Chúng ta ai cũng đã từng bị ho khan, ho gió ít nhất một lần trong đời. Tình trạng ho khan kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống cũng như giao tiếp hàng ngày. Vậy, ho khan uống thuốc gì nhanh khỏi nhất? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây!
Các nhóm thuốc trị ho khan được bác sĩ kê đơn
Ho khan là phản xạ xảy ra thường xuyên của hệ hô hấp nhằm phản ứng lại khi xuất hiện các tác nhân gây cản trở đường thở như vi khuẩn virus, phấn hoa, khói bụi, lông động vật,... Tuy nhiên, trong một số trường hợp ho khan còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sâu bên trong cơ thể.
Xem thêm: Ho khan là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ho khan kéo dài dai dẳng gây không ít phiền toái cho người mắc bệnh. Ho khan lâu ngày khiến người bệnh mệt mỏi, cản trở hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, hầu hết người bệnh ho khan đều tìm đến các biện pháp điều trị y tế nhằm cắt cơn ho khan, giảm cảm giác khó chịu.
Sau khi thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số nhóm thuốc được bác sĩ kê đơn:
Thuốc giảm ho ngoại biên
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự nhạy cảm của các thụ thể gây ra phản xạ ho tại đường hô hấp. Một số thuốc như Glycerol, siro đường mía,... có tác dụng bảo vệ và bao bọc các receptor kích thích phản xạ ho ở hầu họng. Một số nhóm khác có tác dụng làm tê ngọn dây thần kinh dẫn đến phản xạ ho như Benzonatate, menthol (bạc hà), lidocain,...
Thuốc giảm ho trung ương
Khác với nhóm giảm ho ngoại biên, nhóm thuốc giảm ho trung ương ức chế trực tiếp lên trung tâm ho ở hành tủy. Nó giúp làm tăng ngưỡng kích thích của trung tâm ho. Ngoài ra nhóm này còn có tác dụng an thần, ức chế trung tâm hô hấp mức độ nhẹ.
Thuốc giảm ho gây nghiện: Codein là thuốc được bác sĩ chỉ định khá phổ biến trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ kèm theo các chứng đau nhẹ và vừa. Tuy nhiên, Codein lại làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.
Thuốc giảm ho không gây nghiện: Là đồng phân của Morphin nhưng không tác dụng lên các thụ thể của Morphin nên không gây nghiện, ít tác dụng an thần và không giảm đau. Một số thuốc giảm ho thuộc nhóm này có thể kể đến như Dextromethorphan, Noscapin,...
Thuốc kháng Histamin
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế giải phóng histamin từ đó làm giảm lượng dịch tiết, giảm tắc nghẽn đường thở, thường được chỉ định trong trường hợp ho khan do dị ứng, kích thích niêm mạc hô hấp, đặc biệt là ho khan về đêm.
Một số thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể kể đến là Alimemazin, Diphenhydramin, Clorpheniramin,... Tuy nhiên, nhóm này có tác dụng an thần nên gây buồn ngủ, người bệnh nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm dạng men như Alphachymotrypsin được chỉ định khá phổ biến trong trường hợp ho khan. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm tại chỗ, giảm đau rát họng,...
Lưu ý: Dùng thuốc Tây trị ho khan có tác dụng cắt cơn ho nhanh chóng tuy nhiên nó chỉ giải quyết triệu chứng bệnh tức thời không giải quyết gốc rễ gây bệnh, mầm bệnh trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh sôi và phát triển khiến ho khan tái đi tái lại nhiều lần. Việc lạm dụng thuốc Tây dài ngày có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn,... Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng để tránh gặp các tác dụng không mong muốn.
Phương pháp trị ho khan ngứa cổ bằng thuốc nam - kha tử!
Trên thực tế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc tây bác sĩ kê đơn trong một thời gian nhất định, không khuyến khích sử dụng kéo dài do lo ngại về tác dụng phụ, dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, tái đi tái lại nhiều lần. Nếu đang gặp tình trạng ho khan kéo dài, điều trị mãi không khỏi, bạn có thể tìm đến giải pháp từ thảo dược tự nhiên.
Trong đó, các bài thuốc nam mặc dù tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y nhưng người bệnh có thể an tâm sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Một trong những bài thuốc được ông cha ta lưu truyền lại từ lâu đời đó là quả kha tử.
Quả kha tử đã được biết đến từ 2000 năm trước đây. Theo y học cổ truyền, đây là vị thảo dược có tính ấm, vị đắng chát, tác dụng bổ phế, thu liễm, thường dùng trong các trường hợp ho, khản tiếng, viêm họng. Tác dụng này của Kha tử được đánh giá là cao hơn bất kỳ loại thảo dược nào khác.
Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, quả kha tử có chứa đến 51,3% tanin, polysaccharide, alloyl, chebutin,... có tác dụng giảm ho, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt, thành phần polysaccharide trong kha tử được chứng minh có tác dụng giảm ho cao hơn codein. Phản xạ ho giảm rõ rệt sau 30 phút sau khi uống dịch chiết quả kha tử.
Vì vậy, khi bị ho khan kéo dài, bạn có thể sử dụng quả kha tử bằng cách ngậm trực tiếp 1-2 quả kha tử trong miệng, nuốt từ từ lấy nước cốt. Ngày thực hiện 3-4 lần, kiên trì thực hiện đến khi tình trạng ho khan thuyên giảm. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng kha tử sắc lấy nước uống hoặc dùng kha tử ngâm mật ong.
Xem ngay cách ngâm kha tử mật ong đơn giản tại nhà:
Chilidol - giải pháp chữa ho khan hiệu quả, an toàn!
Mặc dù quả kha tử đem lại hiệu quả tốt trong cải thiện tình trạng ho khan nhưng hiện nay sử dụng quả kha tử không còn được sử dụng phổ biến. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng khan hiếm, ngậm trực tiếp dược liệu thô dược chất tiết ra ít, hiệu quả chậm. Vì vậy, ngày này, người ta ưu tiên các viên uống, viên ngậm được chế biến từ quả kha tử. Trong số đó, Chilidol - viên ngậm uống 2 trong 1 đang được rất nhiều chuyên gia cũng như người bệnh tin dùng!
Chilidol với thành phần chính là bột quả kha tử khô, hàm lượng trong mỗi viên lên đến 350mg. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm các dược liệu quý khác như Liên kiều, Cát cánh, Xuyên khung, Cam thảo bắc giúp tăng cường tác dụng lên gấp nhiều lần.
Liên kiều: Có tác dụng như một kháng sinh thực vật, tiêu diệt vi khuẩn virus gây bệnh, hiệp đồng tăng cường tác dụng với kha tử tại đích hầu họng tổn thương.
Cát cánh: Chứa Saponin có tác dụng giảm ho, bài nùng, tiêu mủ, hỗ trợ giảm ho khan, ho đờm rất tốt.
Xuyên khung: Thúc đẩy lưu thông khí huyết, thúc đẩy hồi phục tổn thương từ bên trong.
Cam thảo bắc: Có vị ngọt thanh lấn át vị đắng chát của Kha tử, đồng thời làm dịu niêm mạc cổ họng, giảm đau rát, ho khan ngứa cổ.
Điểm khác biệt của Chilidol là có thể vừa ngậm vừa uống. Kết hợp cả 2 cách dùng sẽ cho hiệu quả tối ưu nhất. Khi ngậm dược chất thấm trực tiếp qua niêm mạc hầu họng tổn thương, cho tác dụng tại chỗ nhanh chóng. Mặt khác, khi uống dược chất được đưa đến các cơ quan bên trong cơ thể, giải quyết vấn đề từ bên trong, ngăn ngừa tình trạng ho khan tái phát trở lại.
Chilidol đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia hàng đầu. Trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên kênh VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam, Tiến sĩ Lương Y Nguyễn Hoàng đã phân tích rất kỹ về thành phần của Chilidol:
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi “ho khan uống thuốc gì cho nhanh khỏi?”. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về Chilidol, hãy gọi ngay đến số hotline 0868 093 693 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://pubmed-ncbi-nlm-nih-gov.translate.goog/24490443/
https://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/cough-syrup-cough-medicine
https://patient.info/chest-lungs/cough-leaflet/cough-medicines