Giao mùa, trẻ bị khàn tiếng có đáng lo?

Khi mùa thu chuyển sang mùa đông hoặc mùa xuân chuyển sang mùa hè, nhiều trẻ em thường gặp phải tình trạng khàn tiếng. Liệu đây chỉ là phản ứng bình thường hay là dấu hiệu của các bệnh đáng lo? Và liệu bệnh khản tiếng có để lại di chứng ở trẻ không? Cùng đón xem bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời. 


Trẻ bị khản tiếng khi giao mùa, mẹ nên làm gì?

Nguyên nhân giọng bé bị khàn khi giao mùa

Khi giao mùa, một trong những nguyên nhân chính khiến giọng của trẻ em bị khàn là do sự biến đổi nhanh chóng của thời tiết. Trong quá trình chuyển mùa, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường thay đổi đáng kể, tác động trực tiếp đến đường hô hấp của trẻ.


Khi môi trường xung quanh thay đổi, trẻ em có thể gặp phải các vấn đề về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản hoặc viêm amidan. Các bộ phận này bị tổn thương có thể gây ra sự khó khăn trong việc tạo âm thanh và dẫn đến hiện tượng khàn tiếng.


Đồng thời, thay đổi môi trường cũng tác động đến hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ em có thể trở nên nhạy cảm hơn đối với các tác nhân gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, bụi mịn, hoặc hóa chất. Khi tiếp xúc với những tác nhân này, đường hô hấp của trẻ có thể bị kích thích, dẫn đến đau rát, ho hoặc khàn tiếng.


Ngoài ra, thay đổi nhanh chóng của thời tiết cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng độ ẩm cơ thể ở những vị trí tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài như mũi, miệng, da. Không khí với độ ẩm thấp có thể làm khô lớp màng nhầy và niêm mạc trong đường hô hấp, gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ. Điều này có thể làm giảm tính linh hoạt và độ nhạy cảm của dây thanh quản, gây ra hiện tượng khàn tiếng. 


Trẻ bị khàn tiếng lâu ngày có đáng lo?

Hầu như ai cũng từng bị khàn tiếng một lần trong đời, nhất là trẻ nhỏ - lứa tuổi không tự ý thức được việc giữ gìn giọng nói. Việc khàn tiếng khi giao mùa ở trẻ thường chỉ diễn ra trong vài ngày do khả năng tự hồi phục ở trẻ em rất tốt, vì vậy mà khi phát hiện ra bé bị khàn tiếng lâu bất thường, đặc biệt là khi các biện pháp giảm khàn tiếng thông thường không có hiệu quả thì ba mẹ cần hết sức lưu ý. 


Ở người, 2 dây thanh âm kết hợp với luồng khí từ phổi đi lên để tạo ra giọng nói. Khi trẻ bị khàn tiếng tức là dây thanh âm có sự tổn thương, hoạt động không bình thường. Khi tình trạng này kéo dài mà không được kịp thời chữa trị sẽ có thể để lại tổn thương vĩnh viễn trên dây thanh, ảnh hưởng đến giọng nói khi trẻ trưởng thành. 


Khi thấy trẻ bị khàn tiếng dài ngày, ba mẹ nên xem xét các yếu tố liên quan đến môi trường và thói quen sinh hoạt của trẻ, như tăng độ ẩm trong nhà nếu không khí quá khô; tránh trẻ la hét, hát hò hoặc nói lớn; đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc; tránh bé tiếp xúc với môi trường độc hại như khói thuốc lá, khói bụi trong không khí,...


Khàn tiếng lâu ngày hoặc tái đi tái lại nhiều lần là dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản mãn tính. Khác với viêm thanh quản cấp, viêm thanh quản mãn tính rất khó chữa và thường không thể sử dụng kháng sinh mà thường phải dùng đến các loại thuốc đông y. 


Cách chữa khàn tiếng ở trẻ em

Hiện nay tây y chưa có thuốc đặc trị khản tiếng. Các thuốc tây y được sử dụng cho bệnh nhân khản tiếng là thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, có thời gian điều trị ngắn, mục tiêu là tập trung nhanh chứng viêm trong vài ngày hoặc 1 tuần. Nếu khản tiếng kéo dài lâu hơn, rất ít bác sĩ tiếp tục kê đơn kháng sinh bởi khi đó tác hại lớn hơn lợi ích. 


Ngay cả khi chứng khàn tiếng mới chỉ bắt đầu xuất hiện, ba mẹ cũng không nên cho trẻ dùng thuốc tây ngay mà nên bắt đầu bằng những biện pháp dân gian, sau đó là đông y. Sở dĩ như vậy bởi bệnh khàn tiếng là do trẻ em là đối tượng nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương do thuốc và để lại những hậu quả không mong muốn về lâu về dài, do đó điều trị cho trẻ luôn phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Thuốc tây y chữa khàn tiếng như kháng sinh, kháng viêm tập trung điều trị nhanh, mạnh nhưng đi kèm với đó tác dụng phụ cũng lớn. Ngược lại đông y sử dụng biện pháp ôn hòa, an toàn hơn, không những nuôi dưỡng để phục hồi tổn thương tại thanh quản, giảm khản tiếng mà còn hỗ trợ thiết lập lại sự cân bằng cho toàn bộ cơ thể. 


Một vị thuốc đông y được sử dụng để chữa viêm thanh quản mãn tính nhiều nhất là quả kha tử


Một vài cách chữa khàn tiếng ở trẻ em mà ba mẹ có thể tham khảo như:

Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C

Phần lớn nguyên nhân trẻ bị khản tiếng khi giao mùa là do cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh là do virus gây ra, kháng sinh không tiêu diệt được virus mà phải dựa vào sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy khi vừa thấy giọng nói của trẻ thay đổi, mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các sản phẩm chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng. 


Một số thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, dâu tây, dứa, chanh, thanh long, cà chua,... 

Súc miệng bằng nước muối

Khoang miệng của trẻ là môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ cần được vệ sinh răng miệng khi thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi. Hằng ngày, ngoài đánh răng cẩn thận, mẹ nên luyện cho bé thói quen súc miệng 2 lần sáng và tối bằng nước muối loãng để loại sạch vi khuẩn, tránh hôi miệng và viêm họng.

Dùng giá đỗ

Giá đỗ giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm và giảm khàn tiếng. Khi giọng bé bị khàn, mẹ hãy nghĩ ngay tới việc cho bé uống nước giá đỗ. Cách làm như sau:

  • Chọn 1-2 lạng giá đỗ tươi, rửa sạch, để ráo nước

  • Cho giá đỗ vào xay bằng máy xay sinh tố cùng với một chút muối

  • Dùng vải hoặc lưới lọc để lọc nước giá đỗ đã xay, loại bỏ bã 

  • Cho trẻ uống nước giá đỗ trong ngày, uống mỗi ngày 1-2 cốc cho đến khi hết khản tiếng

Dùng quả lê

Do tại nước ta quả lê không được trồng phổ biến nên rất nhiều người không biết tác dụng tuyệt vời của nó trong điều trị các chứng ho, khản tiếng ở trẻ. Quả lê có tính mát, giúp bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc, giảm viêm dây thanh quản và viêm họng. Mẹ hãy gọt vỏ, bỏ hạt lê, cắt thành từng miếng hạt lựu sau đó đem hấp với đường phèn. Bé nên ăn lê ngay khi còn ấm. 

Dùng lá hẹ khi giọng bé bị khàn

Lá hẹ cũng là một loại thảo dược chữa khàn tiếng dễ tìm và an toàn cho bé. Lá hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như saponin, odorin và sunfur giúp ức chế tụ cầu và một số vi sinh vật gây bệnh ở thanh quản. Ngoài ra nó cũng ức chế vi khuẩn gây mùi hôi miệng nên mẹ có thể kết hợp dùng cho những bé đang bị hôi miệng. 


Cách dễ nhất để dùng lá hẹ là thái nhỏ, trộn với trứng rán tạo thành món trứng rán lá hẹ thơm ngon. Một cách khác giúp khai thác được tối đa hoạt chất trong lá hẹ là hấp với mật ong:

  • Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào một chiếc bát nhỏ

  • Thêm mật ong ngập đến ½ lá 

  • Đậy kín bát, hấp cách thủy khoảng 15 phút đến khi lá hẹ chín mềm

  • Chắt lấy nước cho trẻ uống hàng ngày


Tìm hiểu thêm: 5 mẹo trị khản tiếng cho bé an toàn tại nhà 

Những cách trên rất an toàn tuy nhiên chỉ có hiệu quả tốt khi ba mẹ kiên trì cho bé sử dụng hằng ngày. Nếu ba mẹ không có thời gian, hoặc đã cho bé dùng từ 2-3 ngày mà bệnh khàn tiếng không đỡ, thì hãy áp dụng ngay cách dưới đây nhé! 


Mẹ hãy thử những biện pháp chữa khàn tiếng bên trên trước khi cho trẻ dùng thuốc nhé!

Cải thiện khản tiếng ở trẻ với viên uống CHILIDOL

Đa số các trường hợp khàn tiếng ở trẻ đều hết sau 2-3 ngày, tuy nhiên cũng có những bé khàn tiếng lâu hơn dù mẹ đã thử nhiều biện pháp. Đó chính là lúc CHILIDOL phát huy tác dụng.


Được chiết xuất từ kha tử và liên kiều - 2 thảo dược quý giúp phục hồi giọng nói, cùng với cát cánh giúp giảm ho, CHILIDOL giúp:

  • Giảm viêm thanh quản, viêm họng cho bé mỗi khi giao mùa

  • Phục hồi thanh quản đã bị tổn thương do viêm, từ đó chấm dứt khản tiếng 

  • Tăng sức đề kháng cho trẻ

  • Phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, khản tiếng



CHILIDOL được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên trên dây chuyền đạt chuẩn WHO-GMP, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ, điều này đã được nghiên cứu và kiểm chứng nên mẹ có thể yên tâm mua dùng cho bé nhé. Mẹ có trẻ bị khản tiếng khi giao mùa hãy để lại số điện thoại để được dược sĩ chuyên môn tư vấn nhé!  



Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất