Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Ghi nhớ 10 mẹo chữa khàn tiếng sử dụng khi cần thiết!

Ngày đăng: 12/08/2024

Bởi vì tính phổ biến của khàn tiếng mà hiện nay có rất nhiều mẹo đơn giản và hiệu quả để cải thiện tình trạng này, đặc biệt là cách sử dụng dược liệu Kha tử. Ngoài Kha tử thì bài viết này giới thiệu đến bạn 10 mẹo chữa khàn tiếng mà bạn nên ghi nhớ và áp dụng khi cần thiết.

Uống nhiều chất lỏng ấm 

Uống nước ấm là một biện pháp rất hiệu quả để giúp bôi trơn và làm dịu họng. Việc uống nước ấm sẽ giúp tăng cường dịch tiết, giảm sự kích thích và viêm nhiễm ở vùng thanh quản. Bạn có thể lựa chọn các loại nước ấm như nước ấm, trà ấm hoặc cả các loại canh nóng.

Ngoài nước, bạn cũng có thể uống các loại thức uống ấm khác như sữa ấm, nước chanh ấm hoặc các loại nước ép trái cây ấm. Các loại thức uống này không chỉ giúp làm dịu và bôi trơn họng, mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Điều quan trọng là bạn nên uống các loại thức uống này thường xuyên, tốt nhất là mỗi khi cảm thấy họng khô hoặc khàn tiếng. Uống thường xuyên sẽ giúp tình trạng khàn tiếng sớm được cải thiện và ngăn ngừa tái phát. 


Xem thêm: 10 mẹo chữa khản tiếng cấp tốc, không thể bỏ lỡ!

Mẹo chữa khàn tiếng bằng gừng

Gừng là một vị thuốc thiên nhiên có nhiều thành phần và công dụng hiệu quả trong việc chữa trị các triệu chứng khàn tiếng. Thành phần chính trong gừng như gingerol, shogaol và vitamin C đều phát huy tác dụng rất tốt để giảm viêm, dịu họng và phục hồi các mô bị tổn thương.

Gingerol, hợp chất chính trong gừng, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nó giúp giảm sưng và kích ứng ở vùng họng, từ đó làm dịu cơn khàn tiếng. Trong khi đó, shogaol - một chất chống oxy hóa trong gừng - phát huy vai trò tiêu viêm và giảm đau rất hiệu quả, giảm được sự ngứa rát ở vùng họng.

Ngoài ra, gừng còn chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie - những chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường chức năng miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi các vấn đề về họng-thanh quản.

2 cách chữa khàn tiếng với gừng:

Cách 1: Nước gừng ấm

Cắt một ít gừng tươi thành lát mỏng, cho vào bình nước và đun sôi. Uống nước gừng ấm 2-3 lần mỗi ngày. 

Cách 2: Trà gừng: 

Bạn cũng có thể ngâm gừng tươi trong nước sôi để pha trà gừng. Thêm chút mật ong vào trà gừng sẽ càng tăng tác dụng giảm ngứa và kích thích họng.

Mẹo chữa khàn tiếng bằng gừng

Mẹo chữa khàn tiếng bằng gừng

Giá đỗ chữa khản tiếng

Giá đỗ sở hữu một thành phần dinh dưỡng phong phú, bao gồm vitamin C, vitamin B, sắt, kẽm, đồng và các axit amin cần thiết. Những dưỡng chất này phát huy các tác dụng thiết yếu trong việc điều trị khàn tiếng. Trước hết, chúng có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy ở họng và thanh quản, từ đó làm giảm triệu chứng khàn giọng. Tiếp theo, chúng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa các nhiễm khuẩn gây ra viêm họng và khàn tiếng. 

Cách sử dụng giá đỗ:

  1. Ăn sống: Giá đỗ có vị ngọt nhẹ và rất dễ ăn. Bạn chỉ cần sửa sạch và có thể ăn luôn trực tiếp trong bữa cơm.

  2. Nước ép: Giá đỗ có thể xay, lọc bỏ bã lấy nước để uống. Đây cũng là một cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Chữa khàn tiếng với quả Lê

Lê không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị khàn giọng. Lê chứa nhiều vitamin C, kali và chất xơ - những dưỡng chất cần thiết để làm dịu và giảm viêm họng. Ngoài ra, Lê còn giàu chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ phục hồi giọng nói nhanh chóng.

Cách sử dụng Lê

  1. Chưng Lê với đường phèn: Lê thái nhỏ vừa miếng, thêm một ít đường phèn và chưng lên, đặc biệt hiệu quả mà lại dễ dùng cho cả trẻ em và người lớn.

  2. Pha nước ép Lê ấm và uống: Vitamin C và các chất dinh dưỡng khác trong Lê sẽ có tác dụng chống viêm và giúp phục hồi giọng nói. Lưu ý nên ép lạnh để giữ được hàm lượng dinh dưỡng của Lê trong nước ép.

Chữa khàn tiếng với quả lê

Chữa khàn tiếng với quả lê

Khế chua chữa khản tiếng

Khế chua là một giải pháp hiệu quả để chữa trị tình trạng khàn tiếng. Điều này là do khế chua chứa các thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đờm và giảm ho, từ đó giúp cải thiện tình trạng khàn tiếng.

Cách dùng Khế chua với muối

Để sử dụng khế chua chữa khàn tiếng, bạn cần chuẩn bị 1 quả khế chua và 1 đĩa muối. 

  • Trước tiên, rửa sạch quả khế chua, sau đó cắt thành những miếng hình ngôi sao. 

  • Tiếp theo, ướp các miếng khế với muối trong khoảng 15 phút. Sau đó, gạt hết muối ra và bạn có thể ngậm các miếng khế chua trong miệng cho đến khi hết vị mặn chát.

  • Bạn nên lặp lại thao tác này 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng khản tiếng được cải thiện hoàn toàn. 

Việc ngậm miếng khế chua sẽ giúp giảm viêm, giảm đờm và ho, từ đó giúp cải thiện triệu chứng khàn tiếng.

Ăn lá hẹ cải thiện khàn tiếng

Lá hẹ không chỉ là một loại rau gia vị thông dụng, mà còn chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng trị liệu tuyệt vời. Lá hẹ giàu vitamin A, C, sắt và kẽm - những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Bên cạnh đó, lá hẹ còn có tác dụng giảm ho tốt, kháng khuẩn, giảm viêm và làm dịu cổ họng bị kích ứng, làm giảm tình trạng khàn tiếng.

Cách sử dụng Lá hẹ

  1. Trứng rán lá hẹ: Đây là một cách đơn giản để sử dụng lá hẹ. Vừa là một món ăn ngon miệng, vừa làm giảm tình trạng khàn tiếng an toàn.

  2. Lá hẹ hấp mật ong. Đây là cách hay sử dụng đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, thêm mật ong vào bát và hấp cách thủy trong khoảng 15 phút, đến khi lá hẹ đã chín mềm. Chắt lấy nước hẹ - mật ong này và uống hàng ngày.

Dùng Chanh Đào chữa khàn tiếng

Chanh đào là một nguyên liệu dân gian rất hữu ích để trị khàn tiếng. Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh đào có tác dụng giảm viêm và dịu cổ họng. Ngoài ra, các hoạt chất axit trong chanh cũng có khả năng làm sạch và khử trùng vùng cổ họng, góp phần điều trị hiệu quả tình trạng khàn tiếng.

Cách sử dụng Chanh đào:

Ngâm mật ong với chanh đào: Chanh đào thái lát, ngâm cùng mật ong trong hũ thủy tinh. Ngâm từ 1-2 tuần có thể lấy ra sử dụng được. Khi dung thì có thể ngậm hoặc pha cùng nước ấm. Đây cũng là cách phổ biến nhất để sử dụng chanh đào.

Cam thảo- dược liệu trị khản tiếng

Nó có các tính chất chống viêm và nhuận giọng, giúp giảm sưng viêm ở vùng họng và dây thanh âm, từ đó cải thiện chất lượng giọng nói. Đặc biệt, cam thảo có vị ngọt dễ chịu, an toàn với người mắc bệnh tiểu đường, nên thường được sử dụng làm chất tạo độ ngọt trong các viên ngậm trị liệu khàn tiếng. Việc sử dụng các viên ngậm chứa cam thảo sẽ giúp bôi trơn dây thanh âm, làm dịu các triệu chứng viêm họng.

Cách sử dụng Cam thảo

  1. Trà cam thảo: bạn cũng có thể tự pha trà cam thảo để uống. Chỉ cần cho 1-2 gam cam thảo khô vào 1 tách nước sôi, để khoảng 10 phút, lọc và thưởng thức. Uống trà cam thảo thường xuyên sẽ giúp giảm viêm họng, từ đó cải thiện chất lượng giọng nói.

  2. Cách đơn giản hơn: Lựa chọn các viên ngậm có chứa thành phần Cam thảo.

Mẹo trị khàn tiếng nhanh nhất- Kha tử

Kha tử là dược liệu duy nhất được ghi danh trong Dược Điển Việt Nam để điều trị khàn tiếng. Từ xưa đến nay, kha tử được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị liệu viêm họng, mất giọng và khàn tiếng, nhờ các công dụng chính sau:

  • Giảm viêm và làm dịu cổ họng: Quả kha tử giàu tanin, có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm viêm và dịu các tổn thương vùng cổ họng.

  • Hỗ trợ điều trị viêm họng: Thành phần trong kha tử có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây viêm họng.

  • Cải thiện triệu chứng khàn tiếng: Kha tử có công dụng làm dịu và giảm sưng nghẽn vùng họng, từ đó cải thiện tình trạng khàn tiếng.

  • Hỗ trợ tái tạo mô và làm lành tổn thương: Các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn trong kha tử có thể thúc đẩy quá trình tái tạo mô và làm lành các tổn thương họng.

Cách sử dụng Kha tử

  1. Ngậm quả Kha tử. Có thể ngậm thịt quả trực tiếp. Tuy nhiên vị khá chát và khó dùng

  2. Ngâm Kha tử với mật ong. Cách này hiệu quả tốt hơn, vị dễ dùng hơn nhưng vẫn phức tạp và hậu vị đắng chát vẫn còn nhiều.

  3. Sử dụng CHILIDOL từ Kha tử. Đây là cách nhiều người đang áp dụng bởi vừa loại bỏ được các nhược điểm trên mà lại cho hiệu quả hơn tất cả các cách vừa nêu trên.

Chữa khàn tiếng với quả Kha tử

Viên ngậm chữa khản tiếng hiệu quả - nhất định phải là CHILIDOL

Viên Uống CHILIDOL. Được sản xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên, CHILIDOL nổi bật với bộ đôi Kha tử và Liên kiều - hai dược liệu có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và nuôi dưỡng, phục hồi vùng thanh quản. Không chỉ vậy, CHILIDOL còn được bổ sung Cát cánh, giúp giảm ho kể cả ho khan hay ho có đờm. Thành phần dược liệu Xuyên khung trong công thức còn giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó tăng cường khả năng phục hồi của thanh quản. Cam thảo trong sản phẩm cũng phát huy tác dụng giảm khàn tiếng và mang lại vị ngọt dễ chịu, giúp việc sử dụng viên uống trở nên dễ dàng hơn.

Viên ngậm chữa khàn tiếng- CHILIDOL

Viên ngậm chữa khàn tiếng- CHILIDOL

Được ra mắt thị trường từ năm 2018, CHILIDOL đã được hàng chục ngàn người tin tưởng lựa chọn và giới thiệu cho người thân. Với sự kết hợp các thành phần thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và nuôi dưỡng vùng họng-thanh quản, CHILIDOL xứng đáng là một giải pháp hiệu quả cho những ai đang gặp vấn đề về khàn tiếng.


Xem thêm: Chilidol có tốt không? Chilidol giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Cách phòng ngừa khàn tiếng quay trở lại

1. Hạn chế nói chuyện

Khi bị khàn tiếng, việc nghỉ ngơi giọng nói là rất quan trọng. Bạn nên hạn chế nói quá nhiều, tránh những hoạt động như hét to, hát hò kéo dài, điều này sẽ chỉ càng làm tình trạng khàn tiếng trở nên tồi tệ hơn. Hãy cố gắng nói ít và nhỏ giọng để dây thanh âm được nghỉ ngơi và phục hồi.

2. Uống đủ nước

Việc duy trì độ ẩm cho đường hô hấp cũng rất cần thiết. Uống nhiều nước sẽ giúp giữ ẩm cho họng và dây thanh âm, từ đó giảm tình trạng khô rát. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống quá nhiều những đồ uống lượng nhiều caffeine như cà phê hoặc có tính chất kích thích như rượu bia, vì chúng có thể làm khô họng.

3. Hạn chế tác nhân gây hại

Việc hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc, bụi, hóa chất cũng rất quan trọng. Những chất này có thể gây kích ứng và làm tổn thương đến hệ hô hấp, làm tình trạng khàn tiếng tái phát. Bạn nên tránh tiếp xúc với những chất này càng nhiều càng tốt.

4. Làm sạch họng thường xuyên

Sử dụng các biện pháp làm sạch họng như súc miệng bằng nước muối ấm hoặc sử dụng các loại xịt họng có thành phần làm dịu cũng rất hữu ích trong việc cải thiện tình trạng khàn tiếng

5. Sử dụng CHILIDOL

Đây là cách tốt nhất vừa giúp cải thiện vấn đề khàn giọng vừa là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa khàn giọng tái phát. Mỗi ngày sử dụng 4 viên CHILIDOL yên tâm không còn lo khàn giọng, khàn tiếng, hụt hơi.

Để mua CHILIDOL, bạn có thể mua tại : 


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất