Bạn đang bị khản tiếng, hụt hơi, đau họng, nghi ngờ viêm thanh quản nhưng không chắc chắn? Hãy theo dõi bài viết này để biết những dấu hiệu viêm thanh quản và cách chữa bệnh hiệu quả nhất nhé!
Viêm dây thanh quản là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị bị kích thích do các tác nhân gây viêm, có thể là virus, vi khuẩn hoặc dị vật đường hô hấp, gây sưng chèn ép các mô xung quanh và làm biến đổi giọng nói. Viêm thanh quản có thể có nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do sử dụng giọng nói quá mức, cảm lạnh, cảm cúm hoặc do viêm từ các bộ phận khác gần đó lan sang như viêm họng, viêm phế quản,...
Viêm thanh quản được chia làm 2 loại:
Viêm thanh quản cấp: Diễn ra trong 1-2 tuần và thường tự khỏi mà không để lại di chứng
Viêm thanh quản mạn: Tình trạng viêm kéo dài quá 3 tuần hoặc viêm tái phát lặp đi lặp lại, khó chữa hơn và có thể để lại di chứng khó thở, hụt hơi, khản tiếng
Dấu hiệu viêm dây thanh quản
Do nằm gần nhau và do các nguyên nhân tương tự nhau nên bệnh viêm thanh quản rất dễ bị nhầm với viêm họng. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của viêm thanh quản:
Khàn tiếng, hụt hơi
Giọng nói của chúng ta phát ra là do luồng không khí đi từ phổi lên làm rung 2 dây thanh âm. Do vậy khản tiếng là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm thanh quản. Khản tiếng có thể có nhiều cấp độ, có người chỉ cảm thấy khản tiếng hụt hơi khi nói chuyện dài hơi hoặc ca hát, trong sinh hoạt vẫn có thể nói chuyện và giao tiếp bình thường. Nhưng cũng có người khản tiếng nặng thậm chí là mất tiếng, nói rất khó nghe.
Những người bị bệnh khản tiếng ảnh hưởng lớn nhất là giáo viên, ca sĩ, nhân viên bán hàng, tiếp đến là người yêu thích ca hát, thích nói chuyện giao lưu cùng bạn bè. Khản tiếng khiến thu nhập giảm sút, công việc không thuận lợi còn việc giao tiếp với người thân gặp nhiều khó khăn.
Đau họng
Không như tại họng, thanh quản của chúng ta có rất ít đầu dây thần kinh cảm giác. Do vậy tình trạng đau họng do viêm thanh quản thường ít khi xảy ra. Tuy nhiên vẫn có trường hợp viêm thanh quản đi kèm đau họng rất khó chịu.
Cảm giác khô rát cổ họng
Đây cũng là một dấu hiệu của viêm thanh quản. Viêm thanh quản khiến niêm mạc thanh quản bị sưng lên, dẫn tới cảm giác khô rát họng. Giải pháp cho tình trạng này là uống nhiều nước, xông tinh dầu để các hạt tinh dầu nhỏ li ti đến được thanh quản và làm dịu thanh quản.
Ngoài ra, bệnh viêm thanh quản còn có thể biến chứng nặng gây xuất huyết thanh quản dẫn tới ho ra máu, ổ viêm sưng bít tắc thanh quản gây khó thở, thở khò khè, sốt cao trên 39 độ C. Với những trường hợp này, cần ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Cách chữa viêm dây thanh quản tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm dây thanh quản tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng:
Cung cấp đủ nước
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước giúp thanh quản luôn được làm ẩm, giảm ma sát giữa hai dây thanh quản từ đó làm giảm viêm. Tuy nhiên khi uống nước, nắp thanh quản đóng lại để tránh nước đi vào phế quản nên hiệu quả làm ẩm thanh quản không cao.
Thay vào đó, bạn có thể thử lấy một bát nước nóng, nhỏ vài giọt tinh dầu và cúi xuống, hít lấy hơi nước bốc lên. Các hạt hơi nước nhỏ có thể đi trực tiếp đến thanh quản, mang theo các phân tử tinh dầu làm dịu phản ứng viêm.
Chữa viêm thanh quản bằng thực phẩm tại nhà
Chữa viêm thanh quản bằng tỏi: Có thể thêm tỏi vào các món xào, nấu và nước chấm hoặc làm tỏi ngâm mật ong để tích trữ sẵn phòng ngừa trong gia đình có người mắc viêm thanh quản.
Chữa viêm thanh quản bằng gừng: Gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết đồng thời có tác dụng sát khuẩn. Bạn có thể đun nước gừng pha với mật ong hoặc pha trà gừng để uống. Người bị viêm thanh quản do thời tiết lạnh có thể ngâm chân trong nước gừng ấm.
Giá đỗ: Giá đỗ vị thanh tính mát, có tác dụng chữa khản tiếng. Bạn hãy hấp cho giá đỗ chín mềm, cho cả nước và giá vào xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước. Chỉ cần uống nước giá đỗ 2-3 ngày bạn sẽ thấy tình trạng khản tiếng giảm đáng kể. Khi mua giá đỗ hãy lưu ý chọn loại có thân nhỏ, dài ngắn không đều và còn lẫn nhiều rễ hoặc vỏ đậu nhé.
Giấm táo: Đây là thực phẩm có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tương tự như muối. Bạn nên pha loãng 1-2 thìa giấm táo vào 1 cốc nước lọc và khuấy đều, thêm mật ong để có vị ngon hơn.
Mật ong: Đặc tính kháng khuẩn và làm dịu cổ họng của mật ong khiến nó trở thành thực phẩm chữa khản tiếng được nhiều người sử dụng nhất. Có rất nhiều cách dùng mật ong chữa khản tiếng, bạn có thể pha mật ong với nước ấm để uống, chưng mật ong với quất, lá hẹ hoặc gừng hay pha nước chanh mật ong đều được.
Quả lê: Lê hấp đường phèn là món ăn được sử dụng để chữa viêm thanh quản rất phổ biến trong dân gian. Tùy thuộc vào vùng miền mà món ăn này lại có cách chế biến khác nhau. Ở nhiều nơi, trái lê được khoét ruột, để lại vỏ dày khoảng 1-1,5cm sau đó cho táo đỏ, đường phèn vào trong và hấp trong 30 phút. Một số nơi khác lại gọt vỏ, thái nhỏ lê cho vào bát và hấp cùng các nguyên liệu khác.
Chữa viêm thanh quản bằng chanh: Cam, chanh, quất và các loại quả cùng họ này đều chứa acid có chức năng kháng khuẩn, đồng thời giúp tăng cường miễn dịch. Với cam, bạn nên ăn trực tiếp hoặc ép nước uống hằng ngày. Với chanh, quất, bạn nên thái thành từng lát mỏng, ướp với chút muối rồi ngậm trong miệng cho đến khi hết vị chua.
Khế chua: Quả khế chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp vết thương mau lành. Cách sử dụng quả khế chua trị viêm thanh quản rất đơn giản, chỉ cần thái khế thành từng lát mỏng, ướp với đường trong 3-4 tiếng đồng hồ, sau đó ngậm phần nước do khế tiết ra.
Chữa viêm thanh quản bằng thảo dược đông y tại nhà
Kha tử: Kha tử là thảo dược chữa viêm thanh quản được các thầy thuốc đông y sử dụng nhiều nhất. Quả kha tử khô là vị dược liệu duy nhất được ghi trong dược điểm Việt Nam với tác dụng giảm khản tiếng.
Quả kha tử có chứa hàm lượng tanin cao do đó có vị chát đặc trưng, rất khó ngậm. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng kha tử ngâm mật ong, vừa dễ dùng vừa giảm khản tiếng. Quả kha tử còn có thể kết hợp với nhiều loại thuốc đông y khác để có tác dụng tốt. Cách trị viêm thanh quản bằng kha tử .
Cát cánh: Theo đông y, cát cánh có tác dụng bổ phế, long đờm, trị ho, có thể dùng để chữa viêm thanh quản, viêm họng, viêm phổi, viêm amidal. Đặc biệt cát cánh được kết hợp với kha tử để trị viêm thanh quản trong bài thuốc: Kha tử nướng, cát cánh sao mỗi loại 10g, cam thảo bắc 4g, thục địa 12g. Sắc nước uống, chia làm 2 phần mỗi ngày một phần.
Viên uống CHILIDOL hỗ trợ chữa viêm dây thanh quản cho mọi đối tượng
Từ trẻ em trên 2 tuổi đến người già, nam hay nữ, mới bị viêm thanh quản hay bị đã nhiều năm thì đều có thể sử dụng CHILIDOL để lấy lại giọng nói trong sáng.
CHILIDOL là viên uống giúp cải thiện viêm thanh quản được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, phân phối bởi công ty cổ phần dược mỹ phẩm Minh Phúc. Viên uống CHILIDOL chứa thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, bao gồm chiết xuất của:
Kha tử: Giúp chống viêm, giảm viêm thanh quản cấp và mãn tính, ngăn ngừa viêm thanh quản tái phát
Liên kiều: Giảm hụt hơi, khản tiếng, mất tiếng
Cát cánh: Giảm đờm, ho và viêm thanh quản
Cam thảo bắc: Bổ phế, nhuận hầu, giúp giảm kích ứng thanh quản, tạo vị ngọt dễ uống
Xuyên khung: Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm sưng viêm và nhanh lành vết thương
Rất nhiều giáo viên, ca sĩ, người bán hàng đã coi CHILIDOL là vật bất ly thân trong túi mỗi khi bị viêm thanh quản. Dưới đây là chia sẻ từ cô Lê Ngọc (ngụ tại CT2, Hồng Hà Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội). Cô bị viêm thanh quản từ 2002. Trong một thời gian dài, cô đã thử áp dụng rất nhiều biện pháp, cả đông y lẫn tây y nhưng đều không có hiệu quả. Vậy mà nay cô lại có thể cất giọng hát cao vút như một kỳ tích.
Cùng nghe giọng hát của cô Ngọc
Để tìm hiểu thêm về CHILIDOL, vui lòng để lại số điện thoại để được dược sĩ CHILIDOL tư vấn.