Giọng bị khàn khi ca hát, khi nói chuyện lâu hay khi ăn đồ ăn nóng, đồ uống lạnh,... luôn là nỗi ác mộng với những người cần sử dụng giọng nói. Để giải quyết bài toán này, nhiều ca sĩ đã có cho mình bí quyết riêng để tự tin ca hát mà không lo khàn tiếng, hụt hơi. Cùng xem bí quyết của họ là gì nhé!
Bí quyết ca hát 2-3 tiếng hàng ngày không lo khàn giọng, hụt hơi
Nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng khi hát
Trước khi tìm hiểu về bí quyết hát lâu mà không khàn giọng, chúng ta cần hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng khàn tiếng, đặc biệt là khàn tiếng khi hát. Có một số nguyên nhân chính gây ra khàn tiếng khi hát:
Sử dụng kỹ thuật hát không đúng
Rất nhiều ca sĩ nghiệp dư hoặc người hát chỉ để giải trí không quan tâm đến kỹ thuật hát, cho rằng chỉ các ca sĩ chuyên nghiệp mới cần chú trọng vấn đề này. Thực chất, kỹ thuật hát không phải những thứ cao siêu mà chỉ là những điều cơ bản nhất cần nhớ khi cất giọng hát. Hát đúng kỹ thuật sẽ tránh cho việc lệch tông, vỡ nhịp, lạc nhịp và tránh ảnh hưởng xấu đến giọng hát như khàn tiếng, mất giọng.
Kỹ thuật hát rất đa dạng và tùy vào từng thể loại nhạc, tuy nhiên luôn có một số chuẩn mực cơ bản mà bất cứ ai khi cầm mic cũng cần làm theo để tránh hụt hơi, khàn tiếng. Các cách này được làm rõ trong bài: Cách hát không bị hụt hơi - Bí quyết của ca sĩ!
Viêm thanh quản và viêm họng
Viêm họng và viêm dây thanh quản là hai bệnh phổ biến nhất dẫn đến khàn giọng. Khi các mô trong thanh quản và họng bị viêm nhiễm (thường do virus hoặc vi khuẩn), thanh quản bị sưng lên hoặc chèn ép, dẫn đến luồng không khí qua thanh quản không được đều như bình thường và gây ra biến đổi giọng nói. Bệnh viêm thanh quản mãn tính, viêm họng mãn tính thường có sự tham gia của các yếu tố lâu dài tác động như môi trường ô nhiễm, khô hanh, khói thuốc, dị ứng,... và thường rất khó điều trị khỏi hoàn toàn.
Tuổi tác
Giọng nói của con người luôn bị biến đổi qua thời gian, trong đó có 2 mốc biến đổi dễ nhận thấy nhất. Thứ nhất là vào tuổi dậy thì, sự thay đổi hoocmon đột ngột khiến dây thanh dày hơi, tạo nên giọng nói trầm khàn hơn. Hiện tượng này được gọi là vỡ giọng và có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Dấu mốc thứ 2 là khi về già, thanh quản bị thoái hóa, giảm đàn hồi và giảm phản xạ, khiến tiếng nói bị khàn hơn, dễ hụt hơi cả khi hát và nói chuyện.
Yếu tố tuổi tác là không thể tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể cứu vãn bằng cách giữ gìn giọng nói và sử dụng các sản phẩm giúp nuôi dưỡng bảo vệ giọng nói.
Sử dụng giọng hát quá nhiều
Dù là ca sĩ chuyên nghiệp và có kỹ thuật hát tốt đến đâu thì khi biểu diễn quá nhiều cũng có thể bị khàn tiếng mãn tính. Tương tự với những người phải dùng giọng nói nhiều như giáo viên, người bán hàng, nhân viên tư vấn, … Khi bạn phải nói/hát nhiều, nhất là nói/hát với âm lượng cao, 2 dây thanh âm phải rung và cọ xát vào nhau với tần suất cao, lâu dần gây tổn thương dây thanh. Các tổn thương này có thể dẫn đến việc hình thành những hạt xơ đối xứng hai bên dây thanh, còn gọi là các hạt xơ dây thanh quản.
Rất nhiều người đã phải cắt hạt xơ đến 2-3 lần mà vẫn không hết do thường xuyên nói/hát, trong đó có cả các ca sĩ chuyên nghiệp.
Người lớn tuổi thường bị khàn tiếng không rõ nguyên do
Giáo viên thanh nhạc chia sẻ bí quyết hát 2-3 tiếng hàng ngày mà giọng vẫn trong khỏe
Chị Mã Thị Hoa là một giáo viên thanh nhạc tại Tuyên Quang, công việc đòi hỏi chị phải thường xuyên ca hát, đặc biệt chị phải chuyển đổi giữa nhiều dòng dòng nhạc khác nhau, không thiếu những bài hát phải lên nốt thật cao, ngân dài. Không chỉ dạy học vào ban ngày, buổi tối chị còn mở lớp dạy thêm tại nhà hoặc đi diễn mỗi khi có show. Bởi vậy mà không chỉ chị Hoa mà nhiều đồng nghiệp của chị đều mắc phải tình trạng chung là khàn tiếng, hụt hơi.
Là một người vô cùng yêu quý giọng hát và ý thức được tầm quan trọng của giọng hát đối với bản thân, ngày nào chị cũng dùng nước chanh đào ngâm mật ong và nhiều loại đồ ăn, đồ uống giúp giữ gìn giọng nói khác, nhưng hiệu quả không cao. Thỉnh thoảng chị lại bị khàn tiếng, mỗi lần như vậy chị phải nghỉ hát, ngừng công tác vài ngày đến vài tuần. Chị cũng đã tìm kiếm nhiều loại thuốc nam mà đều không có hiệu quả. Nhưng giờ đây, chị đã có thể hát liên tục 4-5 tiếng ở trường, về nhà lại dạy thêm vào buổi tối và cuối tuần mà giọng vẫn trong khỏe.
Chị Mã Thị Hoa đã lấy lại được giọng hát nhờ CHILIDOL
Sản phẩm CHILIDOL mà chị Hoa nhắc tới trong video có thành phần chính là bộ đôi kha tử - liên kiều. Đây cũng là bí quyết giúp tìm lại giọng hát của rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ từ nghiệp dư đến nổi tiếng khác.
Chú Phạm Thanh Bằng tuy không phải là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng thường xuyên tham gia các hoạt động ca hát tập thể của xã phường và trên các hội nhóm facebook, nhưng giọng hát đã từng khiến chú tự hào cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của thời gian. Càng có tuổi, giọng hát của chú càng khàn dần, hụt hơi, kém hay hơn trước. Cũng như chị Hoa, chú Bằng đã tình cờ tìm thấy sản phẩm CHILIDOL trong khi đang xem chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên VTV2.
Giọng hát của chú Bằng sau khi đã dùng hết 2 liệu trình CHILIDOL
3 lý do tạo nên hiệu quả vượt trội của CHILIDOL trong hỗ trợ điều trị khàn tiếng, mất tiếng
Vậy CHILIDOL là sản phẩm gì, có gì vượt trội mà làm được điều các sản phẩm khác không làm được?
Thứ nhất, CHILIDOL sử dụng bộ đôi kha tử - liên kiều làm thành phần chính. Trong đó kha tử là vị dược liệu duy nhất trong dược điển Việt Nam được công nhận tác dụng giảm khàn tiếng. Việc kết hợp kha tử với liên kiều nhằm tăng tác dụng lên thanh quản, vừa chống viêm, vừa phục hồi thanh quản và biểu hiện của sự phục hồi là thanh quản trở lại như bình thường, giảm khàn tiếng, hụt hơi. Sản phẩm có tác dụng với cả trường hợp thanh quản bị thoái hóa do tuổi tác.
Xem thêm : Chilidol có tốt không? Chilidol giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Thứ hai, trong công thức của CHILIDOL được bổ sung thêm cát cánh, kha tử và xuyên khung. Ngoài tác dụng chống viêm, mỗi vị dược liệu lại có tác dụng riêng để cải thiện toàn diện tình trạng khản tiếng, hụt hơi khi hát. Trong đó cát cánh là vị thảo dược quý chữa ho, long đờm. Xuyên khung giúp hoạt huyết, bổ máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Cam thảo giúp trung hòa các vị dược liệu, giảm viêm thanh quản, viêm họng, đồng thời giúp tạo vị ngọt dễ uống cho viên CHILIDOL
Thứ ba, CHILIDOL được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GAP, từ trồng trọt, thu hái, phân loại, sơ chế đều được kiểm soát, từ đó đảm bảo độ đồng đều chất lượng, tránh tình trạng hiệu quả không đều như đa số các loại thuốc đông y truyền thống. Tại nhà máy, CHILIDOL được chế biến và kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GMP - WHO và tiêu chuẩn FDA của Hoa Kỳ. Viên CHILIDOL thành phẩm có ngoại hình nhỏ gọn nhưng hàm lượng hoạt chất cao và thời gian bảo quản lên đến 3 năm, rất thuận tiện cho người sử dụng.
Nếu bạn đang bị vấn đề khàn tiếng, hụt hơi hay thậm chí là mất tiếng ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc, hãy để lại số điện thoại để được dược sĩ tư vấn, hoặc đặt hàng sản phẩm CHILIDOL tại gian hàng chính hãng: https://shopee.vn/chilidol_official