Bạn đang bị khàn tiếng nhưng không đau họng? Đây có thể là triệu chứng của những bệnh nhẹ nhưng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của những bệnh nguy hiểm sẽ được liệt kê bên dưới đây. Hãy xem bản thân đang bị bệnh gì và xử lý như thế nào nhé!
Đừng chủ quan khi thấy mình chỉ bị khàn tiếng, bởi bệnh này thường kéo dài dai dẳng
Nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng
Khàn tiếng là tình trạng âm thanh phát ra trở nên khàn, thô ráp, khó phát âm hoặc không được mượt mà, trong trẻo. Bệnh khàn tiếng thường xảy ra ở người lớn tuổi và người thường xuyên sử dụng giọng nói, đồng thời nó cũng thường đi kèm với chứng đau họng. Tuy nhiên có nhiều trường hợp khàn tiếng mà không đau họng như:
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng viêm tại dây thanh, có thể do vi khuẩn, virus, các hạt bụi từ môi trường hoặc viêm do dị ứng thời tiết. Biểu hiện của viêm thanh quản cũng như rất nhiều chứng viêm khác, thường bị sưng và đau tại nơi viêm. Tuy nhiên thanh quản có rất ít đầu dây thần kinh nên trong nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau mà chỉ bị khàn tiếng.
Hạt xơ và u dây thanh
Khi bạn bị khàn tiếng nhưng không đau họng, đặc biệt là dùng các biện pháp chống viêm thông thường không có hiệu quả thì phải nghĩ ngay đến hạt xơ hoặc u dây thanh. Hạt xơ dây thanh là những hạt tròn nhỏ, thường mọc đối xứng ở hai bên bờ thanh quản. Còn u nang dây thanh là một tổn thương lành tính tại nếp gấp của thanh quản. Các hạt xơ và u nang này khiến hai bên dây thanh quản không thể khép kín lại như bình thường, gây biến dạng giọng nói, khàn tiếng, mất tiếng.
Bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng giọng nói, làm các nghề nghiệp phải nói nhiều, nói liên tục như người bán hàng, giáo viên, ca sĩ,... Và ít có biểu hiện gì ngoài chứng khàn tiếng. Chứng khàn tiếng sẽ diễn biến từ từ dựa trên sự phát triển của hạt xơ hay u nang. Ban đầu chỉ là khàn tiếng nhẹ, sau đó nặng dần và cuối cùng có thể mất tiếng. Bệnh nhân thường lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ hạt xơ hay u nang tuy nhiên do bệnh sinh ra khi thường xuyên sử dụng giọng nói nên đây cũng không phải biện pháp dứt điểm hoàn toàn.
Bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp rất gần với thanh quản, vậy nên một số bệnh lý tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, suy giáp, u giáp,... có biểu hiện ban đầu là khàn tiếng nhưng không đau họng. Tuy nhiên nếu không kịp thời được điều trị thì theo thời gian, chứng đau họng chắc chắn sẽ xảy ra, kèm theo đó là các biểu hiện như: cơ thể suy nhược (do tuyến giáp không sản xuất đủ hormon, tăng cân không giải thích (do quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại), da khô, tóc gãy rụng, trí nhớ kém, đau yếu cơ,...
Ung thư thanh quản
Cũng như các bệnh lý tuyến giáp, ung thư thanh quản giai đoạn đầu có thể biểu hiện không đau họng nhưng mất tiếng. Nhưng qua thời gian, bệnh ung thư nặng dần đi kèm với triệu chứng đau họng, khó nuốt, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau lưng, đau ngực, ho khan, mệt mỏi, suy nhược, …
Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến khàn tiếng nhưng không đau họng tuy nhiên hiếm khi xảy ra như: liệt dây thần kinh điều khiển cơ thanh quản, đột quỵ, trào ngược dạ dày - thực quản, sử dụng corticosteroid dạng hít kéo dài,...
Bệnh ung thư thanh quản có thể có biểu hiện khàn tiếng nhưng không đau họng
Chủ quan không điều trị, bệnh nhân nhận thấy hậu quả thì đã muộn
Một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi gặp tình trạng khản tiếng nhưng không đau họng là chủ quan và cho rằng bệnh này sẽ tự khỏi. Thực tế, khi giọng nói bị khàn, hụt hơi là dấu hiệu của việc đã có tổn thương tại thanh quản. Mà tổn thương thanh quản thường rất khó chữa lành, càng để lâu sẽ càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một trong những tác động chính của khản tiếng là ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp và công việc. Không thể diễn đạt ý kiến, trao đổi thông tin hoặc thuyết phục người khác trong một cuộc trò chuyện có thể khiến bệnh nhân bị cách ly xã hội và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Việc không thể thể hiện bản thân một cách rõ ràng và tự tin có thể dẫn đến giảm thu nhập và tiến triển trong sự nghiệp. Đặc biệt, những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như giáo viên, người bán hàng hay người dẫn chương trình còn đối mặt với nguy cơ khàn tiếng vĩnh viễn do giọng nói không có thời gian để hồi phục.
Với những người yêu ca hát, việc không thể thoải mái lên những nốt cao, hay bị khàn tiếng khi mới chỉ hát được đôi ba bài khiến người bệnh cực kỳ mất hứng, khó chịu và có cảm giác rời xa tập thể, không thể bộc lộ được hết tài năng dù đã rất cố gắng.
