Viêm thanh quản cấp tái đi tái lại, phải làm sao?

Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm rất dễ xảy ra khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Trong đa số trường hợp chúng ta có thể để cơ thể tự hồi phục mà không cần tác động quá lớn. Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể coi thường. Viêm thanh quản không được chữa trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nguy hiểm.

Tổng quan về viêm thanh quản cấp

Dưới đây là một số kiến thức sơ lược về viêm thanh quản cấp mà bạn nên biết. 

Viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản cấp là tình trạng dây thanh quản bị viêm. Nguyên nhân dẫn đến viêm dây thanh quản rất đa dạng, có thể do bị nhiễm trùng hoặc dây thanh quản bị sử dụng quá mức (nói nhiều, nói to, hét to, hát nốt cao trong thời gian dài,...), hoặc do thanh quản bị kích thích bởi các tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Trong đó, nguyên nhân do virus là phổ biến nhất. 

Triệu chứng viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp khiến hai bên dây thanh quản sưng lên, ảnh hưởng đến sự rung động tạo ra âm thanh và từ đó dẫn tới khản tiếng thậm chí là mất tiếng. Do có nguyên nhân chủ yếu là do virus nên bệnh có thể kèm theo các triệu chứng của nhiễm virus đường hô hấp như sốt cao, đau đầu, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi. 


Do các triệu chứng này thường tự hết trong vòng 3-4 ngày nên nhiều người coi thường. Tình trạng viêm thanh quản cấp tính nếu không được điều trị kịp thời thì có thể chuyển sang mãn tính, hoặc lan ra các cơ quan khác của đường hô hấp tạo thành viêm khí phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,..., rất khó chữa trị và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Nếu trong trường hợp viêm thanh quản cấp mà bệnh nhân vẫn cố nói hoặc hát thì có thể hình thành hạt xơ dây thanh quản gây khàn giọng. 


Những ai thường bị viêm thanh quản cấp

Tất cả mọi người đều có thể bị viêm thanh quản cấp, nhưng có những người thường xuyên gặp phải tình trạng này, nhất là khi giao mùa:

  • Thường xuyên tiếp xúc với rượu bia, thuốc lá, hóa chất độc hại. 

  • Thường xuyên sử dụng giọng nói như giáo viên, ca sĩ, nhân viên bán hàng 

  • Người bị trào ngược dạ dày, thực quản. 

  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản

  • Người bị suy giảm miễn dịch, đang sử dụng một số loại thuốc như steroid dạng hít. 

Viêm thanh quản cấp điều trị như thế nào? 

Viêm thanh quản cấp không gây nguy hiểm nên trong đa số trường hợp, chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi đủ sức, tăng cường đề kháng và để cơ thể tự chữa lành. Giai đoạn này có thể dùng các biện pháp hỗ trợ như:

  • Súc họng bằng nước muối nhiều lần trong ngày

  • Hạn chế nói nhiều, nói to. Nên nói bằng âm lượng vừa đủ, tránh thì thầm

  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm vitamin C để tăng cường đề kháng

  • Uống đủ nước, dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong phòng

  • Dùng các sản phẩm giúp giảm viêm thanh quản như viên uống CHILIDOL


Nếu thực hiện các biện pháp trên mà không thấy cải thiện hoặc tình trạng viêm thanh quản cấp nặng hơn, cần điều trị bằng thuốc. Các thuốc như paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc nhóm Corticosteroids (như Prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone) giúp giảm viêm nhanh. 


Lưu ý, do đa số các trường hợp viêm thanh quản cấp đều do virus, nên KHÔNG sử dụng kháng sinh trừ trường hợp xác định viêm do vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ không những không khiến bệnh nhanh khỏi hơn mà còn có nguy cơ kháng kháng sinh. 



Viêm thanh quản cấp tái đi tái lại thì phải làm sao? 

