Viêm họng hạt là một tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hoặc sưng tuyến trong khoang họng, gây đau họng và khó khăn khi nuốt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc Viêm họng hạt có tự khỏi không và các câu hỏi liên quan.
Viêm họng hạt có tự khỏi không? Có lây không? Có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng hạt là gì? Triệu chứng viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt thường xuất hiện sau quá trình viêm nhiễm kéo dài trong vùng họng mà không được điều trị hiệu quả. Mủ trong khoang họng có thể tích tụ lại và hình thành các hạt nhỏ, có kích thước và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể.
Một số triệu chứng của viêm họng hạt bao gồm:
Đau họng: Đây là triệu chứng chính của viêm họng hạt. Đau có thể nhẹ đến nặng và làm khó khăn khi nuốt thức ăn hay uống nước, nói chuyện hằng ngày.
Sưng họng: Phần họng bị viêm nhiễm có thể sưng to gây đau đớn.
Mủ trong họng: Trong một số trường hợp, mủ hoặc các hạt nhỏ có thể tích tụ trên bề mặt niêm mạc họng, khiến hơi thở có mùi hôi. Mủ trong họng kích thích phản xạ ho.
Sốt: Viêm họng hạt cũng có thể đi kèm với sốt, đặc biệt là ở trẻ em.
Khó thở: Trong trường hợp viêm họng hạt nặng, cổ họng bị sưng và viêm nhiễm có thể chèn ép đường hô hấp gây khó thở, mệt mỏi
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm họng hạt, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, người thường xuyên dùng giọng nói hay phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Hình ảnh viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt có lây không?
Để trả lời cho câu hỏi “Bệnh viêm họng hạt có lây không?” cần xem xét nguyên nhân gây bệnh. Viêm họng có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, do hút thuốc lá, do sử dụng giọng nói quá mức hoặc do tiếp xúc với các chất độc hại. Chỉ có trường hợp viêm họng hạt do nhiễm vi khuẩn, virus mới có thể lây từ người này qua người khác.
Các loại vi khuẩn hoặc virus gây viêm họng hạt có thể lây lan từ người này sang người khác nếu có tiếp xúc với chất bị nhiễm trùng như nước bọt, nước mủ hoặc nước mũi của người bị viêm họng hạt. Do đó, việc giữ vệ sinh cá nhân, như rửa tay thường xuyên và không chia sẻ đồ dùng cá nhân có thể giúp hạn chế sự lây lan của các loại vi khuẩn và virus này.
Bệnh viêm họng hạt có tự khỏi được không?
Bệnh viêm họng hạt không thể tự khỏi nếu không có các biện pháp can thiệp. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia tai - mũi - họng để điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Bệnh viêm họng hạt cấp tính thường có triệu chứng nhẹ hơn, do đó điều trị dễ dàng và ít tốn thời gian hơn. Ngược lại, nếu bệnh kéo dài quá 3 tuần hoặc tái phát nhiều lần thì bạn đang bị viêm họng mãn tính, việc điều trị khó khăn hơn, cần bạn kiên trì thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ để tránh tái phát trở lại.
Viêm họng hạt có thể nổi các hạt màu trắng hoặc đỏ trên thành họng
3 biến chứng nguy hiểm của viêm họng hạt
Đừng nên chủ quan trong điều trị vì viêm họng hạt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ba biến chứng nguy hiểm của viêm họng hạt gồm:
Sưng viêm hầu họng, sưng amidan, áp xe
Viêm họng hạt có thể lan sang các cấu trúc xung quanh họng như hầu họng và amidan, gây ra sưng viêm và áp xe, khó thở, khó nuốt và gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ.
Bệnh lý đường hô hấp
Dịch viêm từ chứng viêm họng hạt mang theo vi khuẩn và virus gây viêm có thể gây ra các bệnh lý khác trong hệ hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản và viêm thanh quản. Đây đều là những bệnh lý khó chữa, gây nhiều hậu quả xấu như tắc nghẽn mũi, đau tai, ho và khó thở.
Bệnh lý ngoài hô hấp
Không chỉ các bệnh lý trên đường hô hấp mà nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm họng hạt còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm khớp hay viêm ngoài màng tim, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, bệnh viêm họng hạt không thể tự khỏi và sẽ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Không chỉ gây ra sự mệt mỏi, khó chịu, đau họng mà đôi khi, viêm họng hạt nặng còn có thể dẫn đến việc xuất hiện máu trong đờm hoặc nước bọt.
Xem thêm: Viêm họng hạt uống thuốc gì khỏi nhanh nhất?
Sưng viêm hầu họng là một biểu hiện của bệnh viêm họng hạt chuyển nặng
Những cách điều trị viêm họng hạt được chuyên gia khuyên dùng
Cách điều trị viêm họng hạt có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng.
Nếu bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, cần dùng thuốc chống viêm và giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng khi nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn và phải dùng đúng loại, đúng liều lượng kháng sinh để tiêu diệt triệt để nguyên nhân gây bệnh. Cách tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Cùng với đó, cần kết hợp sử dụng thuốc xịt họng hoặc viên ngậm, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh vi khuẩn từ khoang miệng nhân cơ hội xâm nhập và làm tình trạng viêm nặng hơn.
Nếu viêm họng hạt kéo dài trở thành mạn tính, nên dùng các thuốc đông y có thành phần chứa quả kha tử do vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, vừa chống viêm và đồng thời giúp nuôi dưỡng phục hồi thanh quản. Hiện nay sản phẩm từ quả kha tử được ưa chuộng nhất là viên uống - ngậm 2 trong 1 CHILIDOL. Không chỉ chứa kha tử mà sản phẩm còn bổ sung thêm dược liệu Liên kiều, giúp tăng cường tác dụng phục hồi tại họng và thanh quản, giảm nhanh triệu chứng viêm họng mãn tính và ngăn ngừa bệnh tái phát.
CHILIDOL - Giải pháp tối ưu giúp cải thiện viêm họng hạt
Viên CHILIDOL hiện nay đang được bán trên cả 2 kênh online và offline. Bạn có thể tham khảo gian hàng chính hãng shopeemall: https://shopee.vn/chilidol_official hoặc để lại số điện thoại để được dược sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng tư vấn.
Phòng ngừa viêm họng hạt tái phát
Sau khi đã điều trị khỏi để phòng tránh tái phát viêm họng hạt và các bệnh về họng tái phát, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
Duy trì vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn và virus vào hệ thống hô hấp.
Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh: Hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng viêm họng hoặc bệnh lý hô hấp, đặc biệt là trong mùa dịch hoặc khi có các bệnh truyền nhiễm diễn ra.
Tránh hút thuốc, uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về họng, bao gồm viêm họng hạt. Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc hay uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe họng.
Giữ cho họng ẩm: Uống đủ nước và duy trì độ ẩm trong môi trường sống bằng cách sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt một bát nước trong phòng ngủ, đặc biệt khi bật điều hòa hoặc vào mùa khô
Tránh việc sử dụng giọng nói quá mức: Việc nói to, hát nhiều, la hét trong thời gian dài có thể gây căng cơ và gây tổn thương cho họng. Hãy hạn chế sử dụng giọng nói và dùng các biện pháp làm dịu giọng nói
Ăn một chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung dinh dưỡng cân đối, bao gồm nhiều rau và trái cây tươi, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe họng.
Hy vọng bài viết trên đã trả lời được những thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề viêm họng hạt có tự khỏi không. Chúc bạn sớm khỏe để tự tin trong công việc và giao tiếp.