Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm tại niêm mạc họng rất thường xảy ra, đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh. Bệnh có triệu chứng điển hình là ngứa họng, đau vướng họng, ho có đờm và thường kéo dài nhiều ngày gây khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc viêm họng mãi không khỏi và dần trở thành mãn tính là do tái phát đi tái phát lại các đợt viêm cấp, đặc biệt là viêm mũi và viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết trong những trường hợp này chứa nhiều vi khuẩn, virus, khi chảy xuống họng khiến họng luôn trong tình trạng nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, tình trạng viêm mãn tính xảy ra ở bất kỳ một bộ phận nào khác trong hệ hô hấp/tiêu hóa cũng có thể dẫn tới viêm họng mãn tính. Một số bệnh lý phải kể đến như viêm amidal, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng răng lợi.
Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản khiến acid từ dạ dày trào lên cũng có thể gây tổn thương vùng họng. Trường hợp này để điều trị viêm họng mạn tính cần kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày.
Một số trường hợp tắc mũi, nghẹt mũi, tắc ở vùng vòm họng do bệnh lý hay do u vòm họng khiến người bệnh buộc phải thở bằng miệng, không khí lạnh và chứa nhiều bụi bẩn đi qua cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng mãn tính. Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều cũng có khả năng cao bị viêm họng mãn tính.
Viêm họng mãn tính có tiến triển thành ung thư không?
Bệnh viêm họng mãn tính nếu chủ quan không điều trị, lâu ngày có thể tiến triển trở thành ung thư vòm họng. Tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm khi xảy ra.
Thay vào đó, điều đáng lo ngại hơn là tình trạng ho, đau họng dai dẳng lâu ngày không khỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Triệu chứng điển hình của viêm họng mãn tính là khô ngứa họng, đau rát họng, vướng họng nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, cổ họng thường xuyên tiết đờm khiến người bệnh phải cố ho, đằng hắng, khạc đờm. Ho nhiều dẫn tới đau đầu, đau tức mạn sườn, các cơ cổ họng phải căng ra dẫn tới đau họng càng nghiêm trọng.
Đối với người thường xuyên sử dụng giọng nói như giáo viên, ca sĩ, MC, người bán hàng, bị viêm họng mãn tính cũng đồng nghĩa với mỗi lần nói chuyện hay ca hát là cổ họng lại đau buốt, phải thường xuyên nghỉ ngơi, hạn chế nói chuyện. Đồng thời, họ cũng cần hạn chế uống rượu bia tiếp khách, đồ ăn cay nóng nếu không muốn bệnh tình diễn biến xấu hơn.
10 mẹo hay cho người viêm họng mãn tính.
Người bị viêm họng mãn tính muốn khỏi nhanh (hoặc ít nhất là tránh bệnh nặng hơn) có thể tham khảo 10 mẹo sau. Lưu ý những mẹo này không thể chữa khỏi triệt để bệnh viêm họng, nhưng có thể làm giảm đáng kể, giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn.
Súc họng bằng nước muối hàng ngày, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Đồng thời rửa mũi bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Luôn luôn đeo khẩu trang khi ra đường
Dùng trà nóng: Hoạt chất EGCG trong trà có tác dụng chống viêm và sát khuẩn
Dùng tỏi: Ngâm tỏi với dấm để ăn hoặc thêm tỏi vào các món xào, nấu hằng ngày
Dùng gừng tươi: Thêm vài lát gừng tươi vào trà nóng để uống mỗi sáng và tối
Dùng mật ong: Mật ong giúp sát khuẩn và tăng lưu thông khí huyết. Bạn chỉ cần pha 1 thìa mật ong trong nước nóng, có thể thêm các nguyên liệu khác như gừng, tỏi,...
Dùng chanh: Thái chanh thành từng lát mỏng, ướp với muối và ngậm trong miệng đến khi hết vị chua.
Xông mũi họng: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng và cúi mặt xuống sát mặt nước, hít lấy phần hơi nóng bay lên.
Dùng rễ cam thảo: Nhai trực tiếp rễ cam thảo và nuốt lấy phần nước, bỏ bã
Xem thêm: 5 Cách trị viêm thanh quản tại nhà bằng quả kha tử, ưu nhược điểm!
Tại sao không thể chữa viêm họng mãn tính bằng thuốc tây y
Bệnh viêm họng cấp tính thường được chữa bằng tây y, thường là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giảm tiết đờm và có thể là thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây ra là do virus. Tuy nhiên khi bệnh đã diễn biến lâu ngày thành thể mạn tính thì tây y rất khó trị dứt điểm.
Điều này là do thuốc tây y thường có nhiều tác dụng phụ, chỉ thích hợp để điều trị ngắn ngày chứ không nên sử dụng trong các trường hợp mạn tính cần điều trị dài ngày. Thêm vào đó, mục tiêu chữa bệnh của tây y là tiêu diệt ổ bệnh. Nhưng với đa số các ca viêm họng mãn tính, nguyên nhân gây bệnh thường là do viêm xoang, viêm mũi dẫn đến nhiễm trùng họng, vì vậy nếu không điều trị toàn diện và triệt để mà chỉ điều trị viêm họng thì chẳng mấy chốc bệnh lại tái lại.
Ngược lại, các vị thuốc cổ truyền trong đông y lại không thể có tác dụng nhanh như tây y. Nhưng bù lại, chúng giúp chống viêm và nuôi dưỡng toàn diện cả cơ thể nên có thể chữa viêm họng mãn tính một cách an toàn, hiệu quả.
Chữa viêm họng mãn tính bằng thuốc đông y có hiệu quả không?
Như đã nói ở trên, thuốc đông y hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính, tuy nhiên không thể ngay lập tức mà cần thời gian. Mục tiêu chữa bệnh của đông y chú trọng đến khả năng tự phục hồi và tái tạo của cơ thể, do đó sử dụng các loại thuốc đông y để trị bất kỳ một bệnh nào cũng giúp tăng cường chức năng toàn cơ thể, hiếm khi xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Một trong những dược liệu thường được sử dụng để chữa viêm họng mãn tính là quả kha tử. Trong quả kha tử có chứa 51% tanin, một chất có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn và làm giảm tiết đờm gây ho, khó thở. Hơn hết, kha tử có tác dụng cực tốt tại vùng hầu họng, thanh quản, giúp tiêu diệt viêm thanh quản, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang và các chứng viêm đường hô hấp trên khác.
Xem thêm: Quả kha tử - “thần dược” chữa ho khản tiếng ít người biết đến!
Tiếp theo là cát cánh. Trong đông y, rễ cây cát cánh phơi khô có tác dụng chỉ khái (giảm ho), khử đờm (tiêu đờm), bài nùng và đề phế khí (tăng cường lưu thông khí huyết). Đây là vị dược liệu có trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền chữa ho, viêm họng và đồng thời cũng được ứng dụng trong nhiều loại viên uống, viên ngậm giảm ho trên thị trường hiện nay.
Tại sao viêm họng mãn tính nên dùng CHILIDOL?
CHILIDOL là viên ngậm - uống 2 trong 1 giúp giảm khản tiếng, viêm thanh quản, viêm họng mãn tính và hạt xơ dây thanh. Khác với các viên ngậm giảm ho thường thấy trên thị trường chỉ giúp làm giảm triệu chứng, CHILIDOL với chiết xuất từ kha tử và cát cánh lại giúp tiêu diệt hoàn toàn nguyên nhân gây viêm họng mãn tính. Chiết xuất dược liệu bao gồm liên kiều, cát cánh, cam thảo, kha tử, xuyên khung giúp giảm nhanh tình trạng đau họng, ho, ngứa họng.
Có 3 ưu điểm của CHILIDOL rất phù hợp cho người bị viêm họng mãn tính:
Thứ nhất, an toàn cho người sử dụng
Không chỉ lựa chọn những nguyên liệu có tác dụng giảm viêm họng mãn tính, nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén CHILIDOL còn phải được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa vào sản xuất. Đặc biệt là Kha tử, dược liệu chính giúp giảm đau họng, khản tiếng, thì còn phải lựa chọn từng quả, đảm bảo độ đồng đều cả mẫu mã lẫn hàm lượng hoạt chất bên trong. Điều này không chỉ đảm bảo công dụng của sản phẩm mà còn là sự an toàn cho người sử dụng.
Thứ hai, tác dụng nhanh và hiệu quả
Một nhược điểm của thảo dược là tác dụng chậm. Để khắc phục nhược điểm này, CHILIDOL đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chiết xuất dược liệu, giúp gia tăng hàm lượng hoạt chất có trong viên nén. CHILIDOL được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP- WHO tại nhà máy Bách Thảo Dược. Đây là nhà máy sản xuất thuốc có kinh phí đầu tư lên đến 120 tỷ đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm từ dược liệu phục vụ cho thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ,...
Nhờ dây chuyền hiện đại cùng với việc khéo léo kết hợp các vị dược liệu theo một tỷ lệ thích hợp mà CHILIDOL có tác dụng nhanh, mạnh hơn nhiều lần cách dùng Đông y truyền thống. Đa số bệnh nhân viêm họng mạn tính đã thấy cải thiện rất tốt chỉ sau một liệu trình sử dụng.
Thứ ba, đáng tin cậy
Công dụng của CHILIDOL đã được kiểm chứng bởi cả chuyên gia trong ngành, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng và người tiêu dùng. Hàng ngàn khách hàng đã sử dụng sản phẩm để chữa viêm thanh quản và viêm họng mãn tính, không tái lại dù đã ngừng sử dụng. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, nguyên trưởng bộ môn Dược liệu, đại học Dược Hà Nội đã có chia sẻ trong chương trình vì sức khỏe người Việt:
Cô Kim Xuyến - đoàn ca múa nhạc Hà Nội - cũng đã có những chia sẻ rất tâm huyết sau quá trình nhiều tháng trời đi tìm giải pháp chữa viêm thanh quản, viêm họng không đỡ, vô tình gặp được CHILIDOL.