Có rất nhiều người thường xuyên gặp phải viêm thanh quản cấp, nhất là mỗi khi chuyển mùa. Bệnh không nguy hiểm, có thể tự hết sau một thời gian nhưng lại cực kỳ phiền phức. Thử tưởng tượng cứ 2-3 tháng lại bị viêm thanh quản một lần, mỗi lần 2-3 tuần thì quả là ác mộng. Đặc biệt, bệnh viêm thanh quản thường đến rất nhanh, đôi khi chỉ cần một giấc ngủ dậy là đã thấy cổ họng ngứa, khàn tiếng, nhưng để “tiễn” bệnh đi lại cần nhiều thời gian, bất cẩn ăn đồ lạnh hoặc nói to chút thôi là bệnh lại “nán lại” thêm vài ngày. Đối với các thầy cô giáo, người bán hàng hoặc người yêu thích ca hát thì còn phiền phức biết bao nhiêu.


Chính vì vậy mà trong điều trị viêm thanh quản cấp, cần ưu tiên chữa dứt điểm và phòng ngừa tránh tái phát bệnh. Một trong những vị thuốc được dùng nhiều nhất trong trường hợp này là Kha tử. Quả kha tử phơi khô từ lâu đã được ăn trực tiếp hoặc ngâm với mật ong để trị viêm thanh quản, khản tiếng. 


Xem thêm: Cách dùng quả kha tử trị khản tiếng phát huy tối đa hiệu quả.


Do có chứa tới 51% tanin là hợp chất giúp giảm khản tiếng, giảm đờm ho và chống viêm, nên quả kha tử có vị chát đặc trưng rất khó ngậm hay nhai. Thêm vào đó, nếu chỉ nhai quả kha tử theo cách thông thường thì tác dụng của thuốc sẽ phân tán đều khắp toàn thân mà không tập trung tại thanh quản, vậy nên tác dụng của dược liệu cổ truyền thường xuất hiện rất chậm. 


Đó là lý do mà rất nhiều người đã phải ngạc nhiên khi uống viên uống - ngậm 2 trong 1 CHILIDOL. Sản phẩm là sự kết hợp dược liệu kha tử với liên liều, cam thảo bắc, cát cánh, xuyên khung. Mỗi vị dược liệu lại có một công dụng riêng mà tập hợp lại tạo nên tác dụng cải thiện viêm thanh quản, khản tiếng cực hiệu quả mà nhanh chóng. 



Xét về cải thiện khản tiếng, viêm thanh quản cấp và mãn tính, so với nhiều loại thuốc, CHILIDOL cũng không hề kém cạnh. Xem Dùng thuốc trị khản tiếng đừng bỏ qua CHILIDOL để biết rõ nguyên nhân 


Đã có rất nhiều khách hàng ngạc nhiên vì kết quả nhận được sau khi sử dụng CHILIDOL vượt cả mong đợi. Tiêu biểu là cô Phạm Thị Kim Xuyến, sĩ quan văn nghệ - đoàn ca múa nhạc Hà Nội. Ban đầu cô chỉ bị chứng viêm thanh quản cấp, nhưng tái đi tái lại mà không được điều trị dứt điểm kịp thời dẫn đến viêm thanh quản mãn tính, khản tiếng, nói hụt hơi và không thể hát được những nốt cao. 


Tình trạng này kéo dài 5-6 năm không khỏi mặc cho cô đã tìm rất nhiều biện pháp. Khản tiếng ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như sở thích ca hát của cô. Chỉ đến khi cô tìm hiểu và sử dụng CHILIDOL thì mới thấy có sự cải thiện rõ rệt. Đến nay, cô đã hoàn toàn khỏi khản tiếng, lấy lại giọng ca trong trẻo. 


 


Trường hợp của cô Xuyến cũng là nỗi lòng chung của rất nhiều khách hàng khi tìm đến CHILIDOL. Tìm hiểu thêm: CHILIDOL - Phản hồi từ khách hàng đã sử dụng để xem thêm khách hàng và nhà thuốc đã nói gì về CHILIDOL. 


Chứng viêm thanh quản cấp tái đi tái lại có khả năng chuyển thành viêm thanh quản mạn hoặc hạt xơ dây thanh. Hãy bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình với những sản phẩm thiên nhiên an toàn nhé! 


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất