Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Bị cảm lạnh nên làm gì cho nhanh khỏi?

Ngày đăng: 17/03/2023

Cảm lạnh là bệnh phổ biến mà có lẽ ai cũng từng mắc phải vào mùa lạnh. Do vậy, câu hỏi “bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?” nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết!

Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh là biểu hiện của cơ thể sau khi bị nhiễm lạnh. Những dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh là ho, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Một vài trường hợp người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ,...

Thời tiết trở lạnh cùng với sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh. Cảm lạnh gặp rất phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi nhiễm lạnh, nếu không được kịp thời chữa trị có thể dẫn tới các bệnh nguy hiểm hơn như viêm phổi hay viêm phế quản,...

Khi bị cảm lạnh nên làm gì cho mau khỏi?

Khi bị cảm lạnh, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bạn có thể tham khảo áp dụng các biện pháp dưới đây.

Dùng thuốc đúng cách

Nhiều người nghĩ rằng bị cảm lạnh uống kháng sinh sẽ nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. 80% nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh là do virus và nên việc dùng kháng sinh là không có hiệu quả. Do đó, chỉ trong trường hợp cảm lạnh xác định chính xác nguyên nhân là do vi khuẩn mới được dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù hiện nay không có thuốc chữa bệnh cảm lạnh cụ thể. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm triệu chứng cấp tính của bệnh.

Một số nhóm thuốc thường dùng khi bị cảm lạnh bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Hiệu quả trong trường hợp cảm lạnh kèm hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,...

  • Thuốc xịt thông mũi: Thành phần thường gặp là pseudoephedrine, ephedrine hoặc phenylephrine sẽ giúp giảm biểu hiện nghẹt mũi và khó thở khi cảm lạnh.

  • Thuốc giảm ho: Có tác dụng làm giảm cơn ho khan, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Các thuốc giảm ho bao gồm codein, dextromethorphan và pholcodin,...

  • Thuốc long đờm: Có tác dụng làm tăng tiết dịch đường hô hấp và giảm độ nhớt của chất tiết trong đường hô hấp, từ đó giúp tống đờm ra khỏi đường thở một cách dễ dàng hơn.

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thường dùng là paracetamol hay ibuprofen cho trường hợp có sốt, đau đầu do cảm lạnh.

Lưu ý: Để đảm bảo dùng thuốc hiệu quả cao và hạn chế gặp các tác dụng không mong muốn, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ tránh để tiền mất tật mang.

Ăn uống khoa học

Khi bị cảm lạnh, bạn nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng để giúp làm dịu các triệu chứng và phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Bị cảm lạnh nên ăn gì?

  • Uống nhiều nước ấm, ăn súp nóng: Ví dụ như súp gà, cháo nóng,... Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp ngăn ngừa mất nước khi sốt và làm loãng chất đờm nhầy, cổ họng thông thoáng.

  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nguồn protein phong phú, probiotics để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do đó, nó sẽ giúp tăng cường miễn dịch và nhanh khỏe hơn.

  • Rau lá xanh đậm: Như cải ngọt, bông cải xanh, xà lách, cải xoăn, rau ngót,... vì trong chúng giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng và chống nhiễm trùng tốt. 

  • Các loại quả họ cam: Như bưởi, chanh, quýt,... chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, có thể vắt chanh lấy nước cốt hòa vào nước ấm, thêm một chút mật ong để giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng hơn.

  • Nước ép rau củ quả: Các loại nước ép rau củ quả như bưởi, táo, lê, dâu tây, cà chua,... giúp bổ sung nước, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn cải thiện sức đề kháng cho cơ thể

Bị cảm lạnh kiêng ăn gì?

  • Bia rượu và các đồ uống chứa chất kích thích: Vì chúng không tốt cho dạ dày và đường ruột. Uống nhiều còn khiến não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng cao hơn. 

  • Đồ ăn mặn hoặc cay: Đồ ăn cay có thể khiến người bệnh đang bị cảm lạnh sốc nhiệt, chảy đờm, khó thở và khiến bệnh nặng hơn.

  • Món ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chiên, nướng: Các thực phẩm khá khó tiêu, làm chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, làm cho cảm lạnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bạn cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học hơn để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi khi mắc bệnh cảm lạnh.

  • Nếu có thể, hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơi tối đa để có thời gian hồi phục. Bạn nên cố gắng ngủ ít nhất 8 – 10 tiếng vào ban đêm.

  • Giữ cho căn phòng ở nhiệt độ ấm vừa phải. Nếu không khí khô, thêm hãy dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí giúp giảm ho.

  • Dùng nước muối súc miệng và nhỏ mũi để giảm các triệu chứng đau hoặc ngứa cổ họng, giảm nghẹt mũi.

Chữa cảm lạnh bằng mẹo dân gian

Sử dụng một số mẹo dân gian chữa cảm lạnh cũng là một biện pháp giúp bạn cải thiện hiệu quả triệu chứng của mình. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo áp dụng:

Chữa cảm lạnh bằng lá tía tô

Tía tô là loại gia vị có tính ấm, vị cay, dùng trị cảm mạo, đau đầu, sổ mũi khá tốt, từ xa xưa đã được người dân sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn. Bạn có thể nấu cháo tía tô hoặc sắc nước uống đều mang lại hiệu quả tốt. Kiên trì thực hiện liên tục vài ngày sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện.

Cháo hành chữa cảm lạnh

Hành không chỉ là một loại rau gia vị phổ biến mà còn là một thảo dược có công dụng giải cảm, hoạt huyết, giúp ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa cảm sốt và nhức đầu rất hiệu quả. Một bát cháo hành ấm nóng là phương pháp đơn giản và hữu hiệu để chữa cảm lạnh tại nhà.

Trị cảm lạnh bằng gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, làm ấm tỳ vị, giải cảm tốt, phù hợp cho người bị cảm lạnh. Mỗi ngày, bạn có thể uống một cốc trà gừng pha thêm mật ong, ... để tăng hiệu quả giải cảm.

Dùng tỏi chữa cảm lạnh

Tỏi có chứa nhiều allicin - một hoạt chất có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể nên thường được dùng chữa cảm lạnh tại nhà. Bạn có thể ăn tỏi sống, nướng lên hoặc nấu cùng thức ăn để trị cảm lạnh.

Cảm lạnh có nên tắm không?

Nhiều người cho rằng bị cảm lạnh thì không nên tắm để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tắm đúng cách sẽ giúp loại bỏ độc tố, giảm nhẹ các triệu chứng của cảm lạnh. Bạn nên tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen để giữ ẩm mũi. Tuyệt đối không tắm với nước lạnh, vì nước lạnh sẽ khiến cơ thể khó hạ sốt, các triệu chứng kéo dài thậm chí nặng thêm.

Bên cạnh đó, người bị bệnh cảm lạnh không nên tắm trong các trường hợp sau:

  • Sốt cao, ho dữ dội: Lúc này cơ thể mất rất nhiều năng lượng nên khi tắm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.

  • Tắm ngay sau khi ăn: Cơ thể người bệnh cảm lạnh rất yếu, nếu tắm sau khi ăn sẽ khiến các huyết quản nở ra, các cơ và da cần nhiều máu hơn, vì vậy sẽ làm lượng máu ở dạ dày bị thiếu hụt, gây tổn thương đến đường tiêu hóa.

  • Tắm khuya: Kể cả khi bạn không bị cảm lạnh cũng không nên tắm khuya vì dễ gây tình trạng sốc nhiệt. Sức đề kháng của cơ thể yếu nên dễ gây ra các triệu chứng co mạch máu não đột ngột dẫn đến đột quỵ.

Dùng Chilidol - Giảm ho, đau rát họng khản tiếng do cảm lạnh!

Chilidol là viên uống chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, trong đó nổi bật là quả Kha tử - dược liệu hàng đầu trong chữa khản tiếng, đau rát họng đã được ghi chép trong Dược điển Việt Nam.

Trong quả Kha tử có chứa 51,3% tanin có tác dụng làm giảm ho, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus đã được nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh. Ngoài ra, Chilidol còn bổ sung các thảo dược quý khác như Liên kiều, Xuyên khung, Cát cánh và Cam thảo bắc hiệp đồng làm tăng tác dụng của Kha tử lên gấp nhiều lần.

Xem thêm: Quả kha tử và tác dụng chữa khản tiếng ít người biết đến

Với dạng bào chế nhỏ gọn tiện dụng, bạn có thể mang theo sản phẩm bên mình bất cứ đâu. Chilidol có thể vừa ngậm vừa uống. Khi ngậm, dược chất thấm trực tiếp qua hầu họng tổn thương, cho tác dụng chống viêm tại chỗ, giúp làm giảm ngứa rát họng, ho, khản tiếng nhanh chóng. Mặt khác, khi uống, dược chất được đưa đến từng mao mạch nhỏ, khắc phục tổn thương từ bên trong, cho tác dụng lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Kết hợp vừa ngậm vừa uống sẽ cho hiệu quả tối ưu nhất.

Cùng lắng nghe một số phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Chilidol!

 

- Hiện nay CHILIDOL đã có mặt trên Shopee với gian hàng chính hãng là Chilidol Official. Bạn có thể tìm mua trực tiếp TẠI ĐÂY

Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh tái phát

Một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa cảm lạnh tái phát dưới đây:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, khi ra ngoài trời nên đeo khẩu trang, găng tay, khăn quàng cổ, mặc áo ấm,...

  • Không ngồi đối diện trực tiếp với điều hòa, máy lạnh,...

  • Súc miệng nước muối hàng ngày nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập.

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng là thói quen rất cần thiết để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn virus gây bệnh.

  • Tránh dùng tay bẩn chạm lên mắt, mũi và miệng vì điều này sẽ vô tình đưa vi khuẩn, virus gây bệnh từ ngoài môi trường vào cơ thể, trong đó có cảm lạnh. 

  • Virus gây cảm lạnh có thể lây lan từ người sang người. Do vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.

  • Ngoài ra, bạn nên khử trùng các đồ vật thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa hoặc điều khiển tivi.

  • Vệ sinh nhà cửa hàng ngày sạch sẽ và thoáng mát sẽ giúp các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh và an toàn.

  • Mỗi khi cảm thấy ngứa rát cổ họng, khản tiếng,... hãy dự phòng bằng cách dùng ngay 2 viên Chilidol sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát.

Trên đây là những thông tin cũng như các biện pháp biện pháp điều trị và phòng ngừa khi bị cảm lạnh mà bạn có thể tham khảo. Nếu xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hay bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất