Có một giọng hát hay và ấn tượng là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên để có được giọng hát tốt, không chỉ đòi hỏi tài năng tự nhiên mà còn cần sự rèn luyện và chăm chỉ và việc cẩn thận giữ gìn sức khỏe. Vậy có cách nào để khiến giọng hát bình thường trở nên hay hơn không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bí quyết để có giọng hát hay trong tầm tay
Các yếu tố làm giọng hát hay hơn
Cũng giống như một món ăn ngon cần có cả 3 yếu tố nguyên liệu, công thức chế biến và cái “tâm” của người đầu bếp, một giọng hát hay cũng cần 3 yếu tố: chất giọng, kỹ thuật hát và cảm xúc của người biểu diễn.
1- Chất giọng
Giọng nói hay giọng hát là món quà trời ban cho mỗi con người. Mỗi người lại có một chất giọng khác nhau tạo nên sự đa dạng trong cách thể hiện một bài hát. Mặc dù chúng ta thường coi sự khác nhau đó là đặc trưng riêng nhưng cũng không thể phủ nhận rằng có những người có giọng hát hay nổi trội so với số đông. Vậy nguyên nhân do đâu?
Cấu tạo, kích thước và độ ổn định của thanh quản cũng như của toàn cơ thể là những nguyên nhân chính tạo nên một giọng hát hay. Rất khó để một người viêm thanh quản có thể hát lên những nốt cao, hoặc một người hạt xơ dây thanh có thể hát tròn vành rõ chữ, càng khó hơn nếu phải ca hát trong một thời gian dài mà vẫn giữ được chất giọng như ban đầu. Đó là do thanh quản chịu vai trò trực tiếp trong việc tạo nên giọng hát. Khi có tổn thương dù là nhỏ nhất tại thanh quản thì đều dẫn đến giọng bị biến đổi, và thường là biến đổi xấu đi. Vì vậy giữ gìn thanh quản khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu để có một giọng hát hay.
Người có thanh quản dày, dây thanh âm dài thường có giọng hát trầm sâu lắng, ngược lại người có thanh quản mỏng, dây thanh âm ngắn thường hát được nốt cao dễ dàng hơn. Ngoài ra, dung tích phổi, lượng hormon, cấu trúc xương hàm mặt hay sự phối hợp giữa các cơ trong cơ thể cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giọng hát. Bởi vậy đôi lúc chúng ta sẽ bắt gặp tình trạng các ca sĩ nhỏ hát rất hay, nhưng lớn lên lại không hay như mong đợi, hoặc một số ca sĩ hát kém hay sau khi phẫu thuật thẩm mĩ.
2- Kỹ năng
Kỹ năng là yếu tố quan trọng để bạn khai thác tối đa chất giọng của bản thân. Tương tự như bao kỹ năng khác, hát cũng là một kỹ năng có thể được cải thiện. Việc luyện tập kiểm soát hơi thở, điều chỉnh tư thế hát và điều khiển dây thanh quản cùng với các kỹ thuật luyện thanh khác sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ca hát. Đồng thời, kiến thức về thanh nhạc bao gồm cao độ, trường độ, và tiết tấu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giọng hát. Các cách luyện giọng hát hay sẽ được trình bày ở phần sau của bài viết.
3- Cảm xúc
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một giọng hát hay. Nó giống như một "gia vị" đặc biệt, mang đến sự sống động và “cái hồn” cho bài hát, là yếu tố tạo nên sự khác biệt của mỗi nghệ sĩ. Việc thể hiện cử chỉ, diễn tả qua nét mặt, điều chỉnh giọng hát và kiểm soát cảm xúc phù hợp với ý nghĩa của bài hát không hề dễ dàng. Chúng ta phải đặt trọn tâm hồn vào bài hát để có thể tận hưởng và truyền tải hết những cảm xúc của nó. Đó mới là một giọng hát hay thực sự.
Chất giọng có thể cải thiện nếu chúng ta kiên trì
Cách luyện giọng hát hay tại nhà - lời khuyên từ ca sĩ
Việc học và tập luyện bài bản với những giảng viên thanh nhạc có kinh nghiệm bao giờ cũng là tốt nhất, nhưng nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể luyện giọng hát ngay tại nhà với những bài tập rất đơn giản, thay đổi dần dần từng chút một cả về cách hát lẫn cách biểu diễn.
1- Tư thế đứng hát
Hầu hết các giáo viên âm nhạc đều khuyên nên đứng hát thay vì ngồi để tạo ra âm thanh tốt nhất. Tư thế ngồi có thể làm cho các cơ bắp bị xẹp xuống và gây trở ngại cho việc lấy hơi đúng cách.
Dưới đây là một số hướng dẫn về tư thế khi hát:
Giữ đầu thẳng và cân đối với vai.
Thả lỏng hàm và đưa lưỡi về phía cửa miệng. Điều này giúp tạo ra không gian cho âm thanh.
Thả lỏng vai.
Nâng và đẩy vòm miệng ra phía sau như khi chuẩn bị ngáp. Điều này giúp mở rộng cổ họng và lấy nhiều hơi thở hơn.
Nếu bạn cảm thấy phải gồng người khi đứng, hãy di chuyển sao cho lưng, vai và đầu của bạn được tự nhiên dựa vào tường hoặc một bề mặt ổn định khác.
Tư thế đứng
2- Học lấy hơi đúng cách
Một yếu tố quan trọng trong quá trình học hát là khả năng lấy hơi đúng cách. Nhiều người khi hát bị hụt hơi, giọng yếu hoặc lạc tông là do họ không biết cách lấy hơi. Dưới đây là một số nguyên tắc để lấy hơi đúng cách:
Hít thở sâu để có đủ hơi cho từng từ trong câu hát.
Lấy hơi bằng bụng thay vì ngực. Phương pháp này sẽ cải thiện chất lượng âm thanh và giúp bạn kiểm soát luồng hơi tốt hơn. Để đảm bảo bạn lấy hơi đúng cách, hãy đặt tay lên bụng và cố gắng để bụng cùng phồng lên mỗi khi hít vào.
Giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn thư giãn
Khởi động trước khi hát bằng cách luyện thanh đơn giản 1-2 phút
Để micro xa người khi cần lấy hơi để tiếng thở không bị thu vào micro
3- Tập khẩu hình miệng tròn và chuẩn
Những người chuyên nghiệp có thể dựa vào khẩu hình để đánh giá khả năng hát của một người. Tập luyện khẩu hình không phức tạp và bạn có thể thực hiện tại nhà. Bạn có thể sử dụng một chiếc gương để kiểm tra khẩu hình. Hãy mở miệng sao cho phần cơ quanh miệng và hàm tách rời, nhìn vào gương và kiểm tra xem khẩu hình đã đúng chưa. Nếu cần, chỉnh sửa và lặp lại quy trình nhiều lần để tạo thành phản xạ tự nhiên.
Khi đã mở khẩu hình đúng, hãy luyện tập hát. Cố gắng tạo ra âm thanh tròn và rõ ràng nhất có thể. Để trở nên thuần thục và đạt hiệu quả cao bạn cần kiên nhẫn và thực hành luyện tập trong thời gian dài.
Mở rộng khẩu hình khi hát
4- Hát đúng tông giọng
Một sai lầm của những người mới học hát là cố hát sao cho giống ca sĩ hoặc một trường phái biểu diễn nào đó nhất. Nhưng mỗi người có một tông giọng khác nhau, tông giọng của ca sĩ chưa chắc đã giống tông giọng của bạn. Cố hát tông cao hơn bình thường dễ khiến bạn bị lệch nhịp, còn hát tông thấp hơn thì không phát ra thanh.
Do đó hãy hát với tông giọng của bản thân, khi đến nốt cao, hãy cố lấy hơi thật sâu để hát. Nếu vẫn không lên cao nổi, bạn hãy cố gắng biến chuyển giai điệu sao cho phù hợp. Ngược lại khi hát đến các nốt thấp hơn so với khả năng của mình, hãy giữ hơi thở nhẹ nhàng để khí thoát ra từ từ.
Cách luyện giọng cao tại nhà không tổn thương thanh quản
Để luyện giọng cao mà không gây áp lực lên thanh quản, hãy tham khảo các cách sau:
1- Đánh giá giọng hát hiện tại của bạn
Trước khi bắt đầu tìm giải pháp phù hợp, các chuyên gia về thanh nhạc thường làm một bài kiểm tra để đánh giá xem giọng của bạn có khả năng lên cao được không và cần cải thiện gì. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách ghi âm lại giọng hát thô (giọng hát khi không có thiết bị phụ trợ) và nghe lại để đánh giá xem điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Cách tốt hơn là bạn có thể gửi bản thu âm này đến chuyên gia mà mình quen biết để nhờ họ đánh giá giúp.
2- Học xướng âm
Mọi người đều quen thuộc với thang âm "Do Re Mi Fa Sol La Si Do". Để bắt đầu, hãy chọn cao độ C - Do và luyện hát qua các quãng âm lên và xuống trong thang âm. Dành thời gian để lắng nghe từng cao độ, điều này sẽ giúp cải thiện khả năng luyện nghe cũng như giúp bạn luyện quãng giọng cao - thấp một cách linh hoạt.
3- Bắt chước tiếng còi báo động
Hãy tưởng tượng âm thanh của còi báo động, còi báo trên xe cảnh sát hoặc xe cứu thương. Bạn hãy bắt chước thanh âm đó bằng giọng nói của bạn, bắt đầu từ nốt thấp nhất và dần dần lên nốt cao nhất có thể. Việc này giúp bạn dần gia tăng giới hạn của bản thân.
Cần luyện thanh đều đặn hằng ngày
Thói quen hằng ngày giúp duy trì giọng hát
Nghệ sĩ ưu tú Thúy Liên, một diễn viên, ca sĩ gạo cội của Việt Nam, từng chia sẻ về bí quyết có giọng hát hay để tuổi 50 vẫn cất lên được những giai điệu ngọt ngào. Đầu tiên, trước khi hát bạn cần khởi động để làm ấm giọng nói trước bằng các bài tập như tập rung môi hoặc thổi nến. Trong cuộc sống hằng ngày cũng luôn phải chú trọng giữ gìn giọng nói bằng cách:
Uống nước đầy đủ để duy trì lớp chất nhầy trong cổ họng, giảm ma sát khi ca hát, nói chuyện
Tránh cồn, bia rượu và cafein để hạn chế tình trạng kích ứng đường hô hấp khiến giọng bị khàn
Không hắng giọng, thay vào đó có thể uống một ngụm nước hoặc nuốt khan
Giải quyết các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến giọng hát như trào ngược dạ dày, bệnh tuyến giáp,...
Tập thể dục và ngủ đủ giấc
Dùng sản phẩm hỗ trợ duy trì giọng hát như viên uống CHILIDOL
CHILIDOL - Bí quyết có giọng hát hay trong tầm tay
Ngoài việc duy trì các thói quen trên, NSUT Thùy Liên còn chia sẻ thêm cô thường ngậm 2 viên CHILIDOL mỗi ngày, đặc biệt là giai đoạn gần tết phải đi diễn nhiều, cô thường tranh thủ lúc nghỉ ngơi để ngậm viên CHILIDOL. Việc này giúp giọng nói của cô nhanh chóng hồi phục sau khi phải biểu diễn liên tục. Đặc biệt, CHILIDOL còn có thể uống để bảo vệ thanh quản lâu dài hoặc xịt để giảm đau họng, khản tiếng tức thì.
NSUT Thùy Liên chia sẻ về viên uống - ngậm 2 trong 1 CHILIDOL.
Nếu tìm hiểu kỹ về sản phẩm bạn sẽ thấy rất nhiều chuyên gia, người nổi tiếng lẫn ca sĩ nghiệp dư đều sử dụng CHILIDOL. Đây là sản phẩm duy nhất hiện nay kết hợp bộ đôi kha tử - liên kiều, đem đến tác dụng chống viêm đi kèm với nuôi dưỡng và phục hồi thanh quản. Một thanh quản khỏe là nền tảng vững chắc để ca sĩ phô diễn kĩ thuật thanh nhạc, đồng thời ca hát biểu diễn liên tục mà không lo khàn tiếng, hụt hơi.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để có một giọng hát hay thì có thể tham khảo chi tiết về CHILIDOL qua website: http://chilidol.vn hoặc gian hàng chính hãng Shopeemall: Chilidol Official nhé.