Khàn tiếng nhưng không đau họng là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiều người bệnh chủ quan dẫn đến điều trị mãi không khỏi, bệnh liên tục tái phát, thậm chí là mất tiếng vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn 8 mẹo dân gian chữa khàn tiếng an toàn, đơn giản, tiết kiệm chi phí!
8 mẹo trị khàn tiếng nhưng không đau họng tại nhà!
Khàn tiếng nhưng không đau họng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây!
Súc họng nước muối
Súc họng nước muối làm dịu cổ họng
Súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng, loại bỏ một số vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, đây là mẹo chữa khàn tiếng được khuyến khích áp dụng tại nhà.
Cách thực hiện:
Lấy một ít muối trắng cho vào một cốc nước ấm, khuấy kĩ đến tan hoàn toàn.
Súc miệng bằng nước muối ấm vừa pha để làm sạch khoang miệng trước khi súc họng.
Thực hiện súc họng 2 lần, sau đó súc miệng lại bằng nước lọc.
Áp dụng vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày, sau khi đánh răng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không pha nước muối quá mặn vì có thể gây trợt, loét tế bào niêm mạc cổ họng làm tổn thương thêm nghiêm trọng.
Ngậm chanh mật ong chữa khàn tiếng
Một cách đơn giản giúp cải thiện giọng nói, làm dịu cổ họng đó là kết hợp chanh tươi với mật ong. Mật ong được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Cùng với vitamin C trong chanh tươi giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói của mình.
Cách thực hiện:
Chanh tươi để nguyên vỏ, rửa sạch bụi bẩn và thái thành các lát mỏng.
Lấy khoảng 3-5 muỗng cà phê mật ong ngâm với chanh trong từ 2-3 giờ.
Khi sử dụng, lấy từng lát chanh ngậm trong miệng và nuốt từ từ lấy phần nước cốt.
Thực hiện cách này 3-4 lần mỗi ngày đến khi khàn tiếng thuyên giảm.
Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ
Uống nước giá đỗ là mẹo chữa khản tiếng hiệu quả
Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ là phương pháp dân gian được áp dụng từ lâu. Theo y học cổ truyền, gia đỗ có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện một số chứng bệnh như ho khan, khàn giọng, mất tiếng, viêm thanh quản,...
Cách thực hiện:
Cách 1: Giá đỗ đem rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước cốt, lấy phần nước cốt uống hàng ngày.
Cách 2: Luộc giá đỗ với một lượng nước vừa đủ, thêm vào chút muối trắng, nước giá đỗ uống trong ngày và ăn hết phần giá đỗ để cải thiện giọng nói.
Lá hẹ chữa khàn tiếng
Dùng lá hẹ chữa khàn tiếng là mẹo dân gian được rất nhiều người bệnh áp dụng, kể cả người lớn và trẻ em. Theo y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, vị hơi chua, có tác dụng làm dịu cổ họng. Dân gian thường sử dụng lá hẹ kết hợp với mật ong để cải thiện tình trạng khản tiếng tốt hơn.
Cách thực hiện:
Hái một nắm lá hẹ tươi, bỏ rễ, rửa sạch và để ráo nước.
Cắt lá hẹ thành từng khúc (~1cm), rồi trộn lá hẹ với khoảng 3-4 thìa cà phê mật ong.
Đem hỗn hợp hấp cách thủy và lấy phần nước uống.
Chia phần nước lá hẹ mật ong làm 2 phần, uống trong ngày.
Chữa khàn tiếng bằng gừng tươi
Gừng tươi giúp chống viêm, kháng khuẩn
Gừng là vị thuốc được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian nhờ công dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, hai thành phần Zingiberol và Zingiberene trong gừng còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương niêm mạc thanh quản. Vì vậy, rất nhiều người bị khàn tiếng đã sử dụng gừng tươi để cải thiện giọng nói của mình.
Cách thực hiện:
Lấy 1 củ gừng tươi, đem rửa sạch bụi bẩn và thái thành các lát mỏng.
Đun sôi nước, đem ngâm các lát gừng trong cốc nước sôi khoảng 10 phút, lưu ý đậy kín miệng cốc.
Quan sát thấy nước gừng chuyển sang màu hơi vàng là có thể sử dụng được.
Thêm 2-3 thìa cà phê mật ong theo khẩu vị, uống nước gừng theo từng ngụm nhỏ.
Uống 2-3 cốc nước gừng mỗi ngày để tình trạng khàn tiếng sớm cải thiện.
Dùng tỏi chữa khàn tiếng
Đây là mẹo chữa khàn tiếng rất dễ thực hiện tại nhà. Trong thành phần của tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên Allicin có tác dụng ức chế vi khuẩn, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Vì thế, khi bị khàn tiếng nhưng không đau họng, bạn có thể áp dụng mẹo này.
