuroxim, Azithromycin…

Các nhóm thuốc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ em

Kháng sinh có thể được kê đơn trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản

Nhóm thuốc giảm ho cho trẻ bị viêm thanh quản

Trong điều trị viêm thanh quản ở trẻ em, thuốc giảm ho có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho khan, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Tuân thủ liều lượng: Quan trọng nhất là phải tuân thủ liều lượng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Việc sử dụng thuốc không đúng liều có thể dẫn đến tác dụng phụ hoặc không mang lại hiệu quả như mong muốn.

  • Không lạm dụng cho trẻ dưới 2 tuổi: Không sử dụng thuốc giảm ho mạnh cho trẻ dưới 2 tuổi nếu không có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn yếu và nhạy cảm, nên việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Một số thuốc giảm ho: Dextromethorphan,.. thường được kê khi trẻ bị viêm thanh quản. Tuy nhiên, riêng với giảm ho, bác sĩ thường ưu tiên các chế phẩm thảo dược hơn là các hoạt chất tổng hợp. 

Nhóm thuốc khác

Trong điều trị viêm thanh quản, ngoài thuốc giảm ho và kháng sinh, còn có một số nhóm thuốc khác có thể được sử dụng để hỗ trợ trẻ:

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol(các chế phẩm có tên như Efferalgan, Hapacol,..),hoặc Ibuprofen( các chế phẩm như Brufen, AT Ibuprofen,..)

  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin( ví dụ như viên Alpha choay),...

  • Thuốc kháng histamin: Diphenhydramin, Clorpheniramin

  • Thuốc giãn phế quản: Salbutamol

  • Thuốc long đờm: Bromhexin hoặc Ambroxol

  • Các chế phẩm giúp tăng cường miễn dịch: Vitamin, Beta-glucan, Thymomodulin,...

Có thể thấy, sử dụng thuốc tây chữa viêm thanh quản ở trẻ có cho tác dụng rất nhanh nhưng đi kèm với đó là rất nhiều các biến chứng và các tác dụng không mong muốn. 

Vì vậy có không ít các chế phẩm chiết xuất từ thiên nhiên cũng dần xuất hiện trên thị trường vừa đảm bảo làm giảm được các triệu chứng của viêm thanh quản ở trẻ nhưng vẫn an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, không gây các tác dụng phụ đi kèm.

Gần đây, vốn được nhiều người lớn sử dụng nhưng nhiều phụ huynh hiện nay cũng đang chuyển hướng sang sử dụng các chế phẩm thảo dược từ thiên nhiên như Chilidol. Bởi Chilidol an toàn với trẻ nhỏ đồng thời Chilidol chứa các thành phần tự nhiên giúp làm dịu viêm, giảm ho và hỗ trợ sức khỏe đường hô hấp, giảm nguy cơ tái phát viêm thanh quản.

Cách trị viêm thanh quản cho trẻ không cần thuốc- CHILIDOL

Cách trị viêm thanh quản cho trẻ không cần thuốc- CHILIDOL

Chilidol là một sản phẩm thảo dược tự nhiên hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm thanh quản ở trẻ em mà không cần dùng đến thuốc tây y bởi các đặc điểm nổi bật:

1. Thành phần thảo dược tự nhiên

  • Kha tử: Giảm viêm, bảo vệ và phục hồi dây thanh.

  • Liên kiều: Kháng khuẩn, chống viêm mạnh.

  • Cam thảo bắc: Giúp thanh nhiệt, giảm đau rát cổ họng.

2. Dạng sử dụng linh hoạt

Viên CHILIDOL: 

  • Viên có thể ngậm giúp giảm nhanh khàn tiếng và đau rát họng.

  • Viên có thể uống hỗ trợ nuôi dưỡng thanh quản, giảm tái phát.

Xịt CHILIDOL Plus:

  • Vòi xịt quay 360 độ tiện lợi, bé tự sử dụng hoặc ba mẹ sử dụng cho con cũng rất dễ dàng.

3. Mùi vị dễ chịu

  • Với vị ngọt tự nhiên từ Cam thảo và hương thơm nhẹ nhàng, Chilidol giúp trẻ cảm thấy thích thú khi sử dụng, từ đó dễ dàng hơn trong việc điều trị.

4. Hiệu quả và an toàn

  • Phù hợp cho trẻ từ 2 tuổi, riêng chai xịt họng CHILIDOL Plus có thể dùng cho trẻ từ 1 tuổi.

  • CHILIDOL không gây tác dụng phụ, sử dụng được lâu dài.

Chilidol là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho việc điều trị viêm thanh quản ở trẻ em. Với thành phần thảo dược tự nhiên, hương vị dễ chịu và dạng sử dụng linh hoạt, Chilidol không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường hô hấp của trẻ. Dùng lâu dài cũng là một biện pháp giúp dự phòng trẻ mắc bệnh đường hô hấp. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị bệnh viêm thanh quản!

  • Theo dõi triệu chứng: Theo dõi sự xuất hiện của triệu chứng như ho, khàn tiếng, và khó thở. Nếu triệu chứng nặng hơn hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

  • Chú ý cho trẻ nghỉ ngơi: Tạo điều kiện cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thời gian hồi phục.

  • Giữ ấm cổ họng: Đeo khăn, ủ ấm kín cho trẻ, tránh gió lạnh, đặc biệt vào ban đêm.

  • Tăng cường uống nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước để giữ cho cổ họng được ẩm và tránh tình trạng khô rát. Nước ấm hoặc trà thảo mộc nhẹ nhàng cũng có thể giúp làm dịu cổ họng.

  • Hạn chế nói lớn hoặc hét to: Giúp dây thanh nghỉ ngơi và phục hồi nhanh hơn.

  • Không khí trong lành: Đảm bảo không gian sống thoáng mát, không có bụi bẩn hoặc hóa chất độc hại.

  • Nên có một sản phẩm đồng hành với trẻ như Chilidol: là một lựa chọn an toàn và hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm thanh quản và các bệnh đường hô hấp. Đây còn là một biện pháp bảo vệ thanh quản lâu dài mà cả người lớn hay trẻ nhỏ đề có thể sử dụng.

Để mua CHILIDOL chính hãng:

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất