Dược sĩ Bùi Thị Hường
Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ

Chuyên khoa: Dược

Cách trị viêm họng cho bé tại nhà không dùng kháng sinh

Ngày đăng: 22/01/2024

Viêm họng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, và việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm họng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu về cách trị viêm họng cho bé tại nhà mà không cần sử dụng kháng sinh trong bài viết sau nhé.

Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng

Viêm họng ở trẻ nhỏ thường do nhiễm virus như virus cúm. Tuy nhiên, viêm họng cũng có thể do các tác nhân khác như vi khuẩn hoặc kích ứng môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé bị viêm họng:

  • Nhiễm trùng virus: Các virus như cúm, vi rút hô hấp hoặc vi rút gây viêm mũi họng có thể lan từ mũi xuống phần cổ họng gây viêm

  • Nhiễm trùng vi khuẩn: Một số vi khuẩn như vi khuẩn streptococcus pyogenes có thể gây viêm họng. Viêm họng do vi khuẩn thường gây ra triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể cần sử dụng kháng sinh để điều trị.

  • Kích thích từ môi trường: Tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như hơi khí hóa chất, bụi, hút thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm có thể gây viêm họng cho bé.

  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó, khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus có khả năng bị viêm họng cao hơn người lớn.

  • Tiếp xúc với người bị nhiễm trùng: Viêm họng có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua giọt bắn khi người bị viêm họng ho hoặc hắt hơi. Người lớn bị viêm họng tiếp xúc gần gũi với trẻ như ôm hôn hoặc trẻ nhỏ lây cho nhau khi nô đùa là những con đường lây lan dễ nhất. 

  • Môi trường khô hanh: Khí hậu khô hanh ở miền Bắc nước ta khiến gia tăng số lượng các trường hợp trẻ em bị viêm họng. Trẻ nô đùa, la hét nhiều làm cổ họng bị khô cũng dẫn đến viêm họng. 

  • Tiếp xúc với chất kích ứng: Một số chất kích ứng như hóa chất trong hương liệu, mỹ phẩm của người lớn cũng có thể gây viêm và khó chịu họng của bé.

5 thảo dược trị viêm họng cho bé

Trị viêm họng cho trẻ em có một đặc thù, đó là nếu sử dụng các thảo dược dân gian thì phải ngon ngọt, dễ uống. Tình cờ mật ong và đường phèn không những có vị ngọt mà còn có tính sát khuẩn nên rất thường được sử dụng. Dưới đây là 5 cách trị viêm họng tại nhà cho bé bằng thảo dược tự nhiên. 

1- Quất hấp mật ong

Phương pháp điều trị viêm họng bằng cách sử dụng quất ngâm mật ong là một bài thuốc có từ lâu đời và đã được chứng minh là rất hiệu quả cho các trường hợp đau họng từ nhẹ đến vừa. Mẹ có thể yên tâm sử dụng theo công thức sau: 


Chuẩn bị khoảng 10 trái quất chín vừa, rửa sạch và cắt đôi, sau đó hấp cùng một chút mật ong hoặc đường phèn. Thành phẩm thu được sau đó cho bé uống 2-3 lần mỗi ngày trong khoảng 3-5 ngày để giúp giảm cơn ho, đau rát họng cho bé.

2- Lá xương sông hấp mật ong

Một phương pháp phổ biến được mẹ truyền tai nhau để giúp bé vượt qua viêm họng là sử dụng lá xương sông kết hợp với mật ong. Lá xương sông tươi được rửa sạch và thái nhỏ, sau đó hấp cùng mật ong khoảng 10 phút, nước hấp được lọc bỏ bã để cho bé uống 2 lần/ngày trong khoảng 5 ngày. Các triệu chứng đau rát họng, ho có đờm ở trẻ sẽ giảm rõ rệt. 

3- Lá hẹ hấp đường phèn

Ngoài lá xương sông và quất, lá hẹ cũng được sử dụng để chữa viêm họng cho trẻ. Lá hẹ có tính ấm, vị cay nhẹ và khả năng kháng khuẩn tốt, đặc biệt phù hợp cho bé dưới 1 tuổi. Mẹ có thể thử phương pháp này tương tự như lá xương sông hấp mật ong: Thái nhỏ lá hẹ, với một chút đường phèn và cho bé uống liên tục, đều đặn trong 2-3 ngày để có hiệu quả. 


Ngoài ra các bé bị ốm thường có biểu hiện hôi miệng do sức đề kháng ở trẻ giảm làm vi khuẩn tăng sinh trong miệng. Lá hẹ hấp mật ong hoặc lá hẹ xào trứng là món ăn giúp giảm hôi miệng ở trẻ rất tốt. 

