Đau họng kéo dài mãi không khỏi phải làm sao?

Đau họng kéo dài gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng công việc, cuộc sống. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, đau họng kéo dài mãi không khỏi phải làm sao? Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau họng kéo dài

Đau họng là tình trạng cổ họng nóng rát, đau nhức, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn. Thông thường, bệnh chỉ kéo dài khoảng 1 tuần tự biến mất khi niêm mạc họng được phục hồi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần, hoặc tái phát liên tục và điều trị mãi không khỏi thì tức là bệnh đã chuyển sang mạn tính.

Đau họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đau họng kéo dài thường dễ dàng khởi phát bởi những nguyên nhân sau:

Viêm họng mạn tính

Đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng đau họng dai dẳng mãi không khỏi, nguyên nhân do niêm mạc hầu họng tổn thương khiến khả năng chống chọi lại các tác nhân bên ngoài kém, chỉ cần thay đổi thời tiết hoặc nhiễm lạnh,... cũng có thể khiến đau họng xuất hiện trở lại.

Dị ứng

Đối với một số người có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với các protein lạ như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, hương liệu, nấm mốc,... chúng có thể khiến niêm mạc cổ họng trở nên sưng viêm, phù nề,... Đây là cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này, tình trạng đau họng sẽ tái phát liên tục, kèm theo đó là biểu hiện ho, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, khó thở,...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đây là một nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau họng kéo dài. Khi bị trào ngược dạ dày, thức ăn và acid dạ dày sẽ chảy ngược lên thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản. Kết quả là người bệnh xuất hiện chứng nóng rát cổ họng, khô và đau đớn. Nếu không kiểm soát tốt chứng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần khiến niêm mạc cổ họng tổn thương, gây đau họng kéo dài.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản - nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thói quen khạc, nhổ

Nhiều người có thói quen ho, khạc đờm thường xuyên. Mặc dù điều này có thể giúp giảm cảm giác ngứa, khó chịu cổ họng nhưng nếu thường xuyên khạc đờm, mao mạch cổ họng rất dễ bị tổn thương dẫn đến viêm họng mãi không khỏi.

Sức đề kháng kém

Nếu bạn bị viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì rất có thể nguyên nhân xuất phát từ hệ miễn dịch của chính cơ thể bạn. Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm kéo dài.

Hút thuốc lá

Khói thuốc lá là một nguyên nhân gây viêm họng, đau rát họng kéo dài. Tình trạng này có thể xảy ra ở người thường xuyên hút thuốc lá, hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá. Bởi các chất độc hại có trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc họng. Đây cũng là lý do khiến tình trạng viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, hen suyễn trở lên trầm trọng hơn.

Viêm amidan

Một trong số những triệu chứng điển hình của viêm amidan là đau rát họng, khản tiếng, nuốt nước bọt thấy đau, hôi miệng, amidan sưng viêm,... Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn khiến người bệnh đau họng kéo dài, tái phát nhiều lần.

Đau họng kéo dài có nguy hiểm không?

Người bệnh viêm họng thường có tâm lý chủ quan vì cho rằng đây là bệnh lý thường gặp, không gây biến chứng. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Khác với viêm họng cấp tính, đau họng kéo dài không chỉ gây vô vàn khó chịu mà còn có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

  • Áp xe vòm họng: Bệnh lý này xảy ra khi viêm họng kéo dài, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nặng, không thể tự khỏi. Đây là biến chứng nguy hiểm, cổ họng sưng viêm, phù nề lớn có thể gây chèn ép đường thở, ăn uống khó khăn,...

  • Ung thư vòm họng: Đau họng kéo dài khiến các tế bào niêm mạc họng tổn thương nặng nề và không thể hồi phục, một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư vòm họng, nguy cơ tử vong cao.

  • Biến chứng khác: Đau họng lâu ngày có thể kéo theo một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang, sưng hạch bạch huyết, đau cơ khớp,...

Bên cạnh đó, đau họng kéo dài còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng công việc hàng ngày, suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng cách là phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn kiểm soát triệu chứng viêm họng kéo dài cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khi nào đau họng kéo dài cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đau họng kéo dài quá 7 ngày mà các triệu chứng đau rát họng không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất. Bên cạnh đó, nếu đau họng đi kèm thêm các dấu hiệu bất thường sau đây, bạn cũng cần đi khám ngay lập tức:

  • Sốt cao trên 38 độ C

  • Đau rát cổ họng dữ dội khi nói to, nuốt thức ăn

  • Giọng nói khàn đặc kéo dài hơn 2 tuần, một số trường hợp mất tiếng hoàn toàn.

  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.

  • Sưng, nổi hạch, không thể quay đầu sang một bên.

  • Đờm có máu.

  • Đau tai, đau khớp, khó thở,... 

Cải thiện đau họng lâu ngày bằng cách nào?

Tùy theo triệu chứng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp nhất. Trong trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm họng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, kết hợp với thuốc giảm đau, chống viêm, chống dị ứng để cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng.

Việc tuân thủ điều trị là hết sức quan trọng để đạt hiệu quả tốt nhất, cũng như tránh gặp tác dụng không mong muốn. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể kết hợp với việc áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hương liệu, hóa chất độc hại,... nếu cơ địa nhạy cảm với tác nhân kể trên.

  • Ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để tránh gây tổn thương niêm mạc cổ họng khi bị đau họng kéo dài hoặc cổ họng đang trong thời gian hồi phục.

  • Vệ sinh răng miệng, mũi họng thường xuyên với nước muối sinh lý, điều này không chỉ giúp làm dịu niêm mạc họng mà còn tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, nước đá lạnh, và các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...

  • Bổ sung cho cơ thể đa dạng dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

  • Không tự ý sử dụng kháng sinh điều trị mỗi khi viêm họng, đôi khi kháng sinh không đem lại hiệu quả, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ tái phát cao.

  • Cung cấp cho cơ thể từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để cổ họng không còn cảm giác khô rát, khó chịu. Nên uống nước ấm, trà ấm thay vì nước đá lạnh.

  • Bảo vệ đường thở khi đến môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,...

  • Không nằm điều hòa nhiệt độ quá thấp, giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng khi trời trở lạnh.

Kha tử - Phương pháp y học cổ truyền chữa đau họng kéo dài!

Lo ngại về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây, đồng thời mong muốn cải thiện tình trạng đau họng hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát, nhiều người bệnh đã tìm đến các giải pháp từ thảo dược tự nhiên. Trong số đó, ông cha ta đã dùng quả Kha tử (Chiêu liêu) trong các bài thuốc chữa đau rát họng, khản tiếng kéo dài từ hàng ngàn năm nay.

Theo y học cổ truyền, quả Kha tử có vị cay đắng, tính ôn, có tác dụng liễm phế chỉ khái, sáp tràng chỉ tả. Thường dùng chữa ho mất tiếng, đau rát cổ họng, trừ đờm,...

Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, Kha tử có chứa đến 51,3% tanin, mang đến tác dụng giảm ho, chống viêm kháng khuẩn, kháng virus,... Trong đó, tác dụng giảm ho của Polysaccharide Kha tử được chứng minh cao hơn cả tác dụng của Codein.

Khi bị đau rát cổ họng kéo dài, bạn có thể sử dụng quả Kha tử để cải thiện nhanh chóng tình trạng này bằng cách:

- Ngậm quả Kha tử: Bóc lớp vỏ ngoài quả kha tử, bỏ hạt, phần thịt quả kha tử đem ngậm trong miệng, nuốt từ từ lấy nước cốt đến hết chất chát. Có thể kết hợp với một ít muối trắng để dễ ngậm hơn.

- Sắc uống Kha tử: Chuẩn bị 8g thịt quả kha tử khô, 6g cam thảo và 10g cát cánh. Đem rửa sạch, sắc lấy nước uống. Chia làm 3 phần uống trong ngày, kiên trì thực hiện đến khi tình trạng viêm họng giảm hẳn.

- Quả kha tử ngâm mật ong: Mỗi nhà có thể trữ sẵn một hũ kha tử ngâm mật ong trong nhà để dùng mỗi khi cảm thấy đau rát cổ họng, khản tiếng. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Chilidol - Giải pháp ưu việt “chấm dứt” đau họng kéo dài!

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, phương pháp chữa đau họng bằng quả Kha tử không còn được áp dụng rộng rãi do nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng khan hiếm, cách sử dụng bất tiện, tốn thời gian. Hiểu được những khó khăn khi sử dụng quả kha tử, Dược Minh Phúc đã nghiên cứu và phát triển thành công Chilidol - viên ngậm uống 2 trong 1 với thành phần chính là quả Kha tử!

Trong mỗi viên nén Chilidol, Kha tử chiếm hàm lượng 300mg, kết hợp với các dược liệu khác như Liên kiều, Xuyên khung, Cát cánh và Cam thảo bắc giúp làm giảm đau rát họng hiệu quả và bảo vệ giọng nói trong sáng!

Điều đặc biệt của Chilidol là có thể vừa ngậm vừa uống. Khi ngậm, dược chất thấm từ từ qua hầu họng cho tác dụng tại chỗ nhanh chóng. Khi uống, Chilidol cho tác dụng lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, Chilidol không gây bất kỳ tác dụng phụ nào kể cả khi sử dụng lâu dài. Suốt quãng thời gian phát triển, Chilidol đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng của người dùng từ MC, diễn viên, ca sĩ, giáo viên, nhân viên tư vấn,...


Mua Chilidol chính hãng ở đâu?

- Mua trực tiếp tại các hiệu thuốc (để lại SĐT để biết nhà thuốc nào ở gần bạn đang có sẵn Chilidol)

- Đặt hàng trực tiếp trên website này bằng cách để lại tên và SĐT, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn đảm bảo hàng chuẩn 100%

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Nhận tư vấn miễn phí
*Bạn muốn nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia?
*Vui lòng đăng ký tại form dưới đây, mọi thông tin của sản phẩm sẽ được chuyên gia giải đáp một cách cụ thể trong thời gian sớm nhất