Tại Việt Nam, có tới 7 triệu người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa mà ta rất dễ gặp phải trong cuộc sống ngày nay. Hiện tượng này xảy ra khi dịch acid trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, khó nuốt,...
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra với bất kỳ ai
Bệnh tiến triển theo nhiều cấp độ khác nhau. Tùy theo mức độ tổn thương ở từng bệnh nhân, người ta chia trào ngược dạ dày theo 5 cấp độ:
Độ 0: Xảy ra với tần suất nhỏ, chưa tác động nhiều đến thực quản.
Độ A: Niêm mạc thực quản tổn thương mức độ nhẹ, bệnh được phát hiện chủ yếu ở giai đoạn này.
Độ B: Niêm mạc thực quản hoặc dạ dày có biểu hiện viêm nhiễm, xuất hiện vết trợt (dài >5mm) rải rác hoặc tập trung thành từng đám.
Độ C: Lúc này, màu sắc tế bào lót thực quản có sự thay đổi, thậm chí là cả thành phần tế bào, vết trợt loét to hơn và tập trung thành từng đám lớn.
Độ D: Là cấp độ nguy hiểm nhất, vết sẹo và loét sâu hình thành gây tổn thương rộng, nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản là rất cao.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là do bất thường về thực quản và vấn đề về dạ dày.
Do bất thường từ thực quản
Khi nuốt, cơ vòng thực quản dưới sẽ giãn để thức ăn được đưa xuống dạ dày, sau đó cơ vòng đóng lại để ngăn thức ăn không chảy ngược lên thực quản. Bất kỳ nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ nào khiến cơ vòng không hoạt động như bình thường hoặc bị tổn thương, dịch vị acid dạ dày, có thể là cả thức ăn trào ngược lên trên thực quản.
Cơ vòng thực quản suy yếu dẫn đến trào ngược acid lên thực quản
Một số yếu tố gây suy yếu cơ vòng thực quản có thể kể đến như:
Một số thuốc huyết áp như Aspirin, Glucagon,... gây ra tác dụng phụ là trào ngược dạ dày thực quản.
Dùng cà phê, thuốc lá, rượu bia,... quá nhiều.
Tổn thương tại thực quản, nhiễm trùng thực quản, hệ thần kinh phó giao cảm tại thực quản.
Thoát vị cơ hoành, cơ hoành và cơ vòng thực quản không hoạt động thống nhất tạo điều kiện cho acid dịch vị trào ngược lên thực quản.
Do vấn đề ở dạ dày
Bệnh lý liên quan đến dạ dày như ung thư dạ dày, đau dạ dày, hẹp môn vị, viêm loét dạ dày,... khiến thức ăn tiêu hóa kém, tồn tại lâu trong dạ dày, dạ dày không đủ sức chứa dẫn đến trào ngược.
Các yếu tố rủi ro khác
Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến thực quản và dạ dày, GERD có thể khởi phát bởi một số yếu tố nguy cơ như:
Béo phì, thừa cân: Do gây ra một áp lực lớn lên vùng bụng và cơ vòng thực quản dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao.
Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn khuya, ăn nhiều bữa, sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu như nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, ăn cam chanh khi đói,...
Bệnh hô hấp: Ho lâu ngày, hắt hơi liên tục gây áp lực lớn lên ổ bụng, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh lý khác: Rối loạn mô liên kết, xơ cứng bì, chứng chậm làm rỗng dạ dày,...
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày điển hình bởi các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Người bị trào ngược dạ dày thường xuất hiện chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Đây là triệu chứng đầu tiên người bệnh gặp phải. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua có thể xảy ra ngay sau khi ăn quá no, hoặc đầy bụng khó tiêu. Đôi khi, tình trạng này còn xảy ra khi nằm ngủ, nhất là vào ban đêm, tần suất càng lớn. Người bệnh thường cảm thấy nóng rát vùng thực quản, để lại vị chua trong miệng (do acid dạ dày) và cổ họng vô cùng khó chịu.
Buồn nôn và nôn
Dịch vị acid trào lên thực quản kích thích cổ họng gây cảm giác khó chịu và buồn nôn. Ngoài ra, thức ăn có thể theo dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và gây nôn ói. Những người mắc chứng bệnh này rất dễ nôn khi ốm nghén, say nóng, say tàu xe,...
Đau tức thượng vị
Đau tức thượng vị cũng là triệu chứng thường xảy ra khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do acid trong dịch vị khi trào ngược lên thực quản sẽ kích thích dây thần kinh chạy qua vùng này. Cảm giác đau tức vùng ngực có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý tim mạch.
Ăn không ngon, khó nuốt
Trào ngược thường xuyên khiến trong miệng luôn có cảm giác chua, đắng, ăn không ngon. Bên cạnh đó, acid gây sưng viêm, tổn thương thực quản sẽ khiến người bệnh có cảm giác vướng, khó nuốt,... lâu ngày dẫn đến chán ăn, sụt cân.
Ho, viêm họng, khản tiếng
Trào ngược dạ dày có thể gây ho, khản tiếng
Hiện tượng acid trào ngược không chỉ gây tổn thương thực quản mà còn có thể khiến niêm mạc cổ họng tổn thương, viêm nhiễm dây thanh âm, từ đó dẫn đến ho, khản tiếng,...
Xem thêm: Tổng quan khản tiếng và cách điều trị
Trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm không?
Theo thời gian, nếu trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:
Hẹp thực quản
Thực quản tổn thương trong một thời gian dài, liên tục phù nề, trợt loét dẫn đến hẹp thực quản. Tình trạng này thường khiến bệnh nhân cảm thấy đau khi nuốt, tức ngực, đau phía sau xương ức gây buồn nôn và nôn.
Vấn đề đường hô hấp
Như đã giải thích ở trên, trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến một số vấn đề đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi,... Do bệnh kéo dài thường xuyên nên dễ tiến triển thành mãn tính. Kể cả khi bạn đã điều trị khỏi trào ngược dạ dày thực quản nhưng tình trạng ho, khản tiếng, nghẹt mũi,... vẫn tiếp diễn.
Xem thêm: Tổng quan viêm thanh quản - Nguyên nhân và cách điều trị!
Barrett thực quản
Barrett thực quản hay còn gọi là tiền ung thư thực quản. Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc thực quản biến đổi, chúng được thay thế bằng các tế bào tương tự niêm mạc ruột. Mặc dù đây là biến chứng hiếm gặp nhưng khi nó xảy ra, nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản là rất cao.
Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày thực quản, đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường rất đau đớn khu vực thực quản, thậm chí chảy máu, nôn ra máu, sụt cân trầm trọng, da sạm và nhiều nếp nhăn. Đáng lo ngại rằng hiện nay, ung thư thực quản thường không được phát hiện sớm nên tỷ lệ sống trên 3 năm là rất thấp (5%).
Ung thư thực quản là biến chứng vô cùng nguy hiểm
Khi nào trào ngược dạ dày thực quản cần đi gặp bác sĩ?
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
Đau tức ngực, kèm theo khó thở, đau hàm hoặc cánh tay.
Triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hoặc diễn ra thường xuyên hơn.
Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và thực hiện một số xét nghiệm liên quan để xác định chính xác trào ngược dạ dày thực quản. Các xét nghiệm bao gồm:
Nội soi đại tràng: Giúp bác sĩ quan sát trực tiếp thực quản và dạ dày nhờ đèn và camera của ống dẫn (ống nội soi) được luồn qua cổ họng. Mặc dù nội soi có thể không thấy hiện tượng trào ngược nhưng nó sẽ giúp phát hiện tình trạng viêm thực quản cũng như các biến chứng khác.
Chụp X-quang đường tiêu hóa trên: X-quang được thực hiện giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh thực quản và dạ dày, phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những người gặp khó khăn khi nuốt.
Đo trương lực cơ thực quản: Phương pháp đo sự co thắt nhịp nhàng của thực quản khi thực hiện động tác nuốt giúp bác sĩ đánh giá được trương lực cơ thực quản, phương pháp này thường được thực hiện ở bệnh nhân khó nuốt.
Đo PH thực quản: Thường áp dụng với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày nhằm theo dõi kiểm soát bệnh.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
Sau khi có chẩn đoán xác định trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất tùy theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Dưới đây là các biện pháp có thể được áp dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay:
Biện pháp không dùng thuốc
Điều chỉnh cân nặng về mức an toàn
Biện pháp không dùng thuốc được áp dụng cho trường hợp trào ngược dạ dày thực quản giai đoạn nhẹ, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe hay xảy ra các biến chứng bất thường. Bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống, vận động, tình trạng bệnh sẽ sớm được cải thiện.
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế áp lực lên vùng bụng.
Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ muối chua, thức uống có gas, cồn, bỏ thuốc lá,...
Không ăn khuya, ăn đúng bữa, tránh bỏ bữa, khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Bổ sung rau xanh và các loại hoa quả, ngũ cốc và các thực phẩm dễ tiêu hóa khác.
Nên kê cao gối khoảng 10-15cm khi ngủ, nên nằm nghiêng bên trái để giảm cảm giác khó chịu, hạn chế trào ngược.
Duy trì thói quen tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng, đồng thời tránh các bài tập tạo nhiều áp lực lên vùng bụng.
Dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng thuốc làm giảm acid dạ dày
Trường hợp trào ngược dạ dày thực quản gây viêm, trợt loét thực quản khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó nuốt, ăn uống khó khăn,... bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc sau:
Thuốc trung hòa acid dạ dày: Mylanta, Rolaids,... có thể được chỉ định nhằm giảm đau nhanh chóng, tránh acid dạ dày gây tổn thương thực quản.
Thuốc giảm tiết acid dạ dày: Nhóm thuốc chẹn histamin H2 như Cimetidin, Famotidin, Nizatidin,... có tác dụng làm giảm sản xuất acid trong tối đa 12 giờ. Qua đó giúp giảm đau lâu dài cho bệnh nhân.
Thuốc ngăn chặn sản xuất acid: Thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole,... có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày mạnh hơn nhóm kháng H2, cho phép các mô thực quản tổn thương có thời gian hồi phục.
Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản cũng như ngăn ngừa tác dụng không mong muốn của thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều dùng và thời điểm dùng trong ngày.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được cân nhắc thực hiện khi trào ngược ở giai đoạn nặng
Nếu không thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Nissen fundoplication:
Bác sĩ sẽ thực hiện quấn phần trên của dạ dày xung quanh cơ vòng thực quản dưới, qua đó giúp thắt chặt cơ và ngăn cản tình trạng trào ngược, để hạn chế tổn thương, phương pháp này thường được tiến hành bằng phương pháp ít xâm lấn (nội soi).
Cấy LINX:
LINX là thiết bị có một vòng gồm các hạt từ tính. Vòng LINX được quấn xung quanh phần tiếp giáp dạ dày và thực quản. Lực hút từ tình giữa các hạt đủ mạnh để ngăn chặn trào ngược nhưng cũng vẫn đủ yếu để cho thức ăn đi qua.
TIF:
Bác sĩ sẽ sử dụng dây buộc bằng polypropylene quấn quanh thực quản dưới nhằm thắt chặt cơ vòng thực quản. Thủ thuật này có thể thực hiện bằng kỹ thuật nội soi để hạn chế xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh.
Mặc dù phẫu thuật giúp giảm triệu chứng đau rát, khó nuốt một cách nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình trạng trào ngược vẫn có thể tái phát sau phẫu thuật.
Câu hỏi thường gặp về trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày có lây không?
Trào ngược có lây từ người này sang người khác không?
Trả lời: Trên thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh trào ngược dạ dày có thể lây từ người này sang người khác. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh là do thói quen ăn uống, sử dụng rượu bia, béo phì,...
Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày do bệnh lý liên quan đến vi khuẩn H.pylori (HP), vi khuẩn có thể lây từ người này sang người khác thông qua ăn uống, dùng chung vật dụng cá nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường rất hiếm gặp.
Trào ngược dạ dày có thể tự khỏi được không?
Trả lời: Câu trả lời là trào ngược dạ dày thực quản không thể tự khỏi, kể cả khi phát hiện từ giai đoạn sớm (cấp 0) nếu không áp dụng các biện pháp cải thiện kịp thời. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị từ sớm, bệnh rất dễ tiến triển nặng hơn gây nhiều biến chứng phức tạp như hẹp thực quản, viêm thực quản, barrett thực quản,... thậm chí là ung thư thực quản rất nguy hiểm.
Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi dứt điểm được không?
Trả lời: Trào ngược dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh áp dụng đúng các phương pháp điều trị. Đồng thời, người bệnh cần nghiêm túc điều chỉnh thói quen, lối sống để kiểm soát tình trạng trào ngược, ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trào ngược dạ dày thực quản bao lâu thì khỏi?
Trả lời: Đây là băn khoăn của rất nhiều người bệnh khi mắc phải chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trên thực tế, thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của tổn thương niêm mạc dạ dày - thực quản cũng như cơ địa của bệnh nhân. Trào ngược dạ dày ở giai đoạn càng nặng, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trả lời: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, các chuyên gia y tế khuyên rằng, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Bánh mì, bột yến mạch: Giúp giảm lượng acid dạ dày hiệu quả từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
Rau củ quả tươi: Giúp bổ sung vitamin khoáng chất giúp cơ thể nâng cao đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương niêm mạc thực quản.
Nghệ, gừng: Bổ sung nghệ gừng chế biến thành các món ăn hàng ngày sẽ giúp giảm sưng viêm thực quản, từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương tế bào.
Các loại cá: Cá chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà lại ít chất béo, acid. Vì vậy, người bệnh trào ngược dạ dày không nên bỏ qua cá trong thực đơn hàng ngày.
Sữa chua: Đây là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Với thành phần là các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng trào ngược, tuy nhiên không nên ăn lúc đói.
Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?
Trả lời: Bên cạnh những thực phẩm người bệnh nên bổ sung, một số nhóm thực phẩm nên tránh có thể kể đến như:
Trái cây họ cam: Mặc dù rau củ quả tươi rất tốt nhưng đối với người bệnh trào ngược, những trái cây họ cam quýt có lượng acid cao khiến bệnh dễ tái phát hơn.
Thực phẩm cay nóng: Có thể gây kích ứng thực quản làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Vì chúng sẽ kích thích cơ vòng thực quản giãn ra dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày gây khản tiếng có nguy hiểm không?
Khản tiếng do trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Trả lời: Như đã giải thích ở trên, acid từ dạ dày có thể trào ngược lên gây tổn thương dây thanh âm dẫn đến khản tiếng kéo dài.
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần điều trị khỏi trào ngược dạ dày thực quản là khàn tiếng sẽ biến mất. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Thực tế là, khi dây thanh quản bị tổn thương sẽ rất khó hồi phục, vì vậy tình trạng khàn tiếng vẫn có thể kéo dài và trở thành mạn tính kể cả khi đã điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản.
Thêm vào đó, nếu tình trạng trào ngược dạ dày tiếp tục diễn ra, thanh quản bị tổn thương nặng nề có thể dẫn đến mất tiếng, người bệnh phải dùng giấy bút giao tiếp với người xung quanh, gây khó khăn trong giao tiếp, đối mặt với nguy cơ mất việc, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Chilidol - giảm khản tiếng, mất tiếng do trào ngược dạ dày thực quản!
Hiểu được nỗi lo của người bệnh, Dược Minh Phúc mang đến giải pháp cải thiện tình trạng khàn tiếng, mất tiếng do trào ngược dạ dày hiệu quả từ thảo dược tự nhiên, đó là Chilidol - thành phần chính là quả Kha tử!
Chilidol - bảo vệ giọng nói trong sáng!
Quả Kha tử được biết đến là dược liệu hàng đầu trong việc cải thiện chứng ho, viêm thanh quản, khản tiếng. Tác dụng này đã được chứng minh lâm sàng cũng như ghi chép trong rất nhiều sách y học cổ truyền. Sự kết hợp của Kha tử và Liên kiều trong Chilidol cho tác dụng tại đích dây thanh quản tổn thương, giải quyết tận gốc rễ vấn đề khản tiếng, giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói trong sáng.
Ngoài ra, Chilidol còn bổ sung Cát cánh, Xuyên khung và Cam thảo bắc giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, dẫn thuốc đến tận các mao mạch nhỏ, sâu bên trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa khản tiếng tái phát.
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, Chilidol không gây bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng lâu dài. Rất nhiều người bị khản tiếng do trào ngược dạ dày thực quản đã sử dụng và cho phản hồi tích cực!
Mua Chilidol chính hãng ở đâu?
- Mua trực tiếp tại các hiệu thuốc (để lại SĐT để biết nhà thuốc nào ở gần bạn đang có sẵn Chilidol)
- Đặt hàng trực tiếp trên website này bằng cách để lại tên và SĐT, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn đảm bảo hàng chuẩn 100%
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Tài liệu tham khảo: