Khản tiếng là vấn đề phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi bé bị khản tiếng, cả gia đình đều lo lắng mất ăn mất ngủ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích nguyên nhân gây khản tiếng ở trẻ nhỏ và đưa ra các mẹo chữa khản tiếng nhanh nhất tại nhà cho bé.
Nguyên nhân gây khản tiếng ở trẻ nhỏ
Sử dụng giọng nói quá mức
Trẻ nhỏ thường không biết kiểm soát âm thanh, đặc biệt là khi chơi đùa hoặc tham gia vào các hoạt động ngoài trời. Việc sử dụng giọng quá mức như khóc to, la hét quá nhiều và thường xuyên có thể gây căng cơ thanh quản dẫn đến khàn tiếng.
Viêm họng và bệnh lý tại họng
Một số trẻ gặp tình trạng viêm nhiễm tại họng và thanh quản như viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm thanh quản cấp tính hoặc mãn tính có thể bị khản tiếng. Các bệnh lý khác như viêm tiểu phế quản, cảm lạnh, cảm cúm, viêm VA, viêm xoang, sởi,... cũng có thể tác động đến họng và dây thanh. Trẻ em có sức đề kháng kém, rất dễ mắc những bệnh này vì vậy ba mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Bệnh lý bẩm sinh
Nếu trẻ bị khàn tiếng ngay từ nhỏ mà không rõ nguyên nhân, có thể bé đã bị mắc một trong số các bệnh mãn tính như mềm sụn thanh quản, nhược cơ dây thanh, u thanh quản, liệt dây thanh quản, màng chân vịt thanh quản... Tốt nhất là khi bé bị khản tiếng lâu ngày không khỏi, ba mẹ hãy dẫn bé đến cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp.
Môi trường sống và thói quen ăn uống
Môi trường khô hanh và thói quen ít uống nước có thể làm cho thanh quản và dây thanh bị khô, gây ra khản tiếng. Ăn nhiều đồ chua, cay hoặc thường xuyên trào ngược dạ dày cũng có thể gây tổn thương thanh quản.
Khàn tiếng do vỡ giọng
Quá trình trưởng thành thường sẽ đi kèm với một giai đoạn khàn tiếng, gọi là “vỡ giọng” ở cả nam và nữ, tuy nhiên biểu hiện ở nam thường rõ ràng hơn ở nữ.
Mẹo chữa khản tiếng nhanh nhất tại nhà bằng giá đỗ
Giá đỗ có vị ngọt nhẹ, tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu. Trong đông y và dân gian, giá đỗ được dùng để điều trị khản tiếng, viêm họng, viêm thanh quản,... Đồng thời đây cũng là một loại thực phẩm sẵn có, có thể dễ dàng mua hoặc tự trồng tại nhà. Dưới đây là một số mẹo chữa khản tiếng tại nhà từ giá đỗ mà bạn có thể tham khảo.
Cách 1: Nước gừng giá đỗ
Nguyên liệu: 200g giá đỗ, một nhánh gừng, ¼ thìa muối và một cốc nước.
Cách làm:
Rửa sạch giá đỗ, chần giá qua nước sôi và để 15p cho nguội
Gừng được cạo vỏ và thái thành lát mỏng.
Đặt gừng, giá đỗ, muối và nước vào máy xay và xay nhuyễn.
Sử dụng rây để lọc nước trước khi uống.
Cách sử dụng: Uống từ từ trong nhiều lần trong ngày và ngậm phần còn lại trong miệng khoảng 5 phút rồi nhổ đi.
Cách 2: Nước giá đỗ và trần bì
Nguyên liệu: 20g trần bì, 500g giá đỗ, 500ml nước.
Cách làm:
Rửa sạch giá đỗ và trần bì, sau đó đặt chúng vào nồi với nước và đun sôi khoảng 5 phút.
Lọc nước và sử dụng nước này hàng ngày để giúp giảm khản tiếng, viêm họng, ho và tiêu đờm.
Cách 3: Món canh giá đỗ và hẹ
Nguyên liệu: 200g giá đỗ, 50g hẹ, nước dùng (khoảng 500ml), gia vị (muối, hạt nêm theo khẩu vị).
Cách làm:
Rửa sạch giá đỗ
Hẹ được rửa sạch và cắt nhỏ.
Đun nước dùng, sau đó cho giá đỗ vào nấu trong khoảng 10-15 phút hoặc cho đến khi giá đỗ mềm.
Sau đó, thêm hẹ và gia vị, đun thêm một lúc nữa cho món canh hoàn thiện.
Cách sử dụng: Ăn canh giá đỗ và hẹ một lần mỗi ngày để giúp giảm khản tiếng.
Cách 4: Nước giá đỗ, đường và quất (tắc)
Nguyên liệu: 10g nước ép quất, 50g giá đỗ, 5g đường trắng, 100ml nước.
Cách làm:
Đun sôi các nguyên liệu trong nước khoảng 15 phút, sau đó chắt lấy nước.
Sử dụng từng ngụm nước nhỏ và nuốt từ từ để giúp giảm đau họng và khản tiếng.
Cách 5: Trà giá đỗ và mật ong
Nguyên liệu: 200g giá đỗ, 1-2 thìa sữa ong chúa (mật ong).
Cách làm:
Rửa sạch giá đỗ và ngâm trong nước sôi khoảng 15-20 phút.
Sau khi ngâm, lọc nước giá đỗ.
Thêm mật ong vào nước giá đỗ và khuấy đều.
Cách sử dụng: Uống trà giá đỗ với mật ong 2-3 lần mỗi ngày để giúp làm dịu họng và giảm khản tiếng.
Có thể thấy, các phương pháp trên đều đòi hỏi sử dụng một lượng lớn giá đỗ và dùng trong thời gian dài để có tác dụng. Nhưng bù lại, chúng lại rất an toàn, không chỉ giúp giảm khản tiếng mà còn tăng cường đề kháng và dễ uống nên được rất nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng cho bé nhà mình.
Nếu muốn chữa khản tiếng bằng giá đỗ cho bé, mẹ nên lưu ý chọn giá đỗ:
Chọn mua tại những cơ sở uy tín, an toàn cho người sử dụng
Chọn cọng giá hơi gầy, dài ngắn không đều nhau, màu trắng sữa, cứng cáp thì đó là giá đỗ tự nhiên. Ngược lại giá đỗ hoá chất sẽ đẹp mắt hơn, thân to dài đều nhau và trắng sáng.
Chọn giá đỗ có hạt đậu còn xanh đẹp, không bị các vết đen và không rời ra khỏi cọng giá.
Phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ ngâm hóa chất
Một số thảo dược trị khàn tiếng tốt nhất cho bé
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khản tiếng nhưng đều có một điểm chung là dẫn đến các tổn thương tại thanh quản. Ngoài giá đỗ, còn nhiều loại thảo dược có thể cải thiện tình trạng khản tiếng của bé:
Lá hẹ
Lá hẹ chứa allicin, được coi như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm thanh quản. Đồng thời lá hẹ còn chứa vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ.
Có rất nhiều món ăn từ lá hẹ mà mẹ có thể làm cho bé như lá hẹ hấp mật ong, lá hẹ xào trứng, canh lá hẹ,...
Gừng
Gừng có tính nóng, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và virus, đồng thời giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, vì vậy thích hợp sử dụng để chữa khản tiếng do bị cảm lạnh, viêm thanh quản, viêm họng,...
Đối với người lớn, chỉ cần rửa sạch gừng tươi, giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt cho vào nước nóng, khuấy đều để uống. Đối với trẻ em, nên hấp gừng với mật ong, quất, lá hẹ để bé sử dụng dễ dàng hơn và tăng hiệu quả sử dụng.
Bạc hà
Bạc hà có tính nóng, vị cay mát, được dùng như một loại thuốc sát khuẩn cho bé. Đây là nhờ tinh dầu menthol đặc trưng trong bạc hà giúp làm mát và làm dịu niêm mạc họng, ngăn ngừa cảm giác ngứa đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây viêm thanh quản và viêm họng. Bạc hà là thành phần không thể thiếu của nhiều loại siro và kẹo ngậm ho cho bé. Với lá bạc hà tươi, mẹ có thể rửa sạch, cho vào nước sôi hãm như hãm trà, hoặc thêm chút đường phèn để bé dễ uống hơn.
Tía tô
Tía tô là loại cây gia vị không còn xa lạ gì với các bà mẹ Việt. Trong đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có chức năng kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc, thường được dùng chữa cảm, sốt ngay từ khi mới bắt đầu có triệu chứng bệnh.
Cách dùng tía tô rất đơn giản, chỉ cần lấy một nắm lá tía tô to, rửa sạch, đun lấy khoảng 1 cốc nước và uống trong ngày. Tuy nhiên nước lá tía tô có hơi khó uống khiến bé không thích, mẹ có thể thêm chút gừng, mật ong vào để dễ uống hơn.
Xem thêm: 10 mẹo chữa khản tiếng cấp tốc, không thể bỏ lỡ!
Cũng phải nói trước rằng những biện pháp và thảo dược kể trên chỉ giúp giảm phần nào triệu chứng khản tiếng, đặc biệt là khản tiếng do viêm thanh quản cấp. Hiệu quả sử dụng thay đổi rất lớn theo từng bệnh nhân. Người bị khàn tiếng mãn tính lâu ngày (từ 2 tuần trở lên) sử dụng những biện pháp này gần như sẽ không mang lại hiệu quả. Trường hợp này cần một giải pháp chuyên sâu hơn.
Giải pháp chữa khản tiếng từ thảo dược CHILIDOL
Cơ thể con người có chức năng tự chữa lành tổn thương, kể cả tổn thương thanh quản. Vì vậy mà đôi lúc chúng ta chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi một vài ngày là chứng khản tiếng đã tự lành. Nhưng cũng có nhiều trường hợp để yên không chữa khiến bệnh lý trở nặng, gây biến đổi thanh âm vĩnh viễn về sau. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, chúng ta càng không thể chủ quan.
CHILIDOL là sản phẩm giúp giảm khàn tiếng, ho, viêm thanh quản và viêm họng sử dụng cho các bé từ 2 tuổi trở lên. Được sản xuất hoàn toàn từ cao thảo dược với 5 thành phần chính: kha tử, liên kiều, cát cánh, xuyên khung, cam thảo bắc, CHILIDOL có đặc điểm nổi trội là giảm khản tiếng nhanh đồng thời vẫn an toàn với bé. Sản phẩm được nhiều nhà thuốc lẫn chuyên gia Tai-Mũi-Họng đánh giá tích cực.
Xem thêm: Chilidol - Phản hồi từ khách hàng đã sử dụng
Hiện nay, CHILIDOL đã có mặt trên quầy thuốc tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Hãy để lại sdt để được dược sĩ chuyên môn tư vấn nhé!
Hoặc bạn có thể mua CHILIDOL tại:
- Website: https://chilidol.vn/
- Shopee: https://shopee.vn/chilidol_official