4- Lá húng chanh hấp đường phèn

Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu, có khả năng kháng khuẩn và tiêu đờm cũng là một lựa chọn để làm thuốc trị viêm họng cho trẻ. Nhà ai có trẻ nhỏ cũng nên có một chậu cây húng chanh trong nhà hoặc trong vườn để đề phòng những lúc cần gấp. 


Sử dụng 15 lá húng chanh, 4 trái quất xanh và một chút đường phèn để hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Sau đó, lấy nước để cho bé uống đều đặn mỗi ngày. Phương pháp này phù hợp với cả trẻ bị viêm họng lẫn trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. 

5- Lê hấp đường phèn 

Theo đông y, quả lê có vị ngọt thanh, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu đờm, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng. Dưới đây là công thức để làm lê hấp đường phèn trị viêm họng cho bé:


Nguyên liệu:

  • 2 quả lê

  • 1,5 thìa súp đường phèn

  • 1 thìa súp kỷ tử

  • 6-8 quả táo Tàu khô

  • 1,5 cốc nước

Cách làm:

  • Rửa sạch lê, gọt vỏ và cắt thành lát mỏng hoặc thành quân cờ tùy thích.

  • Rửa sạch táo Tàu và kỷ tử để loại bỏ bụi bẩn.

  • Cho lê, táo Tàu, kỷ tử vào nồi và thêm nước và đường phèn. Nếu đường phèn có kích thước lớn, bạn có thể dùng chày để đập nhỏ đường.

  • Đun nồi trên lửa lớn cho đến khi nước sôi. Sau đó, giảm nhỏ lửa và canh chừng để nước không trào ra ngoài. Nấu trong khoảng 15-20 phút.

  • Đổ lê ra chén nhỏ để nguội. Bạn có thể cho bé ăn lê khi nó đã nguội hoặc lưu trữ trong ngăn mát và dùng dần trong vòng 1-2 ngày.

Giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát họng cho bé với viên uống CHILIDOL

CHILIDOL là sản phẩm viên uống được thiết kế đặc biệt để giúp giảm nhanh triệu chứng ho và đau rát họng cho bé. Với thành phần chủ yếu là các thảo dược tự nhiên, CHILIDOL không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả đáng kể.


Viên uống CHILIDOL chứa các thành phần như Kha tử (Chiêu liêu), hỗn hợp cao dược liệu bao gồm Liên kiều, Cát cánh, Xuyên khung, Cam thảo bắc. Sự kết hợp này giúp CHILIDOL có tác dụng chống viêm, giảm đau rát và sưng viêm hầu họng. Đồng thời, sản phẩm còn giúp làm loãng đờm và giảm khản tiếng, bảo vệ giọng nói trong sáng. Sản phẩm an toàn cho cả người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. 


Ra đời từ năm 2018 với một tên tuổi xa lạ chưa nhiều người biết đến, nhưng nhờ công dụng vừa hỗ trợ điều trị đau rát cổ họng, vừa giảm khàn tiếng mà đến nay viên uống CHILIDOL đã vươn lên top 1 ngành hàng, là sản phẩm được cha mẹ tin dùng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. 

Trị viêm họng cho bé cần lưu ý những điều sau

  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy đảm bảo rằng trẻ có thời gian nghỉ ngơi đủ để cơ thể hồi phục. Giấc ngủ đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng khó chịu khi đau họng.

  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước: Khuyến khích trẻ uống đủ nước để giúp làm mềm niêm mạc họng. Nước ấm, nước chanh hoặc sữa ấm có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trong họng.

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích ứng: Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất, bụi, chất gây dị ứng và các tác nhân kích ứng khác có thể làm bệnh viêm họng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy đảm bảo rằng không có người hút thuốc lá trong nhà gần trẻ.

  • Sử dụng máy tạo ẩm: Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt một bình nước trong phòng để tăng độ ẩm trong không khí. Điều này có thể giúp làm dịu niêm mạc họng khi trẻ bị viêm. 

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm và dễ nuốt: Đồ ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, hoặc thức uống ấm có thể giúp giảm cảm giác đau họng khi trẻ ăn. Tránh đồ khô cứng như bánh quy, ngũ cốc có thể kích thích chỗ đau trong họng. 

  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt không cần thiết: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt và đặc biệt là thuốc kháng sinh cho trẻ. 

  • Theo dõi triệu chứng: Theo dõi triệu chứng nhất là vào ban đêm của trẻ, như sốt, đau họng, khó chịu, hoặc khó thở. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.


Trẻ em cực kỳ hiếu động nhưng cũng rất dễ mắc bệnh khi giao mùa, ba mẹ hãy lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé! 

Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất