Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Viêm nắp thanh quản có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 30/08/2023

Viêm nắp thanh quản là gì và có khác gì so với viêm thanh quản không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm nắp thanh quản qua bài viết dưới đây. 


Hình ảnh viêm nắp thanh quản 

Viêm nắp thanh quản là bệnh gì?

Nắp thanh quản là một phần sụn nhỏ nhô ra tại phần thanh quản đáy lưỡi, có nhiệm vụ đóng lại khi nuốt để ngăn không cho thức ăn và nước uống và dị vật đi vào khí quản. 


Viêm nắp thanh quản là tình trạng nắp thanh quản bị viêm, thường do nhiễm khuẩn và đối tượng mắc chủ yếu là trẻ nhỏ 2-6 tuổi. Tuy nhiên người lớn cũng có thể bị tình trạng này. Khi xảy ra viêm, các mô tại nắp thanh quản có thể sưng lên, gây tắc nghẽn đường thở và tử vong, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Nguyên nhân của bệnh viêm nắp thanh quản

Trước đây, viêm nắp thanh quản thường gặp ở trẻ em và có nguyên nhân chính là virus Haemophilus influenzae tuýp B (Hib). Đây cũng là vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu. Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine Hib từ nhiều năm nay nên số ca mắc ở trẻ em giảm đi đáng kể. Bây giờ căn bệnh này xuất hiện nhiều ở người lớn. 


Một số trường hợp trẻ em mắc viêm nắp thanh quản do không tiêm vaccin Hib trong những tháng đầu đời, không tiêm nhắc lại khi trẻ 16-18 tháng tuổi hoặc do hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, vacxin không phát huy tác dụng,... Những trường hợp này ngay khi phát hiện mắc bệnh cần kịp thời chữa trị tránh biến chứng nguy hiểm. 


Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do nuốt phải dị vật gây tổn thương thanh quản, bỏng do ăn đồ nóng hoặc nhiễm trùng do virus thủy đậu. Ở người lớn, hút thuốc lá nhiều hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại cũng có thể dẫn tới viêm nắp thanh quản. 


Làm sao để nhận biết viêm nắp thanh quản? 

Ở trẻ em, các triệu chứng viêm nắp thanh quản cấp có thể xuất hiện ngay sau khi có viêm vài giờ. Các triệu chứng điển hình là:

  • Sốt

  • Đau họng dữ dội: Trẻ có thể đau họng đến nỗi không thể ăn hay nuốt được gì

  • Thở rít, thở khò khè hoặc khó thở do tắc nghẽn đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong do ngạt chỉ sau vài giờ khởi phát. 

  • Suy hô hấp 


Ở người lớn, do kích thước đường thở lớn hơn nên chứng tắc nghẽn đường thở ít xảy ra hơn. Các triệu chứng ở người lớn thường xuất hiện sau 24h có viêm, bao gồm đau cổ họng dữ dội, khó nuốt, sốt, nghẹt mũi, chảy nước dãi hoặc có tiếng rít bất thường khi hít vào. 


Chứng viêm nắp thanh quản dễ bị nhầm với đau thắt ngực. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến gây viêm ra các bộ phận khác (như viêm màng não) hoặc gây phù phổi, ngừng hô hấp, ngừng tim,... Các biến chứng có thể tiến triển rất nhanh do vậy cần kịp thời áp dụng các biện pháp xử trí.

Chữa viêm nắp thanh quản như thế nào?

Khi thấy con khó thở, khó nuốt, đau họng, phản xạ đầu tiên của đa số các bậc cha mẹ là khám họng, có thể dùng thìa đè lưỡi xuống để xem con đang gặp vấn đề gì. Tuy nhiên với viêm nắp thanh quản, hành động này có thể khiến trẻ bị ngạt khí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng viêm nắp thanh quản cấp diễn ra rất nhanh và đột ngột, vì vậy tốt hơn hết là đưa trẻ đến bác sĩ chuyên môn. 


Tại cơ sở y tế, nếu các triệu chứng và bệnh sử làm liên tưởng đến viêm nắp thanh quản, các bác sĩ sẽ theo dõi nhịp thở và lượng oxy trong máu, đảm bảo bệnh nhân có đủ oxy trước khi khám xét kỹ lưỡng hơn. Sau đó, bác sĩ có thể khám họng, chụp X-quang hoặc cấy dịch tại họng và xét nghiệm máu để xác nhận nhiễm trùng. 


Trong điều trị viêm sụn nắp thanh quản, ưu tiên đầu tiên là đảm bảo bệnh nhân nhận được đủ không khí. Nếu thấy bệnh nhân không thể tự thở được, bác sĩ sẽ chỉ định đeo mặt nạ thở, đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản qua da. 