Cách thực hiện:
Quất hấp đường phèn chữa khàn tiếng
Quất hấp đường phèn chữa khản tiếng an toàn
Giống như chanh, quất là loại quả giàu vitamin C, giúp giảm ho, làm dịu cổ họng. Kết hợp quất với đường phèn giúp cải thiện tình trạng ngứa họng, khàn tiếng.
Cách thực hiện:
Quất rửa sạch, cắt đôi, để nguyên vỏ và hạt.
Thêm đường phèn trộn đều với quất, rồi đem hỗn hợp hấp cách thủy trong 10-15 phút.
Uống nước quất hấp đường phèn 2-3 lần mỗi ngày, kết hợp với ngậm quất để giúp cải thiện giọng nói nhanh hơn.
Trị khàn tiếng bằng quả lê
Có thể bạn chưa biết, sử dụng quả lê chữa khàn tiếng là mẹo rất đơn giản mà hiệu quả. Lê có vị ngọt thanh, giúp giải nhiệt, chống viêm, qua đó làm dịu cổ họng, giúp bạn lấy lại giọng nói của mình.
Cách thực hiện:
Chọn quả lê tươi, đem rửa sạch và gọt bỏ vỏ.
Bổ quả lê làm 4, cắt bỏ hạt.
Phần thịt quả lê đem thái hạt lựu, rồi hấp cách thủy với đường phèn.
Nước lê hấp đường phèn chia làm 2-3 phần, uống trong ngày, nên ăn cả phần thịt quả để khản tiếng nhanh khỏi.
Ưu nhược điểm của các mẹo tự nhiên
Chữa khản tiếng bằng mẹo tự nhiên có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, đôi khi có sẵn trong căn bếp mỗi gia đình.
Tiết kiệm chi phí.
An toàn, không lo về tác dụng phụ.
Nhược điểm
Chỉ hiệu quả với trường hợp khản tiếng mức độ nhẹ, không có tác dụng với khàn tiếng nặng, kéo dài.
Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Đòi hỏi người bệnh kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Không tiện dụng, tốn thời gian và công sức chuẩn bị.
Lưu ý khi dùng mẹo dân gian chữa khàn tiếng tại nhà
Nên đi khám bác sĩ nếu khản tiếng kéo dài
Như đã nói ở trên, mẹo dân gian chỉ có hiệu quả đối với tình trạng khàn tiếng mức độ nhẹ. Nếu bệnh nhân đã áp dụng đúng cách mà không thấy bệnh thuyên giảm, hoặc khản tiếng trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị đúng đắn.
Ngoài ra, khi bị khàn tiếng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Hạn chế nói chuyện.
Tránh xa rượu bia, khói thuốc lá.
Không uống nước lạnh, ăn đồ lạnh.
Không ngồi trước máy lạnh, quạt gió quá lâu vì sẽ khiến cổ họng khô rát.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống nước ấm.
Khi đi ra ngoài, nên đeo khẩu trang để bảo vệ vòm họng, tránh khói bụi và các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.
Giữ cơ thể đủ ấm, đặc biệt là vùng cổ họng khi thời tiết trở lạnh.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chilidol - Hỗ trợ giảm khản tiếng nhanh chóng!
Khắc phục nhược điểm của mẹo tự nhiên, một giải pháp hoàn toàn mới hỗ trợ giảm khản tiếng, giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói trong trẻo tự nhiên, đó là viên ngậm - uống Chilidol.
Chilidol - bảo vệ giọng nói, giảm khản tiếng an toàn hiệu quả!
Chilidol có thành phần chính là Kha tử - dược liệu duy nhất có tác dụng giảm khản tiếng được ghi chép trong Dược điển Việt Nam. Kết hợp với Liên Kiều và các thành phần dược liệu khác như Cát cánh, Xuyên Khung, Cam thảo bắc giúp hỗ trợ giảm ho, chống viêm, giảm khản tiếng, làm dịu cổ họng nhanh chóng, an toàn!
4 ưu điểm nổi bật của Chilidol:
Sự kết hợp của 2 dược liệu quý Kha tử và Liên kiều cho tác dụng hướng đích dây thanh quản, giúp cải thiện khản tiếng từ bên trong, giải quyết từ gốc rễ bệnh.
Có thể vừa ngậm vừa uống, ngậm cho tác dụng nhanh chóng, uống giúp phòng ngừa khản tiếng lâu dài.
Thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, an toàn, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.
Được sản xuất dưới dạng viên nén nhỏ gọn, tiện dụng, có thể dễ dàng mang theo bên người sử dụng khi cần thiết.
Nếu bạn đang gặp tình trạng khản tiếng không rõ nguyên nhân, khản tiếng kéo dài,... đừng bỏ qua Chilidol!
Mua Chilidol chính hãng ở đâu?
- Mua trực tiếp tại các hiệu thuốc (để lại SĐT để biết nhà thuốc nào ở gần bạn đang có sẵn Chilidol)
- Đặt hàng trực tiếp trên website này bằng cách để lại tên và SĐT, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn đảm bảo hàng chuẩn 100%
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-laryngitis
- https://www.tuasaude.com/en/hoarseness/