Giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì? Cách khắc phục mà ai cũng làm được.

Bạn có từng trải qua cảm giác khàn tiếng, giọng nói yếu, cảm thấy hụt hơi khi trò chuyện hoặc hát hò? Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, và điều quan trọng là biết rằng giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì, tại sao hát bị hụt hơi mà khi nói lại không để tìm cách khắc phục sao cho hiệu quả. 


Giọng yếu, hụt hơi là bệnh gì?

Giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì?

Giọng nói yếu hụt hơi thường không phải là một bệnh lý riêng biệt, mà thường là một triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này:

Sử dụng giọng nói quá mức 

Khi bạn sử dụng giọng nói quá nhiều, ví dụ như hát hò hoặc nói chuyện trong thời gian dài, cơ vùng cổ họng và thanh quản có thể mệt mỏi, dẫn đến giọng nói yếu hụt hơi. Ngoài ra, thanh quản có thể bị tổn thương do phải rung động quá mức để tạo ra tiếng nói cũng dẫn đến hụt hơi. Tình trạng này có thể diễn biến nặng thậm chí gây viêm thanh quản mãn tính.

Viêm thanh quản

Khàn tiếng, hụt hơi và đau họng là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm thanh quản. Viêm thanh quản có thể do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng, do có dị vật vô tình gây tổn thương thanh quản,... Viêm thanh quản được phân loại thành cấp tính và mạn tính tùy vào thời gian mắc phải. Người bị cảm lạnh, viêm họng cũng rất dễ dàng mắc kèm viêm thanh quản nếu không được điều trị kịp thời. 

Hạt xơ dây thanh 

Giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì? Đây là dấu hiệu điển hình của hạt xơ dây thanh. Hạt xơ dây thanh là các tổ chức xơ nhỏ, thường hình tròn, mọc ở hai bên mép hoặc bên trong dây thanh. Các hạt này có hình dạng to nhỏ không đều nhau, thường mọc thành cụm hoặc đối xứng hai bên bờ dây thanh, dẫn đến hai dây thanh không thể khép kín như thông thường và hụt hơi là điều khó tránh khỏi.

Do polyp dây thanh

Polyp dây thanh là những hạt nhỏ xuất hiện dọc 2 bên dây thanh. Đây không phải u ác tính, ít có cơ hội tiến triển thành ung thư nhưng cũng giống như hạt xơ dây thanh, chúng làm biến đổi cấu trúc thanh quản, khiến thanh quản không thể khép kín và giọng nói trở nên yếu, hụt hơi, nói nhanh mệt và khàn tiếng

Một số bệnh ung thư

Không chỉ ung thư dây thanh mà ung thư vòm họng hay tuyến giáp cũng rất dễ gây ra tình trạng biến đổi giọng nói,. Giọng nói yếu hụt hơi chỉ là một tác động rất nhỏ của chứng bệnh khủng khiếp này. Nếu thấy có dấu hiệu khàn tiếng, hụt hơi kèm đau họng, khó nuốt, gầy sút cân, mất ngủ,..., bạn nên đến bác sĩ khám để có kết luận chính xác.


Giọng yếu, hụt hơi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư

Thói quen giúp giảm khàn tiếng hụt hơi khi hát

Nếu bạn gặp phải vấn đề giọng nói yếu hụt hơi, việc thay đổi một số thói quen sau đây có thể giúp bạn giảm đi tình trạng này:

Giữ cho cơ thanh quản được ẩm

Hai dây thanh quản khô ma sát vào nhau liên tục sẽ rất dễ dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm, do đó bạn cần luôn bổ sung đủ nước để thanh quản được ẩm. Có rất nhiều cách để làm việc này. Bạn hãy uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày, chia ra làm nhiều lần, mỗi lần một ngụm nhỏ. Đặt chậu nước hay máy xông tinh dầu trong phòng để các hạt hơi nước li ti lơ lửng trong không khí có thể đi đến thanh quản của bạn.

Tắm nước ấm

Cũng như việc đặt máy xông tinh dầu, khi bạn tắm, các hạt hơi nước ấm li ti có thể đến tận thanh quản và cung cấp độ ẩm cho thanh quản. Ngoài ra tắm nước ấm còn giúp lưu thông máu toàn thân trong đó có vùng hầu họng và tránh bạn bị viêm thanh quản do cảm lạnh. 

Ngậm viên uống làm trong giọng, dịu giọng 

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại viên uống/viên ngậm giúp làm dịu giọng, làm trong giọng nói như chilidol, DHC,... trong đó đặc biệt phải kể đến sản phẩm CHILIDOL. Ngoài việc giúp làm dịu thanh quản và chống viêm ra thì sản phẩm này còn giúp bảo vệ và phục hồi thanh quản bị tổn thương do ca hát gắng sức. 

Nâng cao sức đề kháng

Đảm bảo bạn duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc. Sức đề kháng tốt giúp thanh quản chống lại các vấn đề viêm nhiễm và giảm nguy cơ khàn tiếng, hụt hơi.  Đặc biệt trước khi biểu diễn, diễn thuyết, bạn càng cần ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ để chuẩn bị một trạng thái tốt nhất. 

Đeo khẩu trang khi ra đường

Trong không khí luôn tồn tại những hạt bụi nhỏ khó nhìn thấy được bằng mắt thường. Việc đeo khẩu trang có thể hạn chế đáng kể việc bụi bẩn đi vào hệ hô hấp gây viêm thanh quản. Đặc biệt vào những ngày mùa thu thời tiết khô hanh nên tránh đi gần những nơi có lượng bụi mịn lớn như công trường, nhà máy.

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia

Thói quen uống rượu bia hay hút thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến giọng yếu, hụt hơi. Khói thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hệ hô hấp, còn rượu bia thì khiến cổ họng bị mất nước và dễ dẫn tới viêm thanh quản. 


Bỏ thuốc lá giúp giảm khàn tiếng, hụt hơi

Cách hát không bị hụt hơi 

 Nếu bạn là một người yêu thích hát hò, thích giao lưu ca nhạc cùng bạn bè mà không may bị khản tiếng, hụt hơi, không thể lên được nốt cao thì dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng nhé!

Lấy hơi từ bụng

Thông thường chúng ta luôn hít thở bằng ngực, tức là khi bạn hít vào, ngực nhô lên nhiều còn bụng chỉ nhô lên một chút và khi thở ra, ngực xẹp xuống và bụng trở về bình thường. Đây là cách hít thở phổ biến tuy nhiên lại không phải cách mà các ca sĩ chuyên nghiệp thường áp dụng.


Thay vì hít thở bằng ngực, bạn nên hít thở bằng bụng: Khi bạn hít vào bụng phình to ra và khi thở ra bụng lại xẹp xuống, trong quá trình này ngực không di chuyển nhiều. Cách này giúp bạn lấy được một lượng oxi tối đa khi hít vào và đào thải hết lượng carbonic khi thở ra, rất thích hợp cho người thường phải nghỉ giữa câu do hết hơi.

Thực hiện các bài tập giãn cơ trước khi hát 

Trước và sau khi hát, hãy thực hiện các bài tập giãn cơ họng để giảm căng thẳng. Một ví dụ đơn giản là kéo cổ xuống và ngẩng đầu lên trong khoảng 15 giây, sau đó nghiêng đầu sang hai bên khoảng 15 giây. Lặp lại vài lần trước và sau buổi tập hát.


Song song với đó là bài tập rung môi, hãy thả lỏng cơ miệng, từ từ đẩy hơi qua miệng để khiến hai bên môi rung lên (như trẻ con tập phun mưa). Đây là bài tập giúp kiểm soát hơi thở, cân bằng âm sắc và mở rộng quãng giọng.

Làm quen với việc ngắt hơi

Nếu cảm thấy hơi thở của mình quá yếu không thể hát hết cả câu, hãy biết cách ngắt hơi thở tại những điểm phù hợp trong bản nhạc để duy trì sự kiểm soát về nhịp điệu. Hãy luyện tập bài hát này thường xuyên để nắm vững những nhịp ngắt nghỉ khi biểu diễn. Nhiều người cố làm cho phần trình diễn của mình hay hơn bằng cách thêm vào những nốt trầm nốt bổng. Bạn nên ưu tiên việc phân bổ hơi thở hợp lý hơn là gây ấn tượng với người nghe. 


Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều phương pháp trong bài viết: Cách hát không bị hụt hơi - Bí quyết của ca sĩ!


Lấy hơi từ bụng - biện pháp hiệu quả giúp giảm hụt hơi 

Uống/ngậm viên CHILIDOL có giúp giọng trong, khỏe hơn không?

CHILIDOL là viên ngậm giúp làm trong giọng nói, giảm khản tiếng hụt hơi. Sản phẩm được bào chế cho riêng đối tượng có giọng nói yếu, hụt hơi, viêm thanh quản nên tất nhiên uống vào sẽ giúp giọng nói trong, khỏe hơn. Nhưng cơ chế của việc này là gì?


Hai thành phần chính tạo nên tác dụng của CHILIDOL là kha tử và liên kiều. Đây là hai vị thuốc chứa nhiều chất có tác dụng như kháng sinh thực vật đã được cả đông y và tây y công nhận. Đặc biệt, kha tử còn là vị dược liệu duy nhất được ghi lại tác dụng giảm khàn tiếng trong dược điển Việt Nam. Khi kết hợp hai thành phần trên lại với nhau theo một tỷ lệ thích hợp, hỗn hợp dược liệu này không chỉ tiêu diệt tác nhân gây viêm thanh quản mà còn giúp phục hồi thanh quản bị tổn thương do viêm hay hạt xơ dây thanh.


Song song với đó, thành phần cam thảo và xuyên khung trong dược liệu sẽ phát huy tác dụng làm dịu thanh quản, kích thích tuần hoàn máu nuôi dưỡng thanh quản giúp vết thương. Vì vậy mà nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật hạt xơ dây thanh đã được bác sĩ khuyên dùng CHILIDOL để nhanh lấy lại giọng nói. 


Xem thêm: Cách khắc phục giọng hát yếu không tốn chi phí với 4 yếu tố 


Chú Phạm Ngọc Quang (Tp Bắc Ninh) đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn khi bị khàn tiếng, mất tiếng do u thanh quản 2 bên. Chú đã tìm kiếm nhiều cách để cải thiện tình trạng này nhưng không thành công. Tình cờ trong một chương trình truyền hình, chú đã thấy một video giới thiệu sản phẩm CHILIDOL. Sau khi xem video và thấy sự thành công của những người khác sau khi sử dụng CHILIDOL, chú đã quyết định dùng thử. Để cẩn thận, chú còn ghi âm lại giọng nói trước và sau khi dùng sản phẩm để so sánh.

 


Nếu đã xem hết bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì?”. Bạn đang gặp phải vấn đề gì? Để lại số điện thoại để dược sĩ của chúng mình tư vấn nhé! 


Xem thêm: 13 Cách lấy lại giọng khi bị khàn nhanh - hiệu quả - an toàn  


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất