Khản tiếng có đờm thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản, nhưng trong nhiều trường hợp, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu về khản tiếng có đờm qua bài viết dưới đây.
Khản tiếng có đờm là dấu hiệu của bệnh gì?
Viêm thanh quản
Đây là bệnh viêm xảy ra tại dây thanh quản với triệu chứng điển hình là khản tiếng, hụt hơi, nói mệt một số trường hợp xuất hiện ho khan, ho có đờm. Bệnh viêm thanh quản thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi bị viêm, thanh quản sưng lên khiến luồng không khí đi qua bị biến dạng và dẫn tới khản tiếng. Một số trường hợp viêm do nhiễm trùng khiến cổ họng tăng tiết dịch nhầy dẫn đến đờm.
Viêm thanh quản cấp tính thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần nhờ cơ chế miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên cũng vì vậy mà nhiều trường hợp chủ quan dẫn đến viêm lâu ngày không khỏi. Chứng viêm thanh quản kéo dài quá 3 tuần được coi là mãn tính và khó điều trị hơn, có nhiều triệu chứng
Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng acid dịch vị trào ngược lên thực quản cũng có thể dẫn đến tổn thương thanh quản và thực quản, đồng thời kích thích thanh quản tăng tiết dịch nhầy để trung hòa acid. Kết quả là dẫn tới khản tiếng có đờm. Điều trị khỏi trào ngược dạ dày thì bệnh khản tiếng sẽ tự khỏi.
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm mốc hoặc dị ứng. Dịch viêm xoang gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến khản tiếng có đờm. Ngoài ra bệnh còn một số triệu chứng như đau nhức vùng mũi, mặt, đau đầu, ngạt mùi, chảy dịch mũi,...
Cũng như viêm thanh quản, viêm xoang thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu để lâu ngày không chữa trị thì có thể dẫn đến tình trạng mãn tính.
Ung thư vòm họng
Hiện chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Bệnh thường gặp ở những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh, người nhiễm virus HPV hoặc có lối sống không lành mạnh.
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu không có triệu chứng đặc biệt. Ngoài khản tiếng có đờm, bệnh còn có thể gây đau rát họng, ngạt mũi, đau đầu, ù tai, nổi hạch. Những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm thanh quản và viêm họng, dẫn tới khó khăn trong việc chẩn đoán sớm.
Lao phổi
Lao phổi là bệnh lý do vi khuẩn lao tấn công vào phổi. Đây là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất trên thế giới. Bệnh gây khản tiếng, ho có đờm hoặc ho ra máu, có thể sốt về chiều, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn. Nếu bạn thấy mình bị ho dai dẳng không khỏi, ho càng ngày càng nặng dù đã dùng các biện pháp giảm ho thì có thể nghĩ đến nguyên nhân này.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), có đến 2 tỷ người trên thế giới hiện đang mắc lao tiềm tàng. Bệnh thường chỉ bùng phát ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, do đó tăng cường miễn dịch, tránh rượu bia, thuốc lá,... là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lao.
Cảm cúm, cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh có thể do nhiều virus gây ra, trong đó thường gặp nhất là rhinovirus. Virus này tiềm tàng trong cơ thể và chỉ đợi điều kiện thuận lợi như trời có mưa, lạnh là sẽ bùng phát. Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy khản tiếng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, có thể có đờm, ho, sốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Khác với cảm lạnh, cảm cúm là do virus cúm (influenza) gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh nhân có thể sốt cao 39 độ C, mệt mỏi, đổ mồ hôi, đau nhức mình mẩy. Khản tiếng có đờm ít khi xảy ra hơn.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh do viêm nhiễm ở nhu mô phổi, có thể do virus, vi khuẩn, hóa chất độc hại hoặc nhiễm nấm. Vài năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân viêm phổi có xu hướng gia tăng do di chứng của dịch covid-19. Virus Sars-Cov-2 tấn công trực tiếp vào phổi, gây viêm phổi cho hàng trăm triệu người trên thế giới.
Ngoài triệu chứng khản tiếng, ho có đờm, viêm phổi còn gây ra đau ngực, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD là tình trạng viêm dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn khí, gây ra khi hít phải hóa chất độc hại. Triệu chứng của bệnh là khản tiếng, ho có đờm trong nhiều năm, khó thở (gia tăng khi phải vận động nặng), thở khò khè, …
Vậy là như đã phân tích ở trên, khản tiếng có đờm có thể là triệu chứng của những bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm thanh quản,... cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, COPD, ung thư vòm họng,...
Cách trị khản tiếng có đờm kéo dài
Để chữa khỏi khản tiếng có đờm, bạn cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệt để. Song song với đó có thể sử dụng một số cách sau để điều trị triệu chứng.
Thuốc tây y
Có thể sử dụng các thuốc như:
Thuốc giảm ho: Menthol, glycerol, benzonalat hoặc nặng hơn như dextromethorphan, codein,...
Thuốc chống viêm: aspirin, ibuprofen, NSAIDS,...
Thuốc long đờm: Bromhexin, acetylcystein, ambroxol,...
Thuốc kháng sinh: Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh
Cần lưu ý điều trị nguyên nhân gây bệnh bằng tây y như giảm trào ngược dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn lao,...
Các bài thuốc từ dân gian
Các mẹo dân gian sau có ưu điểm là an toàn, lành tính nhưng cần kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả cao:
Củ cải hấp mật ong
Củ cải có tính mát, giúp giảm viêm, tiêu đờm. Bạn hãy cắt hạt lựu một củ cải trắng, thêm 100ml mật ong rồi cho vào nồi hấp cách thủy trong 30 phút, chắt lấy nước uống hoặc ăn cả củ cải.
Dùng lá hẹ chưng quất và mật ong
Cả lá hẹ, quất lẫn mật ong đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cổ họng. Cách làm như sau:
Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch thái đốt ngón tay, khoảng 5-10 quả quất bổ đôi cho vào bát
Thêm mật ong ngập một nửa nguyên liệu
Hấp cách thủy các nguyên liệu này trong 20-30 phút
Chắt lấy nước dùng nhiều lần trong ngày. Khi dùng hãy ngậm nước này trong họng một lát rồi mới nuốt.
Xem thêm: Chữa khản tiếng bằng CHILIDOL có được không?
Khế ướp đường phèn:
Bài thuốc này cần sử dụng khế chua, khế ngọt không có tác dụng. Bạn hãy thái khế thành từng lát mỏng, cho vào bát. Rải lên trên một lớp đường và ngâm trong 4-5 tiếng để khế ra nước. Bạn hãy gạn lấy nước rồi uống 2-3 lần trong ngày. Khế chua có tên gọi trong đông y là ngũ liễm tử, có vị chua chát, tác dụng làm khô se đờm, giảm ho, giảm khản tiếng.
Thuốc tây y dùng nhiều có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, các bài thuốc dân gian lại có hiệu quả không cao, phải sử dụng trong thời gian dài. Muốn khỏi khản tiếng có đờm, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây bệnh, cách tốt nhất là dùng thuốc đông y.
Dứt điểm khản tiếng có đờm với viên uống CHILIDOL
Viên uống - ngậm 2 trong 1 CHILIDOL có thành phần chính là cao quả kha tử. Đây là loại quả đặc biệt bởi trong kha tử có đến 51.3% Tanin, là một chất sáp có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh hơn các loại kháng sinh hiện nay. Đồng thời tanin còn giúp se đờm, làm giảm tiết đờm dịch vị, có tác dụng giảm viêm, bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương. Tanin cũng có nhiều trong các loại trà, nhưng không đâu nhiều như trong quả kha tử.
Ngoài kha tử, CHILIDOL còn được bổ sung:
Liên kiều: giúp giảm khản tiếng, kháng khuẩn đặc biệt là vi khuẩn lao, phế cầu khuẩn, bạch hầu, ho gà và cả virus cúm.
Cát cánh: Có tác dụng long đờm, dùng cho trường hợp ho có đờm nhiều, khản tiếng, hầu họng sưng đau, viêm phổi.
Cam thảo bắc: Có tác dụng bổ phế, nhuận phế, giúp giảm ho, mất tiếng, viêm họng, cơ thể mệt mỏi
Xuyên khung: Giúp tăng cường lưu thông máu, điều trị sưng đau đồng thời giúp kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt
Vậy là tất cả các thành phần tạo nên viên uống CHILIDOL đều có tác dụng tốt trong điều trị tận gốc nguyên nhân gây khản tiếng có đờm, giúp hồi phục chức năng của dây thanh quản.
Chú Phan Viết Sửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội), bị viêm họng hạt và viêm xoang gây khản tiếng có đờm, ngứa cổ họng rất khó chịu. Chú đã đi bệnh viện nhiều năm, dùng nhiều loại thuốc nhưng chỉ đỡ ngay lúc dùng, một thời gian ngắn sau lại bị. Cùng nghe chia sẻ của chú Sửu qua video sau:
Khản tiếng có đờm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, từ những vấn đề đơn giản như cảm cúm cho đến các bệnh lý nặng hơn như ung thư. Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị phù hợp.