Đó mới chỉ là những bất tiện ban đầu, càng để lâu, thanh quản bị tổn thương càng nặng thì bệnh khàn tiếng càng khó chữa. Đặc biệt là các trường hợp khản tiếng do hạt xơ dây thanh, càng để lâu hạt xơ càng mọc to và nhiều thêm. Nhiều người bệnh đã phải nhờ đến phẫu thuật để can thiệp cắt hạt xơ, tuy nhiên sự khản tiếng và khó chịu không theo đó mà chấm dứt.
Cô Thủy cũng từng bị khàn tiếng nhưng không đau họng suốt một thời gian dài nhưng do đã nghỉ hưu ở nhà, không phải làm các công việc sử dụng nhiều giọng nói nên cô chủ quan không điều trị. Chỉ đến khi giọng ngày càng khàn nặng, kèm thêm hụt hơi, mất tiếng, không thể giao tiếp được cô mới đi bệnh viện và được bác sĩ kết luận viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh. Lúc này hạt xơ đã to, buộc phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ để cô có thể giao tiếp trở lại. Sau ca phẫu thuật, cô Thủy tiếp tục phải kiêng nói chuyện 2-3 tháng và mãi đến hiện tại giọng nói vẫn còn rất khàn, không thể trở về như cũ.
Cô Thủy chia sẻ về tình trạng khàn tiếng đã ám ảnh mình nhiều năm
Bị khàn tiếng nhưng không đau họng chữa như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khàn tiếng mà có nhiều cách chữa trị khác nhau. Giải pháp tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên nếu bạn chưa đi khám bệnh và không thể xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng của mình thì dưới đây sẽ là một số cách chữa trị mà ai cũng có thể áp dụng được.
Để giọng nói được nghỉ ngơi, tránh nói quá nhiều, hạn chế sử dụng giọng to, và tránh hát trong thời gian bị khàn tiếng. Nếu việc sử dụng giọng nói là bắt buộc, hãy cố gắng nói nhẹ nhàng và chậm rãi.
Giữ ẩm cho đường hô hấp: Uống đủ nước và sử dụng máy tạo ẩm hoặc bình phun nước để giữ cho đường hô hấp ẩm.
Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá, bụi mịn và các tác nhân gây kích thích khác có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
Sử dụng kẹo ngậm hoặc tốt nhất là viên uống chữa khản tiếng như viên chilidol
Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong môi trường sống.
Sử dụng các loại đồ uống làm dịu cổ họng: Các loại trà như trà gừng ấm, trà mật ong hoa cúc, chanh đào mật ong có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng khàn tiếng.
Hạn chế sử dụng thuốc làm thông mũi: Một số thuốc làm thông mũi có thể kích thích và làm khô cổ họng, nên hạn chế sử dụng chúng.
Xem thêm: 10 mẹo chữa khản tiếng cấp tốc, không thể bỏ lỡ!
Uống nước là cách đơn giản mà hiệu quả để giảm khản tiếng
Viên uống CHILIDOL cải thiện hiệu quả mọi loại khản tiếng
Bản chất của mọi loại khản tiếng đều là do bị tổn thương tại thanh quản, tùy từng bệnh mà nguyên nhân và mức độ tổn thương khác nhau. Do vậy cách chữa khản tiếng tuy nhiều nhưng chung quy lại chỉ nhằm một mục đích: Tiêu diệt yếu tố gây tổn thương thanh quản (thường là ổ viêm hoặc hạt xơ) và Phục hồi tổn thương đã có. Với mục đích như vậy, sản phẩm được lựa chọn cần đáp ứng tiêu chí vừa giảm viêm thanh quản và hạt xơ dây thanh, vừa nuôi dưỡng phục hồi thanh quản.
Đa số người viêm thanh quản sẽ coi thuốc tây là lựa chọn đầu tiên, nhưng tây y chỉ có thuốc kháng sinh, giảm viêm, không có thuốc giúp nuôi dưỡng phục hồi thanh quản. Do vậy tây y có thể ngăn chặn bệnh nặng hơn nhưng không thể chữa khỏi khản tiếng. Thay vào đó, trong đông y có một vị dược liệu cực tốt cho trường hợp này - chính là quả kha tử.
Quả kha tử là vị dược liệu duy nhất hiện nay có tác dụng giảm khản tiếng được chính thức ghi nhận trong dược điển Việt Nam. Chiết xuất kha tử được sử dụng trong viên uống CHILIDOL có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn và tránh ổn viêm lan rộng. Đồng thời CHILIDOL còn kết hợp với Liên kiều, giúp hướng đích vào thanh quản nhằm nuôi dưỡng phục hồi vùng thanh quản bị tổn thương. Các thành phần khác như cát cánh, cam thảo, xuyên khung cũng góp phần bổ trợ giúp tránh khản tiếng tái phát.
Do đó mà với bất cứ nguyên nhân gây khản tiếng nào, CHILIDOL đều có tác dụng cải thiện vô cùng tốt. Thực tế cũng đã chứng minh hiệu quả của sản phẩm khi có hàng trăm ngàn khách hàng sử dụng và cho phản hồi tích cực trong suốt 5 năm qua.
Bệnh khản tiếng càng chữa sớm càng khỏi nhanh và ít tốn kém, đừng vì chưa cảm thấy đau họng mà chủ quan. Liên hệ CHILIDOL để được tư vấn lộ trình điều trị nhanh nhất nhé!