Việc còn lại là điều trị nhiễm trùng tương tự như các trường hợp viêm khác. Trong trường hợp này, cần lựa chọn loại kháng sinh phù hợp với nguyên nhân gây bệnh, kết hợp với sử dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống phản vệ, corticoid, thuốc kháng histamin,... Ngoài ra, trong trường hợp bạn không thể nuốt thức ăn, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch dinh dưỡng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình hồi phục. 


Phòng ngừa viêm nắp thanh quản tái phát 

Chứng viêm nắp thanh quản cấp diễn biến rất nhanh, vì vậy tây y là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị. Tuy nhiên kể cả khi đã chữa khỏi hoàn toàn, bạn vẫn có khả năng cao tái phát lần thứ hai, vì vậy việc phòng ngừa tránh tái phát là hết sức cần thiết. Đây lại là thế mạnh của đông y.


Đông y từ xưa đã có nhiều vị thuốc đóng vai trò như các kháng sinh thực vật rất hiệu quả, không ít trong số đó còn hiệu quả hơn cả kháng sinh tổng hợp. Một trong số đó là quả kha tử. Thành phần quả kha tử có chứa đến 51,3% tanin, có tác dụng như kháng sinh, giúp ngăn ngừa virus và vi khuẩn có hại trên đường hô hấp. Quả kha tử cũng được sử dụng để chữa viêm thanh quản, viêm họng và hạt xơ dây thanh cho kết quả cao.


Một thảo dược khác cũng thường được sử dụng trong trường hợp này là Cát cánh. Dược liệu cát cánh có chứa saponin, platycodon, có tác dụng chống viêm và giảm đau, giảm đờm, ho, bế tắc khí phế quản, rất phù hợp với người viêm nắp thanh quản. 


Xem thêm cách dùng quả kha tử trị khản tiếng 


Chữa khản tiếng và phòng ngừa viêm nắp thanh quản bằng thảo dược tự nhiên với CHILIDOL 

Một trong những di chứng của viêm nắp thanh quản là khản tiếng. Đây là do viêm gây tổn thương tại thanh quản, hai dây thanh không thể khép kín lại gây khản tiếng, hụt hơi, nói khó. Chứng khản tiếng, hụt hơi sẽ biểu hiện rõ ràng khi bạn cần thuyết trình, nói một câu dài hay ca hát lên những nốt cao. Viên uống từ thảo dược tự nhiên CHILIDOL sẽ giúp bạn khắc phục hoàn toàn tình trạng này. 

CHILIDOL là gì? 

CHILIDOL là viên uống trị viêm nắp thanh quản, viêm thanh quản và khản tiếng được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, bao gồm Liên kiều, kha tử, cát cánh, cam thảo bắc và xuyên khung. Đây được xem là giải pháp giảm khản tiếng và phòng ngừa viêm đường hô hấp tốt nhất hiện nay. 


Lý giải tác dụng giảm khản tiếng, ngăn ngừa viêm nắp thanh quản của CHILIDOL 

Như đã đề cập bên trên, kha tử và cát cánh là hai vị thuốc chống viêm cực tốt, đặc biệt là với các chứng viêm đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm nắp thanh quản. Đây là do các hoạt chất có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ trong dược liệu. Thêm vào đó, quá trình viêm thanh quản dễ gây ra tổn thương tại thanh quản, khiến bệnh khản tiếng, hụt hơi vẫn kéo dài dai dẳng ngay cả khi hết viêm. Sự kết hợp của kha tử và liên kiều giúp chữa lành những tổn thương gây này, trả lại giọng nói trong và cột hơi đầy cho người sử dụng. 


Bằng công nghệ cao đạt chứng nhận GMP-WHO, công ty cổ phần dược mỹ phẩm Minh Phúc đã chiết xuất thành công các hoạt chất quý trong dược liệu và tạo nên viên uống CHILIDOL. Sử dụng CHILIDOL đều đặn hằng ngày giúp đẩy lùi viêm thanh quản, đánh bay nỗi lo khản tiếng, hụt hơi, giọng trong như ca sĩ. 


Tiến sĩ, lương y Nguyễn Hoàng - nguyên trưởng bộ môn dược liệu, đại học Dược Hà Nội cũng đã chia sẻ về tác dụng trị khản tiếng của CHILIDOL trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên kênh VTV2:

 

 

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng chia sẻ về thành phần của CHILIDOL 


Bên cạnh đó, do đã ra mắt thị trường được hơn 5 năm và được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng, CHILIDOL cũng có cho mình những feedback rất chân thật từ khách hàng. Cùng xem khách hàng của Chilidol nói gì về sản phẩm qua bài viết: Chilidol - Phản hồi từ khách hàng đã sử dụng.


Để đặt mua CHILIDOL, vui lòng để lại tên và số điện thoại. Dược sĩ CHILIDOL sẽ gọi điện tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất. 

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất