3 bài tập luyện thanh cho người giọng yếu, khắc phục nhược điểm chỉ sau 1 tháng

Giọng nói là trời sinh, nhưng dựa trên nền giọng đó, tùy vào cách nuôi dưỡng và sử dụng thanh quản mà bạn hoàn toàn có thể cải thiện giọng nói hoặc giọng hát theo ý muốn. Nếu bạn đang cần luyện thanh để phục vụ cho công việc, muốn gia tăng thu nhập nhờ vào một giọng nói tốt thì 3 bài luyện thanh cho người giọng yếu dưới đây sẽ rất phù hợp với bạn đấy. 


3 bài tập luyện thanh cho người giọng yếu, khắc phục nhược điểm chỉ sau 1 tháng

Nguyên nhân khiến bạn giọng yếu hụt hơi

Giọng khàn, giọng yếu, hụt hơi là nỗi lo thường trực của bất kỳ ai làm công việc liên quan đến nói, hát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những lý do đơn giản là bạn lấy hơi sai cách, dẫn đến âm thanh không tròn vành, không rõ chữ và không đủ vững. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe như viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh và tổn thương dây thần kinh thanh quản.


Viêm thanh quản là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra giọng nói yếu, hụt hơi. Khi các cơ trong thanh quản bị viêm, chức năng của chúng trong việc điều chỉnh âm thanh sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến giọng nói không còn rõ ràng, yếu đi và thường đi kèm với các triệu chứng như ho khan, đau rát họng và khản tiếng.


Hạt xơ dây thanh cũng có thể gây ra giọng yếu, hụt hơi. Khi dây thanh quản phải làm việc quá mức, chẳng hạn khi nói nhiều hoặc la hét, thanh quản bị tổn thương dẫn đến sự hình thành của các tổ chức xơ ở hai bên thanh quản. Tình trạng này dẫn đến khản tiếng kéo dài, giọng nói yếu và mệt mỏi khi nói.


Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh thanh quản cũng có thể là một nguyên nhân khiến giọng nói trở nên yếu, hụt hơi. Dây thần kinh thanh quản có vai trò quan trọng trong việc điều khiển giọng nói. Khi bị tổn thương hoặc liệt, nó không thể tạo ra một giọng nói trong trẻo, thay vào đó là giọng thều thào thiếu sức sống.


Bệnh hạt xơ dây thanh khiến giọng yếu, hụt hơi

Cách khắc phục giọng yếu, hụt hơi được ca sĩ khuyên bảo

Mặc dù giáo viên hay người bán hàng đều cần một giọng nói khỏe khoắn, rõ ràng, nhưng có lẽ nghề nghiệp cần nhất phải là ca sĩ, MC, bởi giọng hụt hơi khiến họ khó lên được nốt cao, khó hát được rõ ràng và liền mạch cả bài hát, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và danh tiếng. Do vậy ca sĩ cũng là đối tượng giữ gìn giọng nói kỹ càng nhất và đã đúc kết cho mình không ít kinh nghiệm để khắc phục giọng yếu, hụt hơi. 


Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến giọng nói yếu, hụt hơi mà sẽ có cách khắc phục khác nhau, trong đó cần kết hợp các bài tập luyện giọng và chế độ dinh dưỡng, đôi khi là các loại thảo dược đông y để cho kết quả như mong muốn. 


Một bí quyết mà các ca sĩ luôn áp dụng để hát được những nốt cao với cột hơi dài là lấy hơi từ bụng. Cơ bụng dày và đàn hồi sẽ giúp chúng ta lấy được nhiều hơi hơn từ phương pháp lấy hơi từ ngực thông thường. Bạn hãy đặt một tay lên bụng, 1 tay lên ngực và quan sát chuyển động của hai tay. Nếu khi bạn hít vào, vùng ngực nhô ra còn bụng xẹp xuống thì đó là phương pháp lấy hơi bằng ngực thông thường. Ngược lại, khi hít vào, vùng bụng căng ra còn ngực nhô lên một chút, khi thở ra, ngực và bụng cùng xẹp xuống thì đó là cách lấy hơi đúng. 


Ngoài ra, theo các ca sĩ chuyên nghiệp, để giữ gìn giọng nói bạn cần tránh xa khói thuốc lá và đồ uống có cồn, vì hai chất này đều dẫn đến kích thích thanh quản, khiến giọng khàn và yếu đi. Tránh môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay vi khuẩn, giữ ấm vùng mặt, cổ và bổ sung đủ nước để giữ thanh quản luôn ẩm cũng là những lưu ý để có giọng nói khỏe mạnh dài lâu. 


Lấy hơi từ bụng giúp lấy được nhiều hơi hơn, từ đó giảm hụt hơi

3 bài tập luyện thanh cho người giọng yếu

Nếu bạn bẩm sinh đã có giọng nói nhỏ và mảnh, hoặc cảm thấy hụt hơi, nói nhanh mệt sau khi bị bệnh về hô hấp thì 3 bài tập luyện thanh sau đây có thể giúp ích cho bạn.

1- Bài tập thổi nến

Một cách luyện thanh đơn giản và tiết kiệm chi phí là tập thổi nến. Bạn chỉ cần đặt một cây nến trong một phòng kín gió và đứng cách xa khoảng 50 cm. Sau đó, lấy hơi thật sâu và thổi nến sao cho ngọn nến rung hoặc nghiêng theo một góc cố định.


Bài tập thổi nến giúp bạn lấy hơi và kiểm soát lượng hơi thoát ra. Thực hiện bài tập này trong ít nhất 15 phút mỗi ngày và kiên trì luyện tập đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện về khả năng lấy hơi của mình. 

2- Bài tập ngụp nước

Đây là bài tập giúp bạn phát âm các nguyên âm A và I tốt hơn. Nguyên âm A có thể khá dễ nhưng nguyên âm I lại khó phát âm, bởi để hát hay hơn bạn phải đẩy hơi phát ra lên mũi. Để có một giọng hát tốt hơn, bạn có thể thực hiện bài tập luyện thanh cho người giọng yếu sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước sạch có độ sâu đủ để bạn có thể ngụp mặt xuống một cách thoải mái. Đặt chậu nước lên một ghế có độ cao vừa phải để bạn có thể cúi xuống mà không bị mỏi lưng.

  • Bước 2: Hít một hơi thật sâu để căng lồng ngực và chuẩn bị cho việc phát âm

  • Bước 3: Ngụp mặt xuống chậu nước và lặp lại việc phát âm chính xác các nguyên âm A, I hoặc các nguyên âm khác trong khi trong nước. Trong quá trình này, cố gắng đẩy luồng hơi phát ra lên vùng mũi đối với nguyên âm I để tạo ra âm thanh mềm mại hơn.

Luyện tập thường xuyên và kiên nhẫn sẽ giúp bạn cải thiện khả năng phát âm và kiểm soát âm thanh của mình. Hãy nhớ luôn đảm bảo an toàn và thoải mái trong quá trình luyện tập nhé.

3- Bài tập rung môi

Bài tập rung môi, hay còn gọi là "lip trills", là một phương pháp luyện thanh phổ biến giúp rèn luyện cơ vùng môi và độ linh hoạt của môi, đồng thời giúp cải thiện dòng khí và kiểm soát hơi thở khi hát. Bài tập này được thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị: Đứng hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và môi. 

  • Bước 2: Hít một hơi thật sâu và giữ hơi trong một vài giây để căng lồng ngực.

  • Bước 3: Thở ra từ từ qua miệng để làm rung môi trên và dưới, tạo nên âm thanh “brum… brum…” và lên xuống theo giai điệu. 

  • Bước 4: Tiếp tục rung môi trong khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ như 10-15 giây ban đầu. Sau đó, thả lỏng môi và nghỉ một chút trước khi lặp lại bài tập.


Hãy luyện tập bài tập rung môi hàng ngày trong khoảng thời gian ngắn nhưng đều đặn. Bạn cũng có thể luyện bài tập này ngay trước khi biểu diễn để làm nóng cổ họng, thuận lợi giúp bạn tiến vào trạng thái tốt nhất trước khi chính thức ca hát hay thuyết trình.


Tập thổi nến để kiểm soát hơi thở


Lưu ý: Cả 3 bài tập trên chỉ có hiệu quả khi bạn kiên trì luyện tập trong một thời gian dài, kết hợp với giữ gìn thanh quản. Vì vậy bạn không nên nóng vội nếu những lần đầu không đạt được kết quả như mong muốn. 

Sản phẩm đông y giúp nuôi dưỡng thanh quản cải thiện giọng yếu hụt hơi

Ngoài việc luyện tập các bài tập luyện thanh cho người giọng yếu, do nhu cầu công việc phải thường xuyên sử dụng giọng nói nên nhiều ca sĩ, người nổi tiếng còn tìm đến các sản phẩm thảo dược đông y, sử dụng thường xuyên trong thời gian dài. Khác với sản phẩm trị bệnh thường phải nhanh, mạnh để ngăn chặn bệnh diễn biến nặng, thảo dược để cải thiện giọng nói thường ưu tiên tính an toàn, tác dụng từ từ nhưng bền vững và giữ được giọng nói khỏe dài lâu kể cả sau khi ngừng sử dụng. 


Sản phẩm đáp ứng đúng những tiêu chí trên nhất là viên uống CHILIDOL của công ty TNHH Minh Phúc. Được sản xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên an toàn cho sức khỏe, viên uống CHILIDOL phục hồi dưỡng thanh quản khoẻ nhờ tác động kép của bộ đôi kha tử - liên kiều: Chống viêm đồng thời với nuôi dưỡng thanh quản. 


CHILIDOL được các chuyên gia trong ngành Dược cùng với các ca sĩ, người nổi tiếng đánh giá rất cao nhờ tác dụng nhanh, hiệu quả, an toàn và có khả năng phòng ngừa khản tiếng hụt hơi với đối tượng có nguy cơ cao. Nghệ sĩ ưu tú Thùy Liên đã rất bất ngờ sau khi sử dụng sản phẩm:

 

NSUT Thùy Liên chia sẻ về CHILIDOL


Để mua CHILIDOL chính hãng có tem chống hàng giả, bạn hãy để lại số điện thoại vào ô bên dưới hoặc truy cập shopeemall: https://shopee.vn/chilidol_official